3.2.2.1. Hoàn thiện khung pháp lý hỗ trợ hoạt động thanh tra tại chỗ
Thứ nhất, cần phải ban hành sổ tay hướng dẫn thanh tra trên cơ sở rủi ro và các quy định về việc áp dụng Sổ tay hướng dẫn thanh tra trên cơ sở rủi ro trong hoạt động thanh tra tại chỗ
Sổ tay hướng dẫn thanh tra trên cơ sở rủi ro là cẩm nang nghiệp vụ giúp cán bộ thanh tra nghiên cứu, ứng dụng khi thanh tra từng nghiệp vụ cụ thể, đặc biệt là việc đánh giá hoạt động quản trị, điều hành, môi trường kiểm soát nội bộ, hệ thống
thông tin quản lý, hệ thống quản trị rủi ro của các TCTD... Cũng như việc xây dựng quy trình thanh tra trên cơ sở rủi ro, Sổ tay hướng dẫn thanh tra trên cơ sở rủi ro được
xây dựng cũng phải phù hợp với thực tiễn hoạt động các TCTD và có tham khảo sổ tay
thanh tra của các nước trên thế giới.
Việc ban hành Sổ tay hướng dẫn thanh tra trên cơ sở rủi ro và các quy định về việc áp dụng Sổ tay hướng dẫn thanh tra trên cơ sở rủi ro là điều kiện quan trọng để việc áp dụng các tiêu chí đánh giá đối với từng nội dung thanh tra được thực hiện một
cách thống nhất giữa các TCTD trong nước và nước ngoài.
Thứ hai, ban hành các quy định tối thiểu về quản trị rủi ro của các Tổ chức tín dụng
Ban hành qui định tối thiểu về hệ thống quản trị rủi ro tại các Tổ chức tín dụng,
trước mắt là rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản và rủi ro thị trường để khuyến khích các
Tổ chức tín dụng thiết lập các hệ thống quản trị rủi ro hữu hiệu, phù hợp với đặc điểm
kinh doanh và các rủi ro trong hoạt động của TCTD đó. Trên cơ sở đó qua hoạt động thanh tra trên cơ sở rủi ro của CQTTGSNH phải đảm bảo rằng các TCTD có đủ các hệ
thống quản trị rủi ro và các công cụ cần thiết để nhận dạng, đo lường, kiểm soát và
xử lý
rủi ro một cách hữu hiệu. Đồng thời đây cũng là các tiêu chí để thanh tra viên sử dụng
trong quá trình thanh tra một cách thống nhất giữa các TCTD trong nước và nước ngoài.
Thứ ba, thay thế, sửa đổi và bổ sung các quy định về an toàn hoạt động của tổ chức tín dụng
- Hoàn thiện hệ thống kế toán và các quy tắc đánh giá rủi ro phù hợp với thông
lệ quốc tế nhằm hạch toán hợp lý thu nhập, lợi nhuận, nguồn vốn và các giao dịch tài chính. Hệ thống kế toán phù hợp sẽ nâng cao chất lượng thông tin phục vụ cho quản trị rủi ro và đảm bảo minh bạch trong quản trị ngân hàng. Cải cách hệ thống kế toán ngân hàng Việt Nam phù hợp với chuẩn mực hệ thống quản lý (IAS - Internationnal accouting System) và chuẩn mực lập báo cáo tài chính quốc tế. Thực hiện phân loại nợ theo thông lệ quốc tế, phân loại nợ dựa trên cơ sở các yếu tố định tính và định lượng thông qua việc áp dụng phương pháp dựa vào hệ thống xếp hạng nội bộ (IRB) để là cơ sở trích lập dự phòng rủi ro.
động ngân hàng; các quy định, chính sách quản lý các loại hình tổ chức tín dụng và hoạt động ngân hàng.
Thứ tư, khẩn trương ban hành Nghị định thay thế Nghị định 91/1999/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức hoạt động của thanh tra ngân hàng
Việc khẩn trương ban hành Nghị định thay thế Nghị định 91/1999/NĐ-CP sẽ đảm bảo vị trí pháp lý, quyền và nghĩa vụ pháp lý đầy đủ trong hoạt động thanh tra, giám sát đối với các TCTD; bảo đảm để CQTTGSNH có đủ quyền lực cần thiết trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thanh tra, giám sát an toàn và chấp hành đúng các quy định của pháp luật trong hoạt động của các TCTD; đảm bảo đầy đủ các căn cứ pháp lý về địa vị pháp lý, về chức năng nhiệm vụ và quyền hạn cũng như cơ chế phối hợp của CQTTGSNH cho hoạt động thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro.
3.2.2.2. Xây dựng chiến lược, kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra nhằm nâng cao năng lực, trình độ cán bộ thanh tra đáp ứng yêu cầu thực hiện thanh tra trên cơ sở rủi ro
Đây là một trong những giải pháp có tính quyết định, đặc biệt đối với việc hiện thực hoá việc đổi mới phương pháp và nội dung thanh tra. Mặc dù hoàn toàn không phải giải pháp mới, tuy nhiên, giải pháp này lại thường được nêu ra với những nhận định rất chung chung, thiếu sự phân tích, nghiên cứu cẩn thận. Chính vì vậy, chi phí bỏ ra cho mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là không nhỏ nhưng kết quả thu được rất hạn chế.
Xét trong phạm vi CQTTGSNH, xuất phát điểm của giải pháp này là từ giải pháp đổi mới hoạt động của CQTTGSNH bao gồm đổi mới về tổ chức; đổi mới về chức năng nhiệm vụ và đổi mới về nội dung, phương pháp thanh tra. Có nghĩa là căn cứ vào những nội dung đổi mới theo dự kiến, xác định những công việc cần phải thực hiện, những vị trí cần phải đảm nhiệm, từ đó, đặt ra mục tiêu chất lượng mà nguồn nhân lực phải đáp ứng; đồng thời đặt ra những yêu cầu cụ thể cho mỗi loại công việc, mỗi vị trí, mỗi chức danh.
Bước tiếp theo là rà soát lại trình độ cán bộ. Đây là một công việc khó khắn và tế nhị. Chính vì vậy, mặc dù vấn đề trình độ cán bộ thanh tra hạn chế đã được
nhìn nhận, nhưng cụ thể hạn chế trong nội dung nào, lĩnh vực nào và đặc biệt ở mức độ nào thì vẫn chưa có đánh giá nào. Cần có một đề án riêng cho nội dung này.
Bước thứ ba là căn cứ mục tiêu và yêu cầu đặt ra với trình độ cán bộ đã khảo sát được, để xây dựng chương trình, nội dung, chi phí và cách thức đào tạo phù hợp. Đặc biệt về nội dung đào tạo cần tập trung:
- Kỹ năng quản trị rủi ro (hiểu các loại rủi ro và các phương pháp quản trị rủi ro).
- Công nghệ ngân hàng và dịch vụ tài chính mới. - Quản trị ngân hàng hiện đại.
- Các kỹ năng bổ trợ như phân tích tài chính, hoạt động TCTD, ngoại ngữ, toán học và công nghệ thông tin....
Về chi phí và cách thức đào tạo, từ trước tới nay, NHNN và CQTTGSNH mới chỉ sử dụng 2 nguồn kinh phí: của NHNN và nguồn tại trợ từ các tổ chức quốc tế, với một cách thức đào tạo duy nhất là các khoá đào tạo lý thuyết từ một vài ngày đến tối đa là một vài tháng. Trong thời gian tới, cần mở rộng các hình thực đào tạo, đặc biệt là đào tạo thực hành và đào tạo dài hạn cho các mục tiêu chiến lược. Đồng thời
khai thác 2 nguồn kinh phí khác cho đào tạo là từ chính các TCTD và các cán bộ của CQTTGSNH, những cán bộ đã được đào tạo chuyên gia. Đây là những nguồn lực sẵn
có và đầy tiềm năng nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo trong ngắn và dài hạn.
3.2.2.3. Phát triển hệ thống công nghệ thông tin phục vụ cho hoạt động thanh tra tại chỗ
- Trên cơ sở rà soát lại hệ thống cơ sở vật chất phục vụ cho công tác thu thập và xử lý thông tin của Ngân hàng nhà nước để xây dựng kế họach cải thiện hạ tầng công nghệ thông tin đồng bộ và tiên tiến để phục vụ cho hoạt động ngân hàng, bao gồm cả hệ thống phần cứng, phần mềm ứng dụng và cán bộ công nghệ thông tin.
- Chỉnh sửa hệ thống thông tin, báo cáo thống kê đồng bộ, phù hợp với yêu cầu thực hiện giám sát thường xuyên, liên tục của CQTTGSNH đối với các TCTD, đảm bảo hệ thống chỉ tiêu báo cáo phù hợp. Hệ thống thông tin này có khả năng kết nối trực tuyến với kho dữ liệu của TCTD, kho dữ liệu của các TCTD của Bảo hiểm tiền gửi và kết nối với cơ quan giám sát tài chính khác. Đây là yêu cầu cấp thiết phục vụ hoạt động thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro và cũng là một trong những
cơ sở cung cấp nguồn thông tin chính xác kịp thời hỗ trợ cho Ngân hàng hàng nhà nước trong việc hoạch định và điều hành chính sách tiền tệ quốc gia.
- Tạo cơ chế trao đổi thông tin và phối hợp hành động hữu hiệu giữa CQTTGSNH với các cơ quan thanh tra, giám sát tài chính trong nước (đặc biệt là với Thanh tra Chúng khoán, Thanh tra Bảo hiểm...) và các cơ quan thanh tra, giám sát quốc tế. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế song phương, đa phương với các cơ quan giám sát
nước ngoài trong việc phối hợp thanh tra, giám sát rủi ro, đặc biệt đối với các TCTD nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, các TCTD Việt Nam hoạt động tại nước ngoài, đồng thời tranh thủ sự hỗ trợ về công nghệ, kỹ thuật thanh tra, giám sát tiến tiến.