Phân loại chovay tiêu dùng

Một phần của tài liệu 0937 nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh bắc nam định luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 34 - 36)

Có rất nhiều các tiêu chí khác nhau để phân loại CVTD thành các hình thức khác nhau. Mỗi cách phân loại cho ta những cách nhìn khác nhau về CVTD giúp ta có cái nhìn tổng thể, toàn diện nhất về CVTD. Sau đây là một số cách phân loại:

* Căn cứ vào loại tài sản được đảm bảo có 3 loại là:

Cho vay tiêu dùng thế chấp lương, thu nhập: là loại cho vay mà đối tượng khách hàng có việc làm tương đối ổn định ở một mức nào đó phù hợp với quy định của ngân hàng. Số tiền được vay sẽ quyết định dựa trên nhu cầu, mức thu nhập thường xuyên của khách hàng và mức cho vay tối đa của ngân hàng. Trước khi thực hiện hợp đồng cho vay ngân hàng phải cần khách hàng kê khai đẩy đủ các khoản thu nhập, tiền lương ... của mình.

Cho vay cầm cố: Đây là hình thức mà ngân hàng cho khách hàng vay để thực hiện mục đích tiêu dùng của họ theo đó khách hàng phải chuyển quyền kiểm soát tài sản cho ngân hàng. Để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng, tài sản cầm cố và số lượng tiền vay sẽ được căn cứ thực hiện theo quy

định văn bản pháp luật điều chỉnh và theo quy định ngân hàng.

Cho vay có đảm bảo tài sản bằng tài sản hình thành từ tiền vay của ngân hàng. Đây là hình thức cho vay áp dụng đối với khách hàng có nhu cầu vay để mua những tài sản lớn phục vụ mục đích tiêu dùng của họ. Số tiền mà ngân hàng

cho vay phụ thuộc vào khả năng tài chính và khả năng trả nợ của khách hàng. Thông thuờng ngân hàng cho vay với mức 50% - 60% giá trị tài sản mua sắm.

* Căn cứ vào phương thức trả nợ của khách hàng

Gồm có: cho vay trả góp, cho vay phi trả góp

Cho vay trả góp: là loại cho vay trong đó khách hàng tiến hành trả nợ cho ngân hàng làm nhiều lần theo định kỳ đã thỏa thuận bằng việc thanh toán cho ngân hàng một phần nợ gốc và lãi vay. Do nguồn trả nợ của khách hàng là thu nhập hàng tháng nên hình thức cho vay này rất phù hợp và mang lại hiệu quả cao. Hình thức này đuợc các ngân hàng áp dụng rộng rãi vào các khoản vay có mục đích nhu: mua sắm nhà cửa, mua các phương tiện đi lại, thiết bị điện tử ...

Cho vay phi trả góp: là phương thức cho vay tiêu dùng mà trong đó khách hàng chỉ thanh toán cho ngân hàng một lần khi đến hạn, còn tiền lãi khách hàng phải trả hàng tháng với lãi suất cố định trong suốt kỳ hạn vay. Phương thức này thường áp dụng với các khoản vay nhỏ và ngắn hạn.

* Căn cứ vào phương thức cho vay

Căn cứ vào phương thức cho vay có thể chia thành: cho vay trực tiếp và cho vay gián tiếp

Cho vay trực tiếp: là các khoản cho vay trong đó ngân hàng trực tiếp tiếp xúc và cho khách hàng vay vốn, đồng thời cũng trực tiếp thu nợ từ người vay mà không thông qua yếu tố trung gian.

Cho vay gián tiếp: là loại cho vay trong đó ngân hàng thực hiện việc cấp vốn cho khách hàng thông qua trung gian là các hãng bán lẻ. Trong

trường hợp này, khách hàng cũng không trực tiếp trả nợ cho ngân hàng.

* Căn cứ vào mục đích khoản vay

Theo tiêu chí này ta có thể chia cho vay tiêu dùng thành 2 loại bao gồm cho vay tiêu dùng cư trú và cho vay tiêu dùng phi cư trú.

Cho vay tiêu dùng cư trú: là các khoản cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu mua

sắm, xây dựng hoặc cải tạo nhà ở của khách hàng là cá nhân hoặc hộ gia đình. Cho vay tiêu dùng phi cư trú: là các khoản cho vay với mục đích trang trải cho các khoản mua sắm các phương tiện đi lại, đồ dùng gia đình, chi phí học hành giải trí, du lịch ...

1.3. HIỆU QUẢ VÀ KHẢ NĂNG CẠNH TRẠNH TRONG HOẠT ĐỘNGCHO VAY TIÊU DÙNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.

Một phần của tài liệu 0937 nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh bắc nam định luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w