Hoạt động ngân hàng có rủi ro rất cao và rất nhạy cảm với công chúng vì vậy nâng cao vai trò mới phát huy hiệu lực thanh tra đối với các tổ chức tín dụng trong điều kiện hiện nay là vấn đề hết sức cần thiết, để nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác thanh tra trong lĩnh vực ngân hàng thanh tra chính phủ cần phải xây dựng hệ thống văn bản pháp luật của về hoạt động thanh tra cần quy định chặt chẽ và cụ thể, tránh tình trạng chồng chéo để tổ chức tín dụng có thể dễ dàng thực hiện, và các cán bộ thanh tra ngân hàng cũng dễ dàng thực thi nhiệm vụ, đổi mới nhận thức và phương pháp quản lý các tổ chức tín dụng theo hướng sử dụng luật là công cụ chủ yếu;
Thanh tra chính phủ cần xây dựng chế độ đãi ngộ phù hợp cho cán bộ làm công
tác thanh tra để thu hút những cán bộ giỏi về làm việc, đặc thù của công tác thanh tra là
cán bộ thường xuyên phải đi công tác xa và dài ngày, và phải đối mặt với nhiều khó khăn gặp phải, bên cạnh đó nghiệp vụ của ngân hàng thương mại thường xuyên biến đổi, đòi hỏi cán bộ thanh tra phải không ngừng học tập trau dồi kiến thức để đáp ứng với nhiệm vụ được giao, do đó để công tác thanh tra đạt hiệu quả cao, cán bộ thanh tra
phải là những người có trình độ chuyên môn cao, phẩm chất chính trị tốt, và có tố chất
của người lãnh đạo, nếu chế độ đãi ngộ không phù hợp sẽ khiến cho cán bộ thanh tra ngân hàng không yên tâm công tác, dẫn đến hiện tượng chảy máu chất xám;
Thanh tra chính phủ cần thường xuyên kết hợp cùng thanh tra ngân hàng trong việc kiểm tra kiểm soát tình hình hoạt động của các TCTD, để quy mô hoạt động của thanh tra ngân hàng ngày càng lớn mạnh và có hiệu quả từ đó đảm bảo cho TCTD phát triển một cách an toàn.
3.3.2.2. Đối với Bộ tài chính.
thù cho cán bộ làm công tác thanh tra ngân hàng đảm bảo đáp ứng được nhu cầu cuộc
sống tránh tình trạng chảy máu chất xám cán bộ thanh tra ngân hàng giỏi bị cán ngân hàng thương mại mời về giữ những chức vụ quan trọng với chế độ đãi ngộ hấp dẫn.
Ban hành chế độ kế toán phù hợp với tình hình hoạt động của các tổ TCTD, giúp cho Ngân hàng nhà nước và tổ chức tín dụng đễ dàng trong quá trình hoạt động của mình.
Tạo điều kiện để thanh tra Ngân hàng Nhà nước và thanh tra Bộ Tài chính phối kết hợp trong quá trình hoạt động thực thi nhiệm vụ chuyên môn.
Ưu tiên những hỗ trợ kỹ thuật của các tổ chức quốc tế cho CQTTGSNH để hoạt động thanh tra ngân hàng ngày càng có hiệu quả hơn, hoạt động thanh tra ngân hàng có vai trò vô cùng quan trọng và có ảnh hưởng sâu rộng tới kinh tế chính trị văn hóa xã hội, những hỗ trợ về kỹ thuật của các tổ chức quốc tế sẽ giúp cho hệ thống thanh tra ngân hàng phát triển mạnh mẽ hơn,
3.3.2.3. Đối với Kiểm toán nhà nước.
Kiểm toán nhà nước cần phối hợp chặt chẽ với CQTTGSNH, trao đổi thông tin số liệu liên quan đến tình hình hoạt động của TCTD hỗ trợ lẫn nhau để giám sát các tổ chức tín dụng một cách có hiệu quả,
Kiểm toán nhà nước cần phối hợp với CQTTGSNH trong việc lên kế hoạch chương trình kiểm toán tại các tổ chức tín dụng tránh gây khó dễ cho tổ chức tín dụng,
tạo điều kiện để thanh tra ngân hàng có thể sử dụng và khai thác một cách tối đa kết quả kiểm toán, những kiến nghị mà kiểm toán nêu ra trong quá trình kiểm toán;
Cần tăng cường tọa đàm trao đổi nghiệp vụ và thông tin hai chiều giữa CQTTGSNH và Kiểm toán nhà nước để phối hợp cùng nhau trong việc giám sát các TCTD một cách hiệu quả.
3.4.2.4. Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Cần ban hành các quy định về việc áp dụng Sổ tay hướng dẫn thanh tra trên cơ sở rủi ro trong hoạt động thanh tra tại chỗ nhằm đảm bảo hoạt động thanh tra trên cơ sở rủi ro được thực hiện một cách thống nhất, đồng bộ giữa các đơn vị trong CQTTGSNH, TTGS chi nhánh; Ban hành Quy chế quản trị rủi ro tối thiểu cho các
TCTD; Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung, ban hành các quy định mới về an toàn hoạt động ngân hàng phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện thực tế của Việt Nam; Tích cực và thường xuyên hơn nữa trong việc tổ chức những khóa đào tạo về hoạt động thanh tra tại chỗ, thanh tra trên cơ sở rủi ro và các đoàn khảo sát tại Cơ quan giám sát nước ngoài.