CỦNG CỐ NỘI LỰC

Một phần của tài liệu 20200420_20200420 - PVD - BCTN 2019 (Trang 65 - 67)

D. CẢI TIẾN VỀ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM LIÊN QUAN ĐẾN MÔI TRƯỜNG NĂM 2019.

CỦNG CỐ NỘI LỰC

phương diện: nhân lực, giàn khoan và máy móc thiết bị, nguồn lực tài chính trong năm 2020 để ứng phó với những chông gai, thử thách của thị trường, đón đầu cơ hội phục hồi và phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai.

Thị trường dầu khí và kế hoạch năm 2020

Đầu tư đóng mới Cụm thiết bị khoan DES cho giàn PV DRILLING V Tái khởi động giàn PV DRILLING V

Chính sách củng cố nhân sự 2019

Kế hoạch đào tạo phát triển nhân lực năm 2020 Định hướng phát triển dịch vụ

Hệ thống QTRR và kiểm soát nội bộ Cac rủi ro tại PV Drilling

Kế hoạch cắt giảm chi phí năm 2020 Công tác tái cấu trúc

CỦ Ủ N G C Ố N Ộ I LỰ C THỊ TRƯỜNG DẦU KHÍ VÀ KẾ HOẠCH NĂM 2020

Thế giới chứng kiến năm 2020 khởi đầu với sự bùng phát của dịch viêm phổi Covid-19, tác động nghiêm trọng đến mọi mặt đời sống kinh tế xã hội. Không chỉ ở những lĩnh vực chịu ảnh hưởng trực tiếp như hàng không, du lịch, dịch vụ, mà hầu như tất cả mọi ngành nghề bao gồm cả ngành công nghiệp dầu khí cũng phải gánh chịu những khó khăn nhất định. Theo dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tăng trưởng kinh tế toàn cầu vẫn có thể tăng và đạt 3,3% trong năm 2020. Tuy nhiên, con số này sẽ còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố như diễn biến của dịch Covid-19, các giải pháp khôi phục hoạt động kinh tế của Trung Quốc và chính sách giao thương của các quốc gia sau dịch bệnh, đồng thời còn phụ thuộc vào các vấn đề nội tại của thế giới như cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, căng thẳng xung quanh quan hệ Châu Âu-Nga, xung đột vũ trang, tranh chấp chính trị ở những khu vực như Trung Đông, châu Mỹ Latinh, Đông Á và Đông Nam Á…

Đối với thị trường dầu khí năm 2020, nhu cầu dầu thô sẽ là ẩn số khó dự báo trong bối cảnh nhiều biến động như hiện nay.

triệu thùng/ngày (OPEC). Tuy nhiên, triển vọng hồi phục của giá dầu thô sẽ còn phụ thuộc rất lớn vào kết quả đàm phán duy trì thỏa thuận cắt giảm sản lượng giữa OPEC và Nga, cùng với các động thái liên quan của Mỹ. Việc OPEC và Nga chưa đạt được đồng thuận trong cuộc họp ngày 06/3/2020 đã khiến giá dầu mất gần 30% giá trị. Mặc dù đây có thể chỉ là hệ quả tức thời do tâm lý của thị trường, nhưng đa số các dự báo giá dầu đều đưa ra các điều chỉnh thận trọng hơn. OPEC chỉ dự báo giá dầu ở ngưỡng trung bình 38USD/thùng (Nguồn: OPEC Report 3/2020), với đà duy trì hoặc tăng nhẹ đến cuối 2020. Trong khi đó, Cơ quan Quản lý thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) và một số tổ chức tư vấn, tài chính khác đưa ra mức dự báo giá dầu Brent chỉ đạt mức trung bình 42USD/thùng, có xu hướng giảm trong nửa đầu năm 2020 và sẽ tăng nhẹ qua đến năm 2021. Về cơ bản, mức giá dầu thô ở ngưỡng 40-45 USD/thùng sẽ là kịch bản không mong muốn nhưng vẫn đủ giúp cho ngành dầu khí nói chung và ngành khoan nói riêng tránh được khả năng rơi vào một cuộc khủng hoảng tương tự năm 2016.

tuổi. Các giàn khoan đã cũ và lớn tuổi sẽ không còn khả năng cạnh tranh với các giàn khoan thế hệ mới, sẽ tiếp tục bị đào thải với số lượng ngày càng nhiều hơn. Trong khi đó, mặc dù số lượng giàn khoan mới sắp hoàn thành tại các xưởng đóng giàn và sẵn sàng bổ sung cho thị trường khá dồi dào, nhưng do mức giá thuê giàn khoan còn thấp và chi phí để đưa giàn mới vào vận hành tương đối cao, nên số lượng giàn mới thực sự tham gia vào thị trường vẫn còn hạn chế. Tại thị trường Đông Nam Á, các nhà thầu dầu khí đang khẩn trương đấu thầu để tìm giàn khoan phù hợp cho các chương trình khoan năm 2020 và xa hơn, do lo ngại tình trạng thiếu giàn khoan cục bộ sẽ đẩy mức giá thuê giàn khoan (cụ thể là giàn tự nâng 350-400 ft) lên cao hơn trong thời gian tới.

Tại Việt Nam, sản lượng khai thác dầu thô liên tục sụt giảm trong những năm gần đây. Các mỏ chủ lực đều có dấu hiệu suy giảm, trong khi số lượng các mỏ mới đưa vào khai thác vẫn còn hạn chế. Chính vì thế, giai đoạn từ năm 2020 trở đi sẽ mang đến nhiều cơ hội cho các giàn khoan khi các chương trình

gia tăng trữ lượng và đảm bảo mục tiêu an ninh năng lượng quốc gia. Để phục vụ cho các chương trình khoan tại Việt Nam, PV Drilling dự kiến sẽ duy trì 1-2 giàn khoan sở hữu hoạt động trong nước, đồng thời tiếp tục hợp tác với các đối tác tin cậy để thuê thêm giàn khoan phục vụ nhu cầu thị trường. PV Drilling sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc cung cấp giàn khoan và dịch vụ khoan tại thị trường khu vực Đông Nam Á. Theo kế hoạch, các giàn khoan tự nâng của PV Drilling sẽ có hợp đồng tại Malaysia đến hết năm 2020, giàn khoan TAD - PV DRILLING V cũng sẽ được huy động đến Brunei trong năm nay để chuẩn bị cho việc thực hiện chương trình khoan dài dự kiến từ quý 2/2021. Vì vậy, nhìn chung năm 2020 là một năm có nhiều cơ hội cho các nhà thầu khoan dầu khí mặc dù phải đối mặt với các rủi ro của ngành do sự suy giảm giá dầu và dịch Covid-19. Nhưng với nền tảng cơ sở vật chất và nhân lực đã được chuẩn bị tốt trong những năm qua, đồng thời với việc triển khai các giải pháp ứng phó kịp thời dịch bệnh Covid-19 và sự sụt giảm giá dầu, PV Drilling tự tin sẽ duy trì được động lực tăng trưởng và nâng tầm vị thế thương hiệu “Người Tiên phong của ngành Khoan dầu khí Việt Nam” tại thị

CỦ Ủ N G C Ố N Ộ I LỰ C

Một phần của tài liệu 20200420_20200420 - PVD - BCTN 2019 (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)