Nội dung thanh tra

Một phần của tài liệu 1451 đổi mới hoạt động thanh tra tại chỗ đối với các tổ chức tín dụng của cơ quan thanh tra giám sát NH luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 25 - 29)

a. Kiểm tra, đánh giá về mặt tổ chức của TCTD

Mục đích: Đánh giá thực trạng tổ chức bộ máy, việc bố trí các bộ phận nghiệp

vụ và nhân viên phù hợp với công việc được giao, việc tổ chức bộ phận kiểm soát nội

bộ, đặc biết là việc sắp xếp bộ máy có tính hợp lý hay không? Neu TCTD có hệ thống

kiểm soát nội bộ vững mạnh và có sự phối hợp rõ ràng giữa các bộ phận thì đó là dấu

hiếu thể hiện rằng công việc của họ được chỉ đạo nghiêm túc và an toàn.

Cơ sở kiểm tra: Trên cơ sở sơ đồ tổ chức bộ máy, danh sách nhân viên và tình hình hoạt động của TCTD được kiểm tra.

b. Kiểm tra kế toán và phân tích tài sản

Mục đích: Mọi hoạt động của một TCTD đều được phản ánh qua số liệu kế toán tạo ra các thông tin quan trọng. Do đó, thanh tra viên phải kiểm tra tính kịp thời,

chính xác của kế toán và phân loại, xếp hạng để đánh giá lại giá trị các tài sản có. Cơ sở kiểm tra: Từ các tài liệu báo cáo kế toán như: Bảng kê, chứng từ, sổ chi tiết các tài khoản, kết hợp ngày, tháng; sổ cái; cân đối ngày, tháng...

Phương pháp tiến hành:

- Kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của các chứng từ kế toán, từ đó đánh giá chất lượng kiểm soát của nhân viên kế toán và việc tuân thủ các quy định về việc giao, nhận, kiểm soát chứng từ kế toán...;

- Đối chiếu số liệu chi tiết giữa bảng kê chứng từ với sổ chi tiết, kết hợp, sổ cái và cân đổi để xác định tính kịp thời, chính xác của việc hạch toán. Kiêm tra hệ thống kế toán được áp dụng và mức độ phù hợp của hệ thống kế toán đó với hệ thống kế toán do NHNN quy định.

- Kiểm tra việc lưu trữ, bảo quản chứng từ, tài liệu kế toán đảm bảo đúng quy

định của pháp luật và của Ngân hàng NHNN về quy định lưu trữ.

Thanh tra viên căn cứ bảng cân đối tài khoản chung, các ổ phụ chi tiết, các loại báo cáo ngày được chọn làm thời điểm kiểm tra, để phân tích và xếp loại các tài sản cấu thành tài sản có để giới hạn và hướng mục tiêu kiểm tra kế toán vào một số tài khoản dễ biến động: Các tài khoản treo trễ, tài khoản trung chuyển, tài sản có

nhiều nghi vấn để đối chiếu với các chứng từ, kế toán chi tiết (khoản phải thu, phải tra, lãi treo...).

Với các việc làm trên, cho phép giới hạn hợp lý các yếu tố phải kiểm tra, làm đơn giản hóa bảng cân đối, thu hẹp tính phức tạp của cuộc thanh tra nhằm đạt hiệu quả cao hơn.

Để tiện lợi cho việc kiểm tra, thanh tra viên lập bản cân đối tóm tắt để làm cơ sở

cho việc kiểm tra lần lượt qua các phần, kể cả nội bảng và ngoại bảng. - Tiến hành phân tích tài sản Nợ và Tài sản Có.

Trên cơ sở bảng cân đối tóm tắt, thanh tra viên tiến hành phân chia mỗi bên tài sản nợ, tài sản có thành 4 nhóm: Nghiệp vụ ngân quỹ; nghiệp vụ với khách hàng; Tài sản cố định/Vốn; Nghiệp vụ khác.

Trên cơ sở phan tích đánh giá các nội dung trên, thanh tra viên tiến hành phân loại theo quy mô hoạt động của từng loại hình tổ chức tín dụng để so sánh những khoản mục lớn đối với của Tài sản có, tài sản nợ để rút ra kết luận cho từng nhóm nghiệp vụ.

- Tiến hành kiểm tra ngân quỹ gồm:

+ Tiền mặt và các chứng từ có giá tại quỹ: Kiểm tra tiền mặt, chủ yếu là kiểm tra quỹ (ngoại tệ và nội tệ) và các tài sản có giá khác như kim loại quý và các chứng từ có giá: séc, hối phiếu... vào ngày kiểm tra. Cùng với việc kiểm tra quỹ, Thanh tra viên tiến hành kiểm tra kho tiền để đánh giá sự an toàn theo quy định của chế độ ra, vào kho.

+ Kiểm tra đối chiếu các tài khoản Nostro, Vostro

Kiểm tra nội dung này nhằm đánh giá công tác quản lý của ngân hàng; chính sách kinh doanh, xem xét các khoản thanh toán về chuyển tiền, nộp, rút tiền mặt ở các TCTD.

Việc kiểm tra này phải tiến hành đồng thời với kiểm tra quỹ tiến mặt, đối chiếu sổ sách kế toán đảm bảo chính xác đến ngày kiểm tra.

c. Kiểm tra, đánh giá chất lượng tài sản có

và kiểm soát hoạt động của NHNN đối với các TCTD

Thông thường các vấn đề của TCTD đều bắt nguồn từ sự suy giảm chất lượng tài sản có dẫn đến suy yếu hoạt động. Do đó, đánh giá chất lượng tài sản có là một trong những nội dung quan trọng nhất của hoạt động thanh tra tại chỗ. Nghiệp vụ thuộc tài sản có của các TCTD chủ yếu là nghiệp vụ cho vay, tiền gửi, tài sản cố định, chiết khấu hối phiếu và nghiệp vụ kinh doanh, đầu tư.

Đối với thanh tra tại chỗ, trong tâm nghiên cứu là việc đánh giá tài sản có ở nghiệp vụ cho vay và một số nghiệp vụ tài sản có đang thực hiện ở các TCTD.

- Kiểm tra cấp tín dụng + Đánh giá chất lượng dư nợ:

Xem xét kỹ từng khoản cho vay về các yếu tối như: Việc chấp hành các quy định về tín dụng, việc thực hiện quy trình cho vay, đầu tư...; sự phù hợp về mục đích, đối tượng khách hàng vay ngân hàng và thực tế sử dụng tiền vay; các nội dung khác như: thời hạn, lãi suất hoặc vấn đề gia hạn nợ, quá hạn....

Đánh giá tình trạng kinh doanh và khả năng tài chính của một số khách hàng: * Tiến hành đối chiếu để xác định chính xác số nợ của khách hàng trong tài sản có của ngân hàng. Đồng thời xem xét việc thanh toán nợ gốc, lãi và số chưa thanh toán còn lại của các khoản nợ đã cho vay trước khi thanh tra để xem xét việc thực hiện cam kết trả nợ gốc, lãi của khách hàng có đúng hợp đồng và thỏa thuận với TCTD hay không?

* Căn cứ hồ sơ cho vay của khách hàng để kiểm tra mức lãi suất TCTD áp dụng

đối với cho vay khách hàng để tính toán, xác định mức rủi ro lãi suất...

Những nội dung cụ thể tiến hành kiểm tra tín dụng: Dựa trên văn bản pháp luật, các cơ chế, quy chế, quy trình nghiệp vụ về tiến tệ, tín dụng của ngân hàng và các văn bản pháp luật có liên quan. Việc kiểm tra tín dụng dựa theo quy trình: Xem xét nhu cầu vay vốn của KH÷ Thủ tục vay vốn ÷ Thẩm định của Ngân hàng ÷

Kiểm tra, xem xét, trình duyệt ÷ Quyết định cho vay ÷ Giám sát sử dụng vốn vay của KH, xử lý vi phạm.

Phương pháp kiểm tra các cam kết ngoại bảng bao gồm:

* Kiểm tra sự thống nhất về các số liệu giữa báo cáo chi tiết và báo cáo tổng hợp mà ngân hàng đã nộp cho Đoàn Thanh tra;

* Thống kê theo từng khách hàng mà TCTD đã cam kết và từ đó đánh giá khách hàng.

- Kiểm tra kinh doanh ngoại tệ

’Mục đích: Nhằm xem xét việc chấp hành các quy định quản lý ngoại tệ, ngăn ngừa những hoạt động mờ ám và rủi ro tỷ giá.

Cơ sở tiến hành: Thanh tra viên có thể kiểm tra sự đều đặn của các giao dịch và đặc biệt là tỷ giá đã được áp dụng bằng cách dựa trên các đơn đặt hàng của khách hàng và các tỷ giá hối đoái trong ngày.

Ngoài ra, thanh tra viên cũng cần xem xét trạng thái ngoại hối của TCTD, đối chiếu thực trạng đó với những quy định về trạng thái ngoại hối của NHNN.

d. Kiểm tra nguốn vốn của TCTD

- Vốn của TCTD

Vốn của TCTD chủ yếu là vốn vốn pháp định, nó là số vốn được cấp với mức tối thiểu theo quy định của Nhà nước hoặc số vốn đóng góp. Ngoài ra, nó còn gồm các quỹ dự trữ, các cổ phần có lãi, lợi nhuận để lại...

Thanh tra ngân hàng phải chú ý đến mức vốn thực tế của TCTD, đối chiếu nó với

mức vốn pháp định để làm rõ sự chênh lệch, xác định nguyên nhân và cách giải quyết.

Tập hợp các số liệu về khoản thua lỗ, nợ không có khả năng thanh toán, chỉ ra ảnh hưởng của chúng đến vốn của TCTD.

Trong khi kiểm tra các khoản phải thu cần lưu ý những khoản đóng góp của cổ

đông, nếu nó là cổ phần chưa nộp thì phải loại ra khỏi vốn tự có của TCTD. - Vốn huy động

Một mặt thanh tra xem xét mối tương quan giữa khối lượng, kỳ hạn của các loại tiền gửi với các mục ngân quỹ và mục cho vay, đầu tư, từ đó xác định tính hợp lý

hay không hợp lý trong việc sử dụng nguồn vốn huy động. Mặt khác, Đoàn thanh tra cần thận trọng xem xét tính nghiêm minh trong việc thi hành công việc của cán bộ có

liên quan, kiểm tra kỹ lưỡng những khoản tiền gửi và lãi giữa các TCTD hoặc trả lãi cho khách hàng nhằm phát hiện và ngăn ngừa đối với các tiêu cực từ phía nhân viên của TCTD như tham ô, tẩy rửa tiền hoặc trả lãi khống để rút tiền cho cá nhân...

e. Kiểm tra kết quả tài chính

Xác định kết quả tài chính là việc kiểm tra các khoản thu, chi của ngân hàng theo nguyên tắc thực thu, thực trả và tận thu, tiết kiệm chi. Vì vậy, cần kiểm tra các khoản thu lãi, trả lãi để đánh giá việc thu, trả lãi, trả lương, thưởng, mua sắm, xây dựng... có đúng quy định và có phát sinh những tiêu cực không?

Đối với các khoản chi khác, cần kiểm tra để định việc chấp hành các quy định về tài chính, ý thức tiết kiệm.

g. Kiểm tra sự tuân thủ pháp luật

Trên cơ sở phân tích, đánh giá chất lượng các nghiệp vụ của TCTD, đối chiếu với các quy định của NHNN và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, thanh tra viên đánh giá việc tuân thủ pháp luật, việc thực hiện các chính sách phát triển kinh tế của Nhà nước của TCTD được thanh tra.

h. Kiểm tra hoạt động quản trị, điều hành của Ban lãnh đạo

Từ kế hoạch phát triển của ngân hàng, kết quả hoạt động, mức độ an toàn và việc tuân thủ pháp luật, chính sách phát triển kinh tế của Nhà nước, của TCTD được thanh tra, cùng với các thông tin từ nhân viên về Ban lãnh đạo TCTD, thanh tra viên đánh giá hoạt động quản lý, điều hành của lãnh đạo ngân hàng.

1.2.4. Xử lý đối với sai phạm và vấn đề phát sinh trong hoạt động thanh tra tạichỗ đối với các tổ chức tín dụng

Một phần của tài liệu 1451 đổi mới hoạt động thanh tra tại chỗ đối với các tổ chức tín dụng của cơ quan thanh tra giám sát NH luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w