Để CQTTGSNH hoạt động một cách có hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu về sự phát triển của nền kinh tế xã hội chính phủ cần quan tâm xây dựng hệ thống hành lang pháp lý phù hợp với hệ thống ngân hàng hiện nay, tránh chồng chéo và sát với
tình hình hoạt động của các tổ chức tín dụng, đảm bảo cho tổ chức tín dụng hoạt động an toàn và hiệu quả, việc hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ của NHNN vẫn còn lệ thuộc nhiều vào Chính phủ và các cơ quan của chính phủ như Bộ tài chính, Bộ kế hoạch và đầu tư. Do vậy Quốc hội cần phải có lộ trình tiếp tục hoàn thiện luật NHNN để NHNN giải quyết những bất cập hiện nay, Chính phủ cần trao quyền cho NHNN chủ động và độc lập hơn trong việc thực thi các nhiệm vụ của mình đặc biệt là việc kiểm soát tình hình hoạt động của các TCTD.
Mặt khác Chính phủ cần trao quyền hoạt động độc lập, cho CQTTGSNH trong quá trình thực thi hoạt động, để cán bộ thanh tra đưa ra những kết luận chính xác và có tính thực thi hơn, trong việc thực hiện nhiệm vụ được phân công.
Chính phủ cần tạo sự ổn định môi trường kinh tế vĩ mô, vì môi trường kinh tế vĩ mô có ảnh hưởng rất lớn đến tình tình hoạt động của các TCTD, bất kỳ một biến động nhỏ nào của môi trường này cũng tác động mạnh đến luồng tiền chảy ra hoặc chảy vào ngân hàng do đó Chính phủ cần quan tâm đến các vấn đề như tạo môi trường kinh tế ổn định, duy trì lạm phát ở mức hợp lý, ổn định sức mua của đồng tiền, ổn định giá cả, khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước , mở rộng hợp tác kinh tế với các nước trên thế giới
Trong lĩnh vực thanh tra Ngân hàng, Chính phủ cần quan tâm hơn nữa đến việc hoàn thiện cơ cấu tổ chức và hoạt động của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng thông qua việc chỉ đạo xây dựng và ban hành nghị định đổi mới về mô hình tổ chức và hoạt động thanh tra ngân hàng để kiện toàn bộ máy tổ chức hoạt động của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng hiện nay.
Trao quyền hoạt động cho Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng trực thuộc Ngân hàng Nhà nước, có trách nhiệm thanh tra TCTD theo ngành dọc, phạm vi thanh tra cho toàn khu vực, thành lập cụm thanh tra ngân hàng theo từng khu vực không trực thuộc tỉnh nào để hoạt động thanh tra có hiệu quả hơn đáp ứng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội.
Về dài hạn, trên cơ sở đánh giá sự hoàn thiện của thị trường tài chính, Chính phủ cần chỉ đạo thành lập Cơ quan giám sát hợp nhất để thực hiện thanh tra, giám sát
cả các định chế tài chính khác như; thị trường chứng khoán, bảo hiểm, quỹ đầu tư, tuy,
để bảo đảm an toàn hệ thống và phù hợp với điều kiện tình hình kinh tế, xã hội, chính trị Việt Nam, nên duy trì Cơ quan Giám sát hợp nhất theo mô hình trực thuộc Ngân hàng Nhà nước.
3.3.2. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước3.3.2.1. Đối với Thanh tra Chính phủ.