D. CẢI TIẾN VỀ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM LIÊN QUAN ĐẾN MÔI TRƯỜNG NĂM 2019.
MÔI TRƯỜNG KINH DOANH NĂM
ảnh hưởng sâu rộng về lâu dài. Một số sự kiện tiêu biểu như làn sóng biểu tình chống biến đổi khí hậu, việc Mỹ tăng cường bảo hộ và áp đặt các hình thức chiến tranh thương mại lên Nga, Trung Quốc, và cả các đồng minh. Bên cạnh đó, căng thẳng địa chính trị cũng không có dấu hiệu hạ nhiệt với một loạt các vấn đề như đảo chính tại Venezuela, chiến sự tại Syria, căng thẳng tại eo biển Hormuz do mâu thuẫn giữa Iran - Arab Saudi… Trong bối cảnh đó, nền kinh tế toàn cầu chỉ đạt mức tăng trưởng 2,9%, giảm 0,8% so với mức tăng trưởng bình quân của năm 2018. Hầu hết các quốc gia phát triển đều ghi nhận mức tăng trưởng âm, trong khi những thị trường vốn phát triển nóng như Trung Quốc, Đông Nam Á, Mỹ La Tinh đều đã cho thấy sự chững lại rõ rệt. Năm 2019 còn đánh dấu thời điểm sự nóng lên toàn cầu được công chúng đặc biệt quan tâm. Vấn đề này được đã được thảo luận tại những diễn đàn kinh tế lớn, đòi hỏi các quốc gia phải nhanh chóng thực hiện việc cắt giảm khí thải thông qua điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng, nhất là trong các hoạt động sản xuất công nghiệp vốn là những nguồn phát thải chính yếu - là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến biến đổi khí hậu, việc khai thác và sử dụng dầu thô tiếp tục là một trong những chủ đề gây nhiều tranh cãi. Khó có thể phủ nhận sự phụ thuộc của thế giới vào dầu thô, nhưng khai thác và sử dụng như thế nào để đảm bảo một tương lai xanh cho nhân loại là câu hỏi đang ngày càng trở nên cấp thiết. Trong năm 2019, tổng nhu cầu dầu thô thế giới năm 2019 là 99,74 triệu thùng/ngày, tăng khoảng 0,9 triệu thùng/ngày so với năm 2018 (Nguồn: OPEC). Trong khi đó, nhờ việc duy trì thỏa thuận cắt giảm sản lượng khai thác dầu thô giữa các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC và ngoài OPEC, nguồn cung trung bình được neo ở mức 99 triệu thùng/ ngày. Điều này giúp cho giá dầu thô có sự hồi phục đáng kể trong năm 2019, với mức giá tại thời điểm cuối năm 2019 đạt 66 USD/thùng (Brent) và 61 USD/thùng (WTI), tương ứng tăng bình quân là 32% và 21% (Nguồn: Market Insider).
Với sự hồi phục của giá dầu thô trong năm qua, thị trường khoan cũng đã trở nên sôi động hơn. Đối với giàn khoan tự nâng, trong năm 2019 toàn cầu có khoảng 446 giàn khoan được chào ra thị trường (marketed supply) và chỉ 369 giàn tìm được việc làm, đạt tỷ lệ sử dụng (marketed utilization) khoảng 82,6%, tăng nhẹ so với mức 74,2% của năm 2018. Ở khu vực Đông Nam Á, hiệu suất sử dụng giàn tự nâng đã tăng từ 76,25% vào tháng 01/2019 lên 89,6% với 46/52 giàn khoan có hợp đồng khoan vào tháng 12/2019. Trong đó, Malaysia tiếp tục là thị trường sôi động nhất với 15 giàn khoan có hoạt động thường xuyên, theo sau là các thị trường Indonesia, Thái Lan, Việt Nam (Nguồn: Westwood Riglogix, IHS).
Cùng với việc tăng hiệu suất sử dụng giàn khoan, giá cho thuê giàn khoan đã ghi nhận những cải thiện đáng kể. Theo đó, giá thuê giàn tự nâng 300 – 400ft dao động trong khoảng $70.000-$75.000/ngày, cá biệt cuối năm 2019 thị trường ghi nhận một số hợp đồng được ký kết ở mức trên $80.000/ngày. Mặc dù về tổng thể vẫn còn tồn dư khá nhiều giàn khoan so với nhu cầu, nhưng tại một số khu vực và trong những giai
đoạn nhất định, việc thiếu giàn khoan cục bộ vẫn là điều các công ty dầu phải đối mặt. Số lượng các giàn khoan có lịch sử hoạt động ổn định, đáp ứng các tiêu chí của khách hàng về thời điểm giao giàn và yêu cầu kỹ thuật vẫn còn khá hạn chế. Chính vì thế, giá thuê giàn khoan có khả năng sẽ tiếp tục đà tăng trong thời gian tới cho đến khi có đủ điều kiện để các giàn khoan mới tham gia thị trường.
MÔI TRƯỜNG KINH DOANH NĂM 2019 NĂM 2019
Năm 2019 giá dầu chịu nhiều biến động do tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu chững lại, chỉ đạt 2,9%, chủ yếu bởi tác động của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Tổng nhu cầu dầu thô thế giới năm 2019 là 99,74 triệu thùng/ngày, tăng 0,9 triệu thùng/ngày so với năm 2018. Nhờ vào nỗ lực cân bằng thị trường của Opec và các nước ngoài OPEC, nguồn cung trung bình được neo ở mức 99 triệu thùng/ngày, giúp cho dầu Brent đạt mức bình quân cả năm 64 USD/thùng.
THÀ À N H Q U Ả ĐẠ T ĐƯ Ợ C
Tại thị trường khu vực, PV Drilling đã và đang vận hành hiệu quả các giàn khoan sở hữu phục vụ các chiến dịch khoan của SapuraOMV, SEA Hibicus, Petronas Carigali, Repsol... Nhờ sự nỗ lực và chủ động trong công tác tiếp thị và tìm việc, PV Drilling đã thu xếp được nguồn công việc ổn định cho các giàn khoan trong năm 2020 và đang đàm phán để có được những hợp đồng khoan mới ở giai đoạn xa hơn nữa.
Riêng tại Việt Nam, hoạt động khoan thăm dò khai thác dầu khí trong năm 2019 vẫn chưa thực sự sôi động. Ngành dầu khí trong nước vẫn duy trì các hoạt động sản xuất kinh doanh thường xuyên, giúp khai thác hơn 11 triệu tấn dầu thô và 10 tỷ m3 khí. Đặc biệt, các hoạt động khoan thăm dò và thẩm lượng trong năm 2019 đã giúp trữ lượng dầu khí tăng thêm 13,3 triệu tấn quy đổi. Tuy nhiên, trong bối cảnh phải đối diện với nhiều khó khăn từ sự bất ổn của nền kinh tế thế giới, từ chính những thử thách nội tại trong nước như sản lượng dầu khí ở các mỏ chủ lực đang trong giai đoạn suy giảm trong khi tiềm năng dầu khí của các mỏ mới chưa đạt kỳ vọng, hay điều kiện khắc nghiệt khi triển khai các dự án tìm kiếm, thăm dò dầu khí ở khu vực nước sâu trên biển Đông, và những quy trình thủ tục pháp lý phức tạp liên quan đến các hoạt động dầu khí… các nhà đầu tư vẫn chưa thể triển khai các dự án thăm dò khai thác một cách thực sự mạnh mẽ và đồng bộ. Nhận thấy điều đó, PV Drilling đã chủ động mở rộng thị trường và có những chuẩn bị cần thiết để hạn chế sự phụ thuộc vào nhu cầu trong nước.
Nhìn tổng thể, năm 2019 đã ghi nhận sự tăng trưởng khá tốt của PV Drilling với kết quả tích cực của hoạt động sản xuất kinh doanh nhờ vào hiệu quả hoạt động của đội ngũ giàn khoan tự nâng. Hiệu suất sử dụng trung bình của các giàn tự nâng đạt mức cao nhất kể từ năm 2014, đạt 90% so với mức 85,3% của năm 2018. Tại thị trường Việt Nam, PV Drilling đã thực hiện thành công nhiều chương trình khoan cho khách hàng Vietsovpetro, Murphy Oil, JVPC, ENI, đồng thời phối hợp với các đối tác nước ngoài như JDC, Borr Drilling để cung cấp thêm giàn phục vụ nhu cầu trong nước. Tại thị trường khu vực, PV Drilling đã và đang vận hành hiệu quả các giàn khoan sở hữu, phục vụ các chiến dịch khoan của SapuraOMV, SEA Hibiscus, Petronas Carigali, và Repsol tại Malaysia. Nhờ sự nỗ lực và chủ động trong công tác tiếp thị, công tác quản lý vận hành giàn, PV Drilling đã tìm được nguồn công việc ổn định cho các giàn khoan đến hết năm 2020 và đang đàm phán để có được những hợp đồng khoan mới ở giai đoạn xa hơn nữa.