1.4.1.1. Về mô hình tổ chức, bộ máy thanh tra, giám sát
Phi, Chấu Á, Châu Âu, Trung Đông và Bán Cầu Tây cho thấy, hiện có 135/165 quốc gia áp dụng mô hình: Thanh tra ngân hàng là một bộ phận cấu thành của Ngân hàng trung ương (NHTW) và là một chức năng của NHTW; 7/165 quốc gia áp dụng dụng mô hình: Thanh tra ngân hàng nằm trong Bộ Tài chính và là một chức năng
của Bộ Tài chính và 25/165 quốc gia áp dụng mô hình: Thanh tra ngân hàng là một định chế độc lập của Chính phủ.
Ngoài ra, trong từng mô hình này cũng có những cách tổ chức nội bộ rất khác nhau và các khâu thanh tra, giám sát cũng được phân chia thực hiện khác nhau. Có quốc gia, cơ quan giám sát ngân hàng/tài chính chỉ thực hiện 3 khâu trong quá trình giám sát (ban hành quy định, thanh tra, giám sát và thực hiện các biện pháp chỉnh sửa)
mà không trực tiếp cấp phép (NHTW Thái Lan, OSFI Canada; Ủy ban giám sát tài chính Đài Loan - FSC Đài Loan...), trong khi đó cơ quan giám sát ngân hàng/tài chính
ở một số quốc gia khác lại thực hiện cả 4 khâu trọn vẹn (CBRS Trung Quốc) [14]. Sự phối hợp giữa các khâu này và sự phân chia nhiệm vụ thực hiện các khâu đó cũng rất đa dạng theo từng mô hình và từng quốc gia. Trong một số mô hình, bộ phận giám sát ngân hàng được cấu trúc thành các đơn vị phụ trách các tổ chức tài chính khác nhau (theo quy mô, loại hình...), trong đó mỗi đơn vị này thực hiện khép kín 4 khâu trong quá trình thanh tra (CBRS - Trung Quốc). Có những mô hình khác tách biệt 4 khâu thành 4 bộ phận chức năng khác nhau, mỗi bộ phận chức năng thực hiện một khâu hoặc gộp chức năng thanh tra tại chỗ và giám sát từ xa vào một bộ phận và tách biệt hai chức năng còn lại thành các bộ phận khác nhau [14].
1.4.1.2. về phương pháp thanh tra
Qua tìm hiểu về hoạt động thanh tra, giám sát của một số quốc gia trên thế giới cho thấy, dù theo mô hình thanh tra, giám sát khác nhau thì giữa các nước này vẫn có một điểm chung trong cách tiếp cận thanh tra, giám sát, đó là xây dựng một khuôn khổ thanh tra, giám sát trên cơ sở: (i) Hợp nhất; (ii) dựa trên cơ sở rủi ro; (iii)
1.4.1.3. về việc áp dụng các chuẩn mực quốc tế trong hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng
Ủy ban Basel về giám sát nghiệp vụ ngân hàng là một Ủy ban bao gồm các chuyên gia giám sát hoạt động ngân hàng được thành lập bởi các Thống đốc Ngân hàng Trung ương của nhóm G10, năm 1975
Quan điểm của Uỷ Ban này là: Sự yếu kém trong hệ thống ngân hàng của một quốc gia, dù là quốc gia phát triển hay đang phát triển, có thể đe doạ đến sự ổn định về tài chính trong cả nội bộ quốc gia đó và trên trường quốc tế.
Hiện nay trên thế giới có hơn 150 quốc gia đã áp dụng (đầy đủ hoặc 1 phần) chuẩn mực cơ bản của Ủy ban Basel bao gồm 25 nguyên tắc cơ bản cần thiết để đảm bảo cho hệ thống giám sát có hiệu quả. Những chuẩn mực này được chia theo 7 nhóm như sau:
+ Nhóm các nguyên tắc về “Điều kiện tiên quyết cho việc giám sát nghiệp vụ ngân hàng hiệu quả” [21]: Chuẩn mực số 1. Chuẩn mực này đưa ra các yêu cầu đối với một hệ thống giám sát ngân hàng hiệu quả, đó là: Mục đích, tính độc lập, quyền hạn, tính minh bạch và sự hợp tác. Theo đó, hệ thống giám sát ngân hàng hiệu quả phải phân định trách nhiệm rõ ràng và mục đích của mỗi đơn vị có thẩm quyền giám sát ngân hàng. Mỗi đơn vị phải có sự hoạt động độc lập, các quy trình minh bạch, có lực lượng nhân sự đầy đủ và được quản lý phù hợp, phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trước nhiệm vụ được giao. Bên cạnh đó các quy định về chia sẻ thông tin giữa các cơ quan quản lý nhà nước và quy định về bảo mật các thông tin cũng cần phải
được quy định rõ ràng.
+ Nhóm các nguyên tắc về “Cấp phép và cấu trúc” [21]: Từ chuẩn mực số 2 đến chuẩn mực số 5. Nhóm nguyên tắc này quy định về: (i) Các hoạt động được cấp phép; (ii) Các tiêu chí cấp phép; (iii) Chuyển quyền mua bán lớn; và (iv) Giao dịch mua bán lớn;
+ Nhóm các nguyên tắc về “Các quy định và yêu cầu thận trọng” [21]: Từ chuẩn mực số 6 đến chuẩn mực số 15. Nhóm nguyên tắc này quy định về: An toàn vốn tối thiểu; Quy trình quản trị rủi ro; Các loại rủi ro; Giới hạn mức cho vay. Theo
đó, Cơ quan quản lý rủi ro phải đảm bảo rằng ngân hàng phải có các chính sách quy định về các vấn đề nêu trên;
+ Nhóm các nguyên tắc về “thanh tra, giám sát ngân hiệu quả” [21]: Từ chuẩn mực số 16 đến chuẩn mực số 20. Nhóm nguyên tắc này quy định: Cần phải kết hợp hoạt động thanh tra tại chỗ và giám sát từ xa; Thanh tra ngân hàng phải liên hệ thường xuyên với quản lý các ngân hàng và hiểu được hoạt động của TCTD; Thanh tra ngân hàng phải có công cụ để thu thập, tổng hợp và phân tích báo cáo một cách thận trọng; để xác định thông tin thanh tra một cách độc lập thông qua kiểm tra tại
chỗ hoặc thông qua kiểm toán bên ngoài; năng lực của các thanh tra viên.
+ Nhóm các nguyên tắc về “Yêu cầu thông tin” [21]: Chuẩn mực số 21. Nguyên tắc này quy định về “thông tin giám sát”. Theo đó, yêu cầu Cơ quan quản lý nhà nước phải có các phương tiện thu thập, xem xét và phân tích các báo cáo về an toàn hoạt động và các chỉ số thống kê do các ngân hàng gửi về trên cơ sở đơn lẻ và tổng hợp, đồng thời phải có phương tiện để xác minh tính trung thực của các báo cáo này thông qua hoặc là thanh tra tại chỗ hoặc thuê các chuyên gia độc lập.
+ Nhóm các nguyên tắc về “Quyền lực của Thanh tra, giám sát viên” [21]: Chuẩn mực số 22. Nguyên tắc này quy định: Thanh tra viên phải có đầy đủ các phương
thức thanh tra thích hợp để ra những giải pháp đúng đắn, kịp thời khi TCTD không đáp
ứng được các yêu cầu an toàn, có những hành động vi phạm xảy ra thường xuyên, hay
khi lợi ích chính đáng của người gửi tiền bị đe dọa....
+ Nhóm nguyên tắc về “nghiệp vụ ngân hàng đa quốc gia” [21]: Từ chuẩn mực số 23 đến số 25. Nhóm nguyên tắc này quy định về: Quyền xử lý vi phạm của cơ quan quản lý nhà nước; Giám sát hợp nhất; Quan hệ giữa cơ quan quản lý nhà nước nước sở tại và nước nguyên xứ.