hàng Nhà nước qua hoạt động thanh tra tại chỗ
2.2.3.1. Chấn chỉnh các sai phạm phát hiện qua hoạt động thanh tra
Trên cơ sở các sai phạm phát hiện được, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng đã đưa ra các kiến nghị nhằm chấn chỉnh hoạt động ngân hàng. Qua các cuộc thanh tra tại chỗ thời gian qua tại TCTD, các Đoàn Thanh tra đã đưa ra rất nhiều kiến nghị, được chia thành 2 nhóm chính:
a. Nhóm 1: Kiến nghị đối với TCTD, gồm:
+ Kiến nghị về khắc phục, sửa chữa các sai phạm tồn tại trong đã được Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng phát hiện và chỉ ra trong từng mặt hoạt động nghiệp vụ;
+ Kiến nghị về điều chỉnh cơ cấu, tổ chức bộ máy như hạn chế việc mở rộng mạng lưới hoạt động; củng cố bộ máy quản trị điều hành, ban kiểm soát, bộ phận kiểm toán nội bộ...
+ Kiến nghị về xử lý cán bộ: quy trách nhiệm cá nhân; đình chỉ, bãi miễn công tác, chức danh buộc bồi thường;.
+ Kiến nghị về việc ban hành các chính sách/quy trình/thủ tục/hạn mức nhằm đảm bảo các chính sách/quy trình/thủ tục/hạn mức phải phù hợp với hoạt động thực tế , đồng thời giảm thiểu được rủi ro cho các TCTD.
b. Nhóm 2: Kiến nghị đối với NHNN
+ Sửa đổi, bổ sung các quy định, quy trình, chính sách, đặc biệt là các quy định liên quan đến hoạt động của các TCTD nhằm nâng cao tính ổn định và an toàn trong hoạt động ngân hàng; đồng thời tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho hoạt động thanh tra, giám sát. Do đó, thời gian qua Ngân hàng nhà nước đã ban hành nhiều văn bản phù hợp với tình hình thực tế và hoạt động của các TCTD cũng như thông lệ và chuẩn mực quốc tế, thay thế các văn bản đã lỗi thời như: Luật các TCTD năm 2010; Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2011 quy định các tỷ lệ an toàn trong hoạt động của TCTD (Thông tư này thay thế cho Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN của NHNN ngày 19 tháng 4 năm 2005); Thông tư số
44/2011/TT-NHNN ngày 29/12/2011 của NHNN quy định về hệ thống kiểm toán, kiểm soát nội bộ của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (Thông tư này thay thế cho Quyết định số 36/2006/QĐ-NHNN ngày 01/8/2006 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quy chế kiểm tra, kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng và Quyết định số 37/2006/QĐ-NHNN ngày 01/8/2006 của Thống đốc Ngân hàng Nhà); Thông tư số 39/2011/TT-NHNN ngày 15/12/2011 của NHNN quy định về kiểm toán độc lập đối với các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (Thông tư này thay thế Quyết định số 121/2005/QĐ-NHNN ngày 02 tháng 02 năm 2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành quy chế về kiểm toán độc lập đối với các tổ chức tín dụng);...
+ Đặt TCTD vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, giám sát đặc biệt: đây là những biện pháp xử lý được các ngân hàng nhà nứơc sử dụng linh hoạt và có hiệu quả trong thời gian qua đặc biệt là với các ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP). Vào những năm 1997 hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần phát triển khá nhanh lên đến 51 ngân hàng. Tuy nhiên, do tốc độ phát triển nhanh không tương xứng với trình độ và khả năng quản lý và ít nhiều chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế dẫn đên năm 1997-1998 nhiều ngân hàng thương mại cổ phần gặp khó khăn dẫn đến NHNN đã phải đặc kiểm soát đặc biệt và giám sát đặc biệt đối với một số ngân hàng. Sau thời gian kiểm soát hoặc giám sát đặc biệt một số ngân hàng khôi phục lại hoạt động kinh doanh và tiếp tục hoạt động nhưng một số ngân hàng phải thanh lý, sáp nhập hoặc bị mua lại. Hiện nay chỉ còn 37 ngân hàng cổ phần. Tuy nhiên, đến cuối năm 2011, 3 ngân hàng (NHTM CP Sài Gòn; Đệ Nhất; Tín Nghĩa) đã thực hiện hợp nhất tự nguyện dựa trên sự hỗ trợ của BIDV (với vai trò là đại diện vốn của Nhà nước tại ngân hàng mới sau sáp nhập); ngoài ra, NHNN đã lên kế hoạch triển khai giám sát đặc biệt có 9 ngân hàng yếu kém trong hệ thống, chiếm 6% tổng thị phần. NHNN cho biết các nhà băng không tự tái cấu trúc sẽ bị bắt buộc sáp nhập.
+ Hạn chế mức độ và phạm vi thực hiện một số nghiệp vụ để đảm bảo an toàn hoạt động của một số TCTD có vấn đề, như hạn mức huy động vốn, hoạt động
_
Năm 2009 2010 2011
Số lượng các cuộc thanh tra tại chỗ 1.082 1.506 1.707
Số vụ việc bị xử phạt vi phạm hành chính. 146 Vb6 205
thanh toán quốc tế , ngừng việc tạm ứng và chi trả cổ tức...
+ Không chấp thuận các chức danh Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Ban kiểm soát đối với một số TCTD, do những đối tượng này đã bị các Đoàn Thanh tra quy trách nhiệm trực tiếp hoặc gián tiếp đối với các sai phạm của bản thân ngân hàng hoặc của ngân hàng khác.
2.2.3.2. Xử lý qua hoạt động thanh tra tại chỗ
Trên cơ sở các sai phạm và kiến nghị đã đưa ra, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng trong phạm vi thẩm quyền tiến hành các biện pháp xử lý sau thanh tra đối với các TCTD:
+ Tiến hành xử phạt vi phạm hành chính đối với các ngân hàng có vi phạm pháp luật;
+ Ra văn bản yêu cầu hoặc đề nghị NHNN chi nhánh yêu cầu các TCTD thực hiện các kiến nghị của các Đoàn thanh tra nêu tại Kết luận thanh tra;
+ Chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra: Đối với một số vụ việc có dấu hiệu vi phạm hình sự, ngân hàng nhà nước đã chuyển hồ sơ sang cơ quan cảnh sát điều tra như: vụ việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản của Võ Thị Hồng Điệp (Agribank chi nhánh Tân Lập); Vụ án của ông Vũ Tú (Ngân hàng TMCP Tiên Phong); Vụ Ông Vũ Quốc Hảo, nguyên Tổng giám đốc Công ty cho thuê tài chính II Ngân hàng Nông nghiệp (ALC II);...
Trong 3 năm (từ 2009-2011), NHNN đã tổ chức 4.295 cuộc thanh tra, kiểm tra đối với các đơn vị TCTD, trong đó tại CQTTGSNH là 87 cuộc. Kết thúc thanh tra, NHNN đã có trên 20 ngàn kiến nghị, yêu cầu các đơn vị có sai phạm, trong đó, của CQTTGSNH là 780. Đối với những kiến nghị chưa được xử lý dứt điểm, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng đã yêu cầu các đơn vị báo cáo nguyên nhân, biện pháp thực hiện và theo dõi sát tiến độ thực hiện.
Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng từ năm 2009 -2011, CQTTGSNH đã tiến hành xử lý các cuộc vi phạm hành chính như sau:
Bảng 2.11. Kết quả xử lý vi phạm
Tại CQTTGSNH 9 ĩõ 13 Phạt cảnh cáo 2 1 3 Phạt tiền 7 9 10 Tại TTGS chi nhánh 137 166 192 Phạt cảnh cáo 48 58 61 Phạt tiền 89 108 131
Chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra,
trong đó: 1 2 2
Tại CQTTGSNH 0 1 2
vụ, tại TTGS chi nhánh tiến hành xử phạt 495 vụ, cụ thể như sau:
- Phạt cảnh cáo đối với 173 trường hợp, trong đó, tại CQTTGSNH là 6 vụ và tại TTGS chi nhánh là 167 vụ.
- Phạt tiền đối với 354 trường hợp, trong đó tại CQTTGSNH là 26 vụ và tại TTGS chi nhánh là 328 vụ.
Chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra: 5 vụ, trong đó, tại CQTTGSNH là 3 vụ và TTGS chi nhánh là 2 vụ.