Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu 1451 đổi mới hoạt động thanh tra tại chỗ đối với các tổ chức tín dụng của cơ quan thanh tra giám sát NH luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 86 - 87)

về mô hình tổ chức

Theo Quyết định số 83/2009/QĐ/TTg ngày 27 tháng 5 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ, CQTTGSNH được thành lập trên cơ sở tổ chức lại 4 đơn vị trực thuộc ngân hàng Nhà nước bao gồm Thanh tra, Vụ các ngân hàng, Vụ các tổ chức tín dụng hợp tác và Trung tâm thông tin phòng chống rửa tiền. Cơ quan mới của ngân hàng sẽ thực hiện các chức năng như cấp phép, ban hành quy chế, giám sát từ xa và kiểm tra tại chỗ đối với các hoạt động tín dụng, ngân hàng. CQTTGSNH đã có chức năng thực hiện đầy đủ 4 khâu của chu trình thanh tra, giám sát nói chung theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế hiện nay, bao gồm: Cấp phép; Thanh tra, giám sát; Ban hành quy chế và xử lý sai phạm; Thu hồi giấy phép.

về phương pháp thanh tra

CQTTGSNH đã từng bước áp dụng phương pháp thanh tra trên cơ sở rủi ro trong hoạt động thanh tra tại chỗ. Các cuộc thanh tra trên cơ sở rủi ro ngày càng tăng lên cả về quy mô và tốc độ.

về việc mở rộng nội dung thanh tra

Nội dung thanh tra tại chỗ của CQTTGSNH ngày càng được cải tiến và mở rộng, điều này được thể hiện ở việc trong các cuộc thanh tra tại chỗ theo phương pháp thanh tra trên cơ sở rủi ro, CQTTGSNH ngoài việc đánh giá các nội dung thanh tra theo các quy định của pháp luật còn bổ sung thêm các tiêu chí đánh giá về mặt định tính để xác định mức độ rủi ro đối với các nghiệp vụ kinh doanh của TCTD trong một số nội dung thanh tra.

Về tác động của hoạt động thanh tra tại chỗ đối với hệ thống các TCTD

Hoạt động thanh tra tại chỗ của CQTTGSNH thời gian qua đã góp phần giữ vững an toàn hệ thống, phục hồi và phát triển hoạt động của các TCTD. Thông qua việc phát hiện các sai phạm trong quá trình hoạt động của TCTD, CQTTGSNH đã có các kiến nghị, các biện pháp xử phạt, chấn chỉnh đối với TCTD đảm bảo cho

việc hoạt động của TCTD an toàn và tuân thủ theo đúng quy định pháp luật. Bên cạnh đó, hoạt động thanh tra tại chỗ cũng đã cung cấp những bài học kinh nghiệm cho phát hiện các ngân hàng có vấn đề; việc áp dụng các biện pháp xử lý tình huống để

duy trì và đảm bảo hoạt động của các TCTD đặc biệt là ngân hàng thương mại cổ phần

trong tầm kiểm soát của NHNN.

Hoạt động thanh tra tại chỗ đã góp phần đảm bảo quá trình xử lý các ngân hàng có vấn đề được diễn ra bình thường, không gây ra những cơn sốc trong công chúng. Nhờ đó, giữ vững ổn định kinh tế, chính trị của đất nước. Đồng thời, đảm bảo chi phí cho quá trình xử lý ngân hàng ở mức thấp nhất, hạn chế tổn thất vật chất cho ngân sách nhà nước.

Với hoạt động thanh tra trực tiếp và hệ thống các biện pháp xử lý sau thanh tra, cùng với hoạt động giám sát từ xa đã góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của các TCTD; hạn chế và giảm thiểu những sai phạm nghiêm trọng trong hoạt động quản trị điều hành và hoạt động tác nghiệp tại các TCTD như đã từng diễn ra một cách tương đối phổ biến.

Hoạt động thanh tra tại chỗ đã bước đầu định hướng cho quá trình hoàn thiện chính sách của NHNN, bao gồm các quy chế, chính sách điều chỉnh hoạt động của các NHTM và các chính sách nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng. Trong thời gian qua, công tác thanh tra về lãi suất và hoạt động huy động, cho vay của các TCTD được thực hiện quyết liệt, lập lại kỷ cương thị trường, các chỉ tiêu tiền tệ, tín dụng phản ánh đúng bản chất đồng thời giúp cho các chính sách điều chỉnh của NHNN phát huy tác dụng và đạt được mục tiêu đề ra như kiềm chế lạm phát; giảm dư nợ tín dụng cho vay các ngành phi sản xuất....;

Một phần của tài liệu 1451 đổi mới hoạt động thanh tra tại chỗ đối với các tổ chức tín dụng của cơ quan thanh tra giám sát NH luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 86 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w