Các gợi ý từ bối cảnh Việt Nam

Một phần của tài liệu 20201228-EPR-Scheme-Assessment-Report-_-VIE (Trang 95 - 96)

4 Cấu trúc hệ thống Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR)

6.2 Các gợi ý từ bối cảnh Việt Nam

Chương này nêu ra những lỗ hổng được xác định trong bối cảnh của Việt Nam và những hành

động tương ứng có thểđược thực hiện nhằm giảm thiểu những bất cập có khả năng xảy ra.

Thiếu hệ thống đăng ký đồng bộ trực thuộc trung ương cho các đơn vị tham gia hoạt

động quản lý chất thải được cấp phép

Nhưđã đề cập trongchương 2.1.2.2, một hệ thống đăng kýđồng bộ cấp trung ương cho các đơn vị tham gia hoạt động quản lý chất thải đang bị thiếu. Tuy nhiên, nhưđã trình bày, hệ thống đăng kýđược đồng bộ hóa là một yếu tố quan trọng đối với một hệ thống giám sát hiệu quả và các bên tham gia, và đảm bảo tuân thủ tất cả các yêu cầu có liên quan. Đây cũng là điều kiện tiên quyết để đưa ra các quy định mới như yêu cầu tối thiểu (về kỹ thuật, môi trường và phúc lợi xã hội) đã đề

xuất trước đó. Do đó, đểđảm bảo việc giám sát và thực thi hệ thống EPR thích hợp, một hệ thống

đăng kýđược đồng bộ hóa phải được thiết lập.

Cải thiện tính sẵn có, truy xuất nguồn gốc và giám sát của thông tin

Truy xuất nguồn gốc của vật liệu tái chếđược thu gom sẽ rất quan trọng. Tuy nhiên, điều này hiện

đang đặt ra một thách thức lớn do sự bất cập trong cơ chế giám sát và truy xuất nguồn gốc của các dòng thải (được ghi nhận trong Mục 2.2.1). Do đó, hệ thống và các dòng tài chính không thể được giám sát đầy đủ, khiến hệ thống dễ bị gian lận và đe doạđến vận hành chung của hệ thống

Nhập khẩu trái phép chất thải

Các hệ thống EPR cho bao bì và các mặt hàng nhựa trong hệ thống được thiết lập để tổ chức xử

lý chất thải phát sinh trong quá trình tiêu thụ hàng hoá đã đóng gói tại Việt Nam – điều này có nghĩa là chất thải nhập khẩu (kể cả hợp pháp và bất hợp pháp) không phải tuân theo cơ chế EPR, do đó, tất cả hình thức xử lý chất thải nhập khẩu đều không được chi trả phí. Kinh nghiệm ở các quốc gia khác có cơ chế EPR trên toàn cầu cho thấy luôn có những công ty gian lận, cố gắng để

nhận được thanh toán phí từ hệ thống EPR để xử lý các loại chất thải không bao gồm trong hệ

thống EPR. Do vậy, đối với Việt Nam là một quốc gia có lượng chất thải nhập khẩu khá cao trong những năm qua (xem Mục 2.1.2.2), thì việc đưa ra các cơ chế giám sát và thực thi hợp lý là đặc biệt quan trọng. Vì vậy, bắt buộc phải đảm bảo cách chứng minh được rằng các phần chất thải

được phát sinh từ các dòng chất thải sinh hoạt được bao gồm trong hệ thống. Điều này có thể được thực hiện thông qua ghi chép tài liệu chính xác, ví dụ: từ các trạm cân, từ hoá đơn, v.v.

Giám sát các tiêu chí về môi trường và phúc lợi xã hội

Nhưđã trình bày trong chương trước, đơn vị tham gia hoạt động quản lý chất thải xử lý chất thải cho hệ thống EPR phải đáp ứng các yêu cầu nhất định về tiêu chuẩn kỹ thuật, bảo vệ môi trường và phúc lợi xã hội. Tuy nhiên, điều này thường không được thực hiện, đặc biệt là ở các làng nghề. Do các lực lượng này không nên bị loại trừ khỏi hệ thống chính thức mà nên được tích hợp (như đã ghi nhận tại Mục 5.1.2), nên cần có năng lực từ phía MONRE/cơ quan chịu trách nhiệm giám sát và thực thi để thực hiện việc giám sát và thực thi tương ứng.

Một phần của tài liệu 20201228-EPR-Scheme-Assessment-Report-_-VIE (Trang 95 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)