Những gợi ý từ bối cảnh của Việt Nam

Một phần của tài liệu 20201228-EPR-Scheme-Assessment-Report-_-VIE (Trang 58 - 60)

4 Cấu trúc hệ thống Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR)

4.2 Những gợi ý từ bối cảnh của Việt Nam

Để xây dựng một cấu trúc hệ thống hợp lý và phù hợp với bối cảnh của Việt Nam, một số yếu tố

quan trọng cần được xem xét.

Đảm bảo trách nhiệm rõ ràng trong Chính phủ

Nhưđã đề cập ở trên (chương 2.1.1.2), nhiều bộ, ban ngành cấp quốc gia, cấp tỉnh, và địa phương thuộc Chính phủ tham gia vào lĩnh vực quản lý và tái chế của Việt Nam, dẫn đến một khung thể

chế rất phức tạp. Những trách nhiệm này thường được dàn trải giữa các bộ, kéo theo sự chồng chéo trong một số trường hợp. Để vận hành các hệ thống EPR thì không thể thiếu việc phân công chính xác vai trò và trách nhiệm của tất cả các bên liên quan nhằm đảm bảo rằng không có những lỗ hổng gây cản trở hoặc thậm chí ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình vận hành. Do tầm quan trọng của các bên liên quan trong việc thiết lập cấu trúc hệ thống, mang lại tính hợp pháp cũng như công tác giám sát/thực thi của EPR, chính vì vậy, đảm bảo trách nhiệm rõ ràng trong Chính phủ là yếu tố quyết định

Với Luật mới được đang dự thảo được xem là cơ sở pháp lý, thì điều quan trọng là phải xây dựng một nền tảng trong đó có trách nhiệm được xác định rõ ràng nhằm đảm bảo thực hiện hiệu quả

trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam.

Sự tham gia tích cực của Chính phủ trong công tác quản lý chất thải

Tại Việt Nam, các bên liên quan thuộc khu vực nhà nước ở cấp quốc gia, cấp tỉnh và địa phương

đang tham gia tích cực vào công tác quản lý chất thải (chương Error! Reference source not found.). Chính vì vậy, Chính phủ sẽ dành sự quan tâm và tham gia vào cấu trúc hệ

thống, vận hành, và giám sát/thực thi – không giống nhưở những quốc gia khác có các cơ

chế EPR được triển khai, trong đó vai trò của Chính phủ thường là thiết lập khung pháp lý và giám sát/thực thi.

Bao gồm các bên liên quan thuộc khu vực tư nhân và các sáng kiến hiện có

Nhưđã mô tả trước đó, việc khuyến khích khối công nghiệp tư nhân chủđộng chịu trách nhiệm trong hệ thống EPR là rất quan trọng để vận hành thành công. Do các hành động và sáng kiến hướng tới quản lý chất thải hiệu quả hơn cũng đã được các bên liên quan thuộc khu vực tư nhân khởi xướng, chính vì vậy quá trình thực hiện nên có sự tham gia của lực lượng này, khi có thể. Điều này cần có được sựđồng thuận của cả hai bên.

Ví dụ nổi bật nhất là sự tham gia của doanh nghiệp tại Việt Nam là một số công ty đa quốc gia đã hợp tác thành lập một tổ chức nhằm thúc đẩy hoạt động thu gom và tái chế bao bì cũng như vận

động cho một hệ thống EPR bắt buộc. Tổ chức này có tên gọi là “PRO Việt Nam” – viết tắt của Liên minh tái chế bao bì Việt Nam (chương 2.1.2.6). Tổ chức này được thành lập vào giữa tháng 6 năm 2019 và nhận được sựủng hộ từ phía Chính phủ.

Phác thảo cấu trúc hệ thống theo Luật BVMT sửa đổi

Cơ chếđược nêu trong Luật BVMT sửa đổi (trích từ Dự thảo tháng 6 năm 2020) hình dung kết cấu của EPR (áp dụng không phân biệt dòng chất thải được bao gồm trong hệ thống EPR) như

sau (Hình 17):

Hình 17: Mô hình hệ thống EPR theo LEP dự thảo [MONRE, 2020]

1. Trách nhiệm cá nhân thông qua công tác tái chế do công ty tự thực hiện (hoặc tự thực hiện bởi chính doanh nghiệp sản xuất hoặc trực tiếp hợp đồng với một đơn vị quản lý chất thải) 2. Trách nhiệm tập thể thông qua PRO do khối doanh nghiệp lãnh đạo, ký hợp đồng dịch vụ

quản lý chất thải

3. Trả một khoản phí đóng góp vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam (VEPF, vai trò chính của VEPF được mô tả tại chương 2.1.1.1)

Theo mô hình này, vai trò của MONRE là:

› Đặt ra tỷ lệ tái chế, phí và tiêu chuẩn

› Theo dõi (để xác minh) các nhà sản xuất về số lượng báo cáo đưa ra thị trường

› Theo dõi (để xác minh) khối lượng tái chếđược báo cáo từ hệ thống cá nhân và tập thể

› Kiểm tra và giám sát (kiểm soát) VEPF,

trong khi vai trò của PRO do khối doanh nghiệp lãnh đạo là:

› Hợp đồng với các công ty tái chế

› Báo cáo kết quả tái chế

Không có sự liên kết hoặc tương tác giữa VEPF VÀ PRO được xác định.

Luật BVMT là khung pháp lý chung cho EPR ở Việt Nam. Các quy định cho từng dòng chất thải cụ thể, chẳng hạn như EPR đối với rác thải bao bì, có thể dựa trên khuôn khổ chung này và đặt ra các quy định khác để quản lý chất thải của bao bì.

Một phần của tài liệu 20201228-EPR-Scheme-Assessment-Report-_-VIE (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)