Đốivới các tổ chức tín dụng

Một phần của tài liệu 1451 đổi mới hoạt động thanh tra tại chỗ đối với các tổ chức tín dụng của cơ quan thanh tra giám sát NH luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 107 - 114)

Yêu cầu các tổ chức tín dụng nâng cao năng lực quản trị điều hành thông qua các nội dung cụ thể:

Thiết lập môi trường quản trị rủi ro hữu hiệu tại các NHTM

- Các ngân hàng thương mại cần xây dựng văn hoá quản trị lành mạnh để tạo

môi trường thuận lợi cho việc áp dụng các nguyên tắc và thông lệ tốt về quản trị rủi ro.

- Xây dựng bộ máy quản trị rủi ro theo chuẩn mực và khuyến nghị của Uỷ ban Basel;

- Ban hành các quy trình, thủ tục, chính sách liên quan đến quản trị rủi ro trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật liên quan và thông lệ quốc tế. Xây dựng sổ tay quản trị rủi ro để áp dụng thống nhất trong ngân hàng.

- Áp dụng hệ thống công nghệ ngân hàng hiện đại, hỗ trợ hiệu qủa cho các hoạt động quản trị rủi ro.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ ngân hàng có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt và có đạo đức nghề nghiệp nhằm hạn chế tối đa những rủi ro đạo đức trong hoạt động ngân hàng.

Hoàn thiện bộ máy quản trị rủi ro tại các tổ chức tín dụng

Trong chương trình tái cơ cấu các ngân hàng thương mại nhà nước, vấn đề thiết

lập và hoàn thiện bộ máy quản trị đối với từng ngân hàng. Bộ máy quản trị rủi ro phải

hoạt động hiệu quả trên cơ sở khung pháp lý rủi ro bao gồm năm thành phần tương hỗ

- Thông tin và liên lạc;

- Kiểm soát hoạt động quản lý rủi ro và sửa chữa sai sót; - Nguồn nhân lực.

Hệ thống tổ chức quản lý của các ngân hàng thương mại cần thay đổi theo hướng lấy hiệu quả quản lý làm mục tiêu và lấy ổn định, an toàn làm nền tảng. Các Tổ

chức tín dụng cần coi trọng hiệu quả hoạt động của hệ thống quản lý rủi ro như Hội đồng quản lý rủi ro, Uỷ ban kiểm toán, Hội đồng tín dụng và Uỷ ban quản lý tài sản có

- tài sản nợ (ALCO). về mô hình, đó sẽ là một Hội đồng kiêm nhiệm gồm các cán bộ cao cấp trong ngân hàng. Trong các TCTD cần có một bộ máy chuyên môn nghiên cứu

rủi ro trong các hoạt động ngân hàng. Các hoạt động của Hội đồng quản lý rủi ro là hoàn toàn khách quan khi phân tích các yếu tố bên ngoài và bên trong, dự báo, dự đoán

tình hình trong thời kỳ ngắn và dài hạn sẽ tác độgn tới ngân hàng, đồng thời có thẩm quyền phê duyệt các chính sách, chiến lược quản trị rủi ro của ngân hàng. Tổ chức tín

dụng cần ban hành đầy đủ qui chế, chính sách nội bộ để đảm bảo cho các bộ phận trong hệ thống quản trin rủi ro hoạt động hữu hiệu trên thực tế.

Áp dụng các phương pháp và công cụ quản trị rủi ro trọng yếu trong hoạt động ngân hàng.

Như đã trình bày ở trên, rủi ro rất đa dạng và có thể được phân tích ở nhiều khía

cạnh khác nhau. Trên cơ sở đánh giá, phân loại rủi ro để từ đó xác định các phương pháp và công cụ quản trị rủi ro trọng yếu được áp dụng tại từng tổ chức tín dụng.

- Xây dựng quy trình quản trị rủi ro thống nhất trong các tổ chức tín dụng theo tiêu chuẩn quốc tế của BIS (Ngân hàng thanh toán quốc tế) và xây dựng thành Sổ tay quản trị rủi ro, trong đó bao gồm các nguyên tắc, quy trình, thủ tục quản lý các rủi ro trọng yếu của ngân hàng. Sổ tay được phổ biến tới các chi nhánh, các

phù hợp với quy mô, sự phức tạp và khả năng chấp nhận rủi ro của tổ chức mình, đồng

thời đảm bảo phản ứng linh hoạt nhằm thích nghi với môi trường kinh doanh.

- Áp dụng các quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng, cụ thể: duy trì các tỷ lệ an toàn: Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu; giới hạn tín dụng đối với khách hàng; tỷ lệ về khả năng chi trả; tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn; giới hạn góp vốn mua cổ phần.

- Xây dựng quy trình kinh doanh đảm bảo được các nguyên tắc hạn chế rủi ro (như nguyên tắc phân tích chức năng, nguyên tắc bốn mắt, nguyên tắc tuân thủ hạn mức...), đảm bảo mọi công việc được xử lý một cách đầy đủ, chính xác kịp thời và đúng thẩm quyền. Thường xuyên xem xét lại quy trình theo định kỳ, đảm bảo mọi cán bộ, nhân viên hiểu rõ công việc của mình.

- Tổ chức thực hiện và nâng cao năng lực của hệ thống kiểm soát nội bộ trong quy trình hoạt động và hệ thống kiểm toán nội bộ, đảm bảo tính độc lập của bộ phận kiểm toán nội bộ. Từng bước hướng các hoạt động kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ định hướng theo rủi ro.

- Hoàn thiện nâng cao hiệu quả của hệ thống thông tin báo cáo, đảm bảo Ban điều hành nắm được mọi vấn đề liên quan tới hoạt động ngân hàng một cách đầy đủ, kịp thời. Ban điều hành phải có khả năng phản ứng kịp thời có hiệu quả khi có vấn đề nẩy sinh. Cần triển khai các phương pháp phát triển hệ thống thông tin quản lý khách hàng và thông tin thị trường trong từng ngân hàng thương mại.

- Thực hiện tốt quy định về phân loại và trích lập dự phòng rủi ro cũng như các quy định về tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng. Tổ chức tín dụng cần

có hệ thống nội bộ cho điểm và xếp hạng khách hàng trên cơ sở thường xuyên giám sát tình hình hoạt động của khách hàng với các chỉ số cảnh báo sớm như các chỉ số phân tích tài chính và mọi thông tin liên quan đến khách hàng vay.

- Áp dụng các mô hình đo lường, đánh giá rủi ro (ví dụ Mô hình đo lường rủi ro (Valuable at risk - VaR) trong phân tích và đánh giá rủi ro, giúp các lãnh đạo ngân hàng lượng hoá chính xác mức độ rủi ro, phát hiện sớm các dấu hiệu rủi ro, nhận biết chính xác các nguyên nhân chủ yếu gây ra rủi ro.

thủ tục quản lý và giới hạn rủi ro phù hợp với điều kiện của mỗi đơn vị, như: + Trạng thái tài sản ròng đối với từng loại tiền tệ và kỳ hạn;

+ Giới hạn cấp tín dụng; + Giới hạn thanh toán;

+ Cơ cấu danh mục tài sản, đặc biệt là tín dụng; + Hạn mức ngưng trong kinh doanh

+ Ke hoạch dự phòng trong trường hợp mất khả năng thanh khoản. KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trong chương 3 luận văn đã hoàn thành một số nội dung chính sau đây: Nêu lên định hướng cải cách và phát triển hệ thống thanh tra, giám sát theo hướng: trên cơ sở bộ máy Thanh tra NHNN hiện có, xây dựng hệ thống giám sát ngân hàng hiện đại và hữu hiệu (về thể chế, mô hình tổ chức, con người và phương pháp) nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn phát triển hệ thống ngân hàng Việt Nam và thực hiện đúng các nguyên tắc, chuẩn mực quốc tế về giám sát ngân hàng. Từ đó, nêu

lên phương hướng đổi mới hoạt động thanh tra tại chỗ của CQTTGSNH đối với các TCTD tại Việt Nam.

Để thực hiện phương hướng đổi mới hoạt động thanh tra tại chỗ của CQTTGSNH đối với các TCTD, các giải pháp được đưa ra dựa trên cơ sở những vấn đề cơ bản nêu trong chương 1, kết hợp với tham khảo kinh nghiệm quốc tế, những nguyên nhân chủ quan được nêu lên trong chương 2.

Hệ thống giải pháp được đề suất có tính đồng bộ, từ việc ban hành các văn bản pháp lý hỗ trợ cho hoạt động thanh tra, kiện toàn bộ máy tổ chức của CQTTGSNH, xây dựng cơ chế phối hợp thông tin giữa các đơn vị, Bộ, ngành liên quan, giữa hoạt động giám sát từ xa với thanh tra tại chỗ đến việc nâng cao trình độ năng lực của cán bộ thanh tra viên, năng lực quản trị rủi ro đối với các TCTD...

Một số kiến nghị đối với Nhà nước, các cơ quan quản lý Nhà nước, trong đó chủ yếu tập trung vào việc hoàn thiện môi trường pháp lý, tạo điều kiện đổi mới hoạt động thanh tra tại chỗ của CQTTGSNH phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện kinh tế, xã hội, chính trị Việt Nam.

KẾT LUẬN

Cùng với quá trình đổi mới và hội nhập kinh tế nói chung, trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng nói riêng, các TCTD tại Việt Nam đang phát triển rất nhanh về quy mô, phạm vi, mức độ phức tạp và đa dạng sản phẩm dịch vụ với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, mức độ cạnh tranh ngày càng gia tăng. Đồng thời, hoạt động của các TCTD tại Việt Nam cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn. Hoạt động thanh tra, giám sát tuân thủ (thanh tra tuân thủ) ngày tỏ ra kém hiệu quả, đòi hỏi hoạt động thanh tra, giám sát của ngân hàng phải dựa trên cơ sở rủi ro (thanh tra trên cơ sở rủi ro). Vì vậy, việc nghiên cứu để đưa ra các giải pháp nhằm đổi mới và hoàn thiện hoạt động thanh tra tại chỗ của CQTTGSNH đối với các TCTD tại Việt Nam là rất cần thiết và là nhiệm vụ quan trọng trong giai đoạn hiện nay.

Quán triệt mục đích nghiên cứu của đề tài và bằng các phương pháp nghiên cứu thích hợp, kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn, Luận văn đã có một số những đóng góp nhỏ sau:

Một là, nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động thanh tra tại chỗ của CQTTGSNH, trong đó: luận giải được sự cần thiết của công tác thanh tra tại chỗ của Ngân hàng nhà nước đối với các TCTD; trình bày khái quát các phương pháp thanh tra tại chỗ (phương pháp thanh tra tuân thủ; phương pháp thanh tra trên cơ sở rủi ro), đi sâu nghiên cứu hoạt động thanh tra tại chỗ (thanh tra tuân thủ; thanh tra trên cơ sở rủi ro) mà Ngân hàng nhà nước Việt Nam thực hiện để thanh tra tại các TCTD; đồng thời giới thiệu được các nguyên tắc cơ bản về hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng hiệu quả của Uỷ ban Basel.

Hai là, phân tích thực trạng thực hoạt động thanh tra tại chỗ của CQTTGSNH đối với các TCTD tại Việt Nam. Qua đó, cho thấy CQTTGSNH chủ yếu thực hiện thanh tra tuân thủ với rất nhiều hạn chế. Việc thực hiện thanh tra trên cơ sở rủi ro chỉ ở mức sơ khởi - có thể coi là còn rất hạn chế. Đồng thời chỉ ra nguyên nhân của việc chưa thực hiện thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro của CQTTGSNH.

Ba là, trên cơ sở định hướng chiến lược phát triển ngành ngân hàng Việt Nam, căn cứ những nguyên nhân của việc chưa thực hiện thanh tra trên cơ sở rủi ro, đề xuất những giải pháp nhằm thực hiện thanh tra trên cơ sở rủi ro của CQTTGSNH đối với các TCTD tại Việt Nam.

Tuy nhiên, tác giả cũng nhận thức sâu sắc rằng đổi mới toàn diện hoạt động thanh tra tại chỗ của CQTTGSNH đối với các TCTD tại Việt Nam, trong đó có việc chuyển sang phương pháp thanh tra trên cơ sở rủi ro, là một quá trình khó khăn, phức tạp và đòi hỏi phải có thời gian. Các giải pháp đưa ra còn cần phải tiếp tục nghiên cứu một cách cụ thể và toàn diện hơn; đồng thời cũng cần có sự nỗ lực và quyết tâm không chỉ của cán bộ thanh tra, ban lãnh đạo CQTTGSNH, lãnh đạo Ngân hàng nhà nước, mà còn là sự quyết tâm và kiên định của Chính phủ trên con đường đổi mới chung của cả nền kinh tế.

Đây là một đề tài khó nhưng lại có tính thực tiễn cao. Tuy nhiên, do thời gian, kinh nghiệm và kiến thức còn hạn chế, vì vậy luận văn không tránh khỏi những hạn chế

và khiếm khuyết. Với tinh thần cầu thị, học hỏi, tác giả mong muốn nhận được sự rộng

lượng và tham gia đóng góp của các nhà khoa học, các nhà quản lý, các thầy cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.

Để hoàn thành đề tài này, tác giả xin chân thành cám ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của TS. Nguyễn Văn Khách cũng như các thầy cô; sự giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi của Lãnh đạo, các đồng nghiệp tại CQTTGSNH và sự động viên, giúp đỡ

1. Báo cáo thường niên NHNNVN 2009, 2010, 2011;

2. Công ty Ernst&Young (2006), Báo cáo kết quả thực hiện Dự án tự đánh giá Thanh tra ngân hàng theo 25 nguyên tắc cơ bản của Uỷ ban Basel;

3. Chính phủ (1999), Nghị định số 91/1999/NĐ-CP ngày 04/9/199 về tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngân hàng;

4. Chính phủ (2004), Nghị định số 202/2004/NĐ-CP ngày 10/12/2004 của Chính phủ

về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng; 5. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng - Sổ tay thanh tra trên cơ sở rủi ro; 6. Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng trung ương (2005), Nhà xuất bản thống kê; 7. Hoàng Xuân Quế (2005), Nghiệp vụ ngân hàng Trung ương;

8. Luật Thanh tra số 56/2010/QH12 ngày 15/11/2010;

9. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Báo cáo thường niên năm 2008, 2009, 2010, 2011; Báo cáo tổng kết hoạt động thanh tra 2009-2011

10. Ngân hàng Nhà nước Việt nam - Nghiệp vụ thanh tra cơ bản trong lĩnh vực ngân hàng;

11. Ngân hàng Nhà nước (2000), Thông tư số 04/2000/TT-NHNN ngày 10/3/2005 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 91/1999/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngân hàng;

12. Tạp chí ngân hàng, Số chuyên đề: Tiếp tục đổi mới Thanh tra Ngân hàng Việt Nam;

13. Tạp chí ngân hàng và thời báo ngân hàng các số năm 2009-2011;

14. Thanh tra Ngân hàng Nhà nước (2006), Tài liệu hội thảo về Quản trị rủi ro và thanh tra trên cơ sở rủi ro.

15. Thủ tướng Chính phủ (2006), Quyết định số 112/2006/QĐ-TTg ngày 24/5/2006 về việc phê duyệt Đề án phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;

20. Quyết định số 83/2009/QĐ/TTg ngày 27 tháng 5 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ cấu tổ chức và hoạt động của CQTTGSNH; 21. Uỷ ban Basel về giám sát ngân hàng (1997), Các nguyên tắc cơ bản trong

giám

Một phần của tài liệu 1451 đổi mới hoạt động thanh tra tại chỗ đối với các tổ chức tín dụng của cơ quan thanh tra giám sát NH luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 107 - 114)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w