Trước tháng 8/2009
Trước tháng 8/2009, CQTTGSNH có tên gọi là Thanh tra ngân hàng. Thanh tra ngân hàng được tổ chức và hoạt động theo quy định tại Nghị định số 91/1999/NĐ-CP ngày 4/9/1999 của Chính phủ, có chức năng (i) Thực hiện thanh tra, giám sát đối với tổ chức và hoạt động của các TCTD và hoạt động ngân hàng của các tổ chức khác; (ii) thẩm tra, xác minh, kết luận, kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý khiếu nại, tố cáo liên quan đến ngành Ngân hàng; (iii) tham mưu cho Thống đốc NHNN về chỉ đạo, kiểm tra việc phũng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng trong ngành Ngân hàng.
Từ 1/8/2009 đến nay
CQTTGSNH được thành lập theo Quyết định số 83/2009/QĐ/TTg ngày 27 tháng 5 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ (có hiệu lực từ ngày 1/8/2009) trên cơ sở tổ chức lại 4 đơn vị trực thuộc ngân hàng Nhà nước bao gồm Thanh tra ngân hàng, Vụ các ngân hàng, Vụ các tổ chức tín dụng hợp tác và Trung tâm thông tin phòng chống rửa tiền; có chức năng: (i) thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành và giám sát chuyên ngành về ngân hàng trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước; (ii) tham mưu, giúp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quản lý nhà nước đối với các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính quy mô nhỏ, hoạt động ngân hàng của các tổ chức khác; (iii) thực hiện phòng, chống rửa tiền theo quy định của pháp luật.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức thanh tra, giám sát ngân hàng
sơ đồ 2.1 dưới đây) bao gồm: Thanh tra, giám sát ngân hàng tại trụ sở chính của NHNN (được gọi là CQTTGSNH) và Thanh tra, giám sát ngân hàng tại NHNN chi nhánh các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (được gọi là Thanh tra, giám sát chi nhánh).
Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức thanh tra, giám sát ngân hàng
Ghi chú: ---: Quan hệ chỉ đạo; ---> : Quan hệ báo cáo Trong đó:
Cơ cấu tổ chức của CQTTGSNH gồm 8 đơn vị [20, Điều 3]:
1. Vụ Thanh tra các tổ chức tín dụng trong nước (gọi tắt là Vụ I) 2. Vụ Thanh tra các tổ chức tín dụng nước ngoài (gọi tắt là Vụ II)
3. Vụ Thanh tra hành chính, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng (gọi tắt là Vụ III).
4. Vụ Giám sát ngân hàng (gọi tắt là Vụ IV)
5. Vụ Chính sách an toàn hoạt động ngân hàng (gọi tắt là Vụ V).
6. Vụ Quản lý cấp phép các tổ chức tín dụng và hoạt động ngân hàng (gọi tắt là Vụ VI).
7. Văn phòng.
8. Cục Phòng, chống rửa tiền.
giám sát ngân hàng do Thống đốc NHNN quyết định. Các tổ chức quy định từ 1 đến 8 được tổ chức phòng.
Cơ cấu tổ chức của thanh tra, giám sát chi nhánh: Là một đơn vị cấp tương đương phòng, thuộc tổ chức bộ máy của NHNN chi nhánh. Thanh tra chi nhánh NHNN chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo của Giám đốc chi nhánh NHNN.
Hiện tại, CQTTGSNH đã có chức năng thực hiện đầy đủ 4 khâu của một chu trình thanh tra, giám sát nói chung theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế hiện nay, bao gồm: Cấp phép; Thanh tra, giám sát; Ban hành quy chế và xử lý sai phạm; Thu hồi giấy phép.
- Mối liên hệ giữa CQTTGSNH và TTGS chi nhánh
+ CQTTGSNH thực hiện giám sát và thanh tra: Hội sở chính, sở giao dịch, các công ty trực thuộc hạch toán độc lập của các TCTD nhà nước; QTDND trung ương; các TCTD nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; hoạt động ngân hàng của các tổ chức không phải là TCTD do NHNN cấp giấy phép; các đơn vị thuộc trách nhiệm giám sát và thanh tra của Thanh tra, giám sát chi nhánh khi xét thấy cần thiết.
+ Thanh tra, giám sát chi nhánh chịu trách nhiệm giám sát và thanh tra trên địa bàn gồm: các chi nhánh, công ty trực thuộc của các TCTD trong nước; QTDND cơ sở; hoạt động ngân hàng của các tổ chức khác không phải là TCTD được các cấp có thẩm quyền cấp giấy phép (theo uỷ quyền).
Thanh tra, giám sát chi nhánh chịu sự hướng dẫn về mặt nghiệp vụ của CQTTGSNH. Hàng năm, CQTTGSNH xây dựng chương trình kế hoạch thanh tra chung gửi các chi nhánh. Thanh tra, giám sát chi nhánh căn cứ chương trình chung và tình hình thực tế của các TCTD trên địa bàn để lựa chọn đối tượng và quyết định nội dung thanh tra. Tuy nhiên, về mặt tổ chức, nhân sự và các các hoạt động thanh tra, giám sát cụ thể, Thanh tra, giám sát chi nhánh thực hiện theo chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc NHNN chi nhánh.