Bài học kinh nghiệm của Việt Nam

Một phần của tài liệu 1451 đổi mới hoạt động thanh tra tại chỗ đối với các tổ chức tín dụng của cơ quan thanh tra giám sát NH luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 39 - 42)

lực, thiết lập cơ chế phù hợp trong việc chia sẻ và bảo mật thông tin.

1.4.2.2. về chức năng: CQTTGSNH sẽ hoạt động hiệu quả hơn khi thực hiện đủ 4 khâu như ban hành cơ chế chính sách, cấp phép và thu hồi giấy phép, giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ, xử lý vi phạm.

Vai trò bộ chủ quản của NHNN đối với các TCTD, đặc biệt là với các NHTM nhà nước sẽ chấm hết khi chúng ta thực sự bước vào hội nhập và hội nhập đầy đủ. Những yêu cầu mang tính phổ biến như tạo sân chơi bình đẳng, sẽ buộc NHTM phải thay đổi cách thức hành xử tồn tại bấy lâu nay đối với một trong những nhóm được hưởng lợi ích quan trọng nhất của mình. Điều đó hàm ý rằng, hoạt động thanh tra ngân hàng sẽ phải được thay đổi một cách căn bản trên cơ sở tập trung hoá, hướng đến mục tiêu bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các TCTD, phù hợp với thông lệ quốc tế.

1.4.2.3. Về phương pháp thanh tra: Để nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra nên chuyển dần từ thanh tra tuân thủ sang thanh tra trên cơ sở rủi ro.

Khi chuyển sang giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế ngành ngân hàng, hệ thống các TCTD có bước phát triển rất nhanh về quy mô và phạm vi hoạt động, đồng thời tiềm ẩn nhiều rủi ro. Thị trường tài chính phi ngân hàng (chứng khoán và bảo hiểm) có sức hấp dẫn cao, các TCTD có xu hướng thâm nhập sâu rộng hơn vào hoạt động này. Vì vậy, rủi ro đối với các TCTD trở nên đa dạng hơn. Sự phát triển mạnh mẽ của các dịch vụ ngân hàng đồng hành cùng với các loại tội phạm mới xuất hiện trong lĩnh vực ngân hàng, rủi ro về tác nghiệp và công nghệ trong điều kiện hệ thống quản trị, điều hành kinh doanh của các TCTD còn những yếu kém đang là nỗi lo

lớn của các nhà quản lý ngân hàng.

Nâng cao năng lực quản trị rủi ro là công việc sống còn của TCTD trong môi trường cạnh tranh khốc liệt của cơ chế thị trường, của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngành ngân hàng. Sự phát triển mạnh mẽ của các TCTD cả về chiều rộng và bề sâu đòi hỏi hoạt động quản lý nhà nước của NHNN phải được đổi mới, theo đó, thanh tra trên cơ sở rủi ro đối với TCTD là bước đi tất yếu của NHNN

1.4.2.4. về việc áp dụng các chuần mực quốc tế trong hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng

Hiện nay, việc chấp thuận và áp dụng các chuẩn mực của Basel về giám sát hoạt động ngân hàng được khuyến khích đối với các quốc gia trên toàn thế giới. Việc sử dụng các chuẩn mực này sẽ giúp các nước thúc đẩy tổ chức thanh tra nhằm thúc đẩy toàn bộ nền kinh tế vĩ mô và sự ổn định tài chính.

Tuy nhiên, để có được hệ thống giám sát ngân hàng hiệu quả đòi hỏi Việt nam

phải có một cơ sở hạ tầng tốt với hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, hành lang pháp lý thông thoáng, đầy đủ, có khả năng hỗ trợ cho việc đưa các chuẩn mực quốc tế

vào hoạt động thanh tra; năng lực của cán bộ thanh tra phải được nâng cao.... KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1, với mục tiêu chủ yếu là hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động thanh tra tại chỗ đối với các TCTD, luận văn đã hoàn thành những nội dung chính sau đây:

Khái quát về hoạt động thanh tra; hoạt động thanh tra tại chỗ đối với các TCTD và vai trò của hoạt động thanh tra tại chỗ đối với các TCTD;

Sự cần thiết phải đổi mới hoạt động thanh tra tại chỗ, đặc biệt là trong điều kiện kinh tế Việt Nam đã hội nhập sâu rộng với kinh tế quốc tế, từ đó đã làm tăng mức độ cạnh tranh trên thị trường tài chính đồng thời đặt các TCTD và thị trường tài chính Việt Nam phải đối mặt với những rủi ro, phức tạp có thể gây ảnh hưởng đến an toàn hệ thống và nền kinh tế;

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TRA TẠI CHỖ ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG CỦA CƠ QUAN THANH TRA,

GIÁM SÁT NGÂN HÀNG GIAI ĐOẠN TỪ 2009 -2011 •

Một phần của tài liệu 1451 đổi mới hoạt động thanh tra tại chỗ đối với các tổ chức tín dụng của cơ quan thanh tra giám sát NH luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w