Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả và khả năng cạnh tranh trong hoạt

Một phần của tài liệu 0937 nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh bắc nam định luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 44 - 52)

1.3.3.1. Nhân tố ngân hàng a. Lãi suất cho vay

Một yếu tố sẽ làm cho thu hút khách hàng, làm tăng doanh số cho vay, làm cho ngân hàng có vốn luu chuyển thuờng xuyên, làm cho ngân hàng vó vốn để kinh doanh đó là mức lãi suất cho vay. Điều này khá dễ hiểu, lãi suất cho vay của ngân hàng nào cao thì khả năng thu hút khách hàng đến vay vốn sẽ thấp hơn những ngân hàng có mức lãi suất cho vay thấp. Lãi suất cũng thay đổi so với mức rủi ro tín dụng trên hàng loạt các yếu tố nhu: số tiền cho vay, thời hạn, chi phí thực hiện, giám sát khoản cho vay và số du tiền gửi của nguời vay. Chính vì thế, lãi suất là yếu tố tác động rất lớn đối với mỗi khoản vay nói chung và CVTD nói riêng. Bởi vì nếu ngân hàng đặt mức lãi suất CVTD quá cao thì sẽ làm cho nhu cầu vay vốn của cá nhân hoặc hộ gia đình giảm đi, những nguời đó sẽ không đủ khả năng tài chính để vay một khoản tiền quá lớn, khách hàng cũng không muốn kéo dài thời gian vay quá lâu với một mức lãi suất cao. Trong một số đối tuợng thì nếu nhu cầu vay không thực sự cần thiết thì có thể quyết định không vay luôn. Cho nên việc mà ngân hàng tăng hoặc điều chỉnh lãi suất cho vay sẽ tác động không nhỏ đến nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp và các cá nhân hoặc hộ gia đình.

b. Công nghệ ngân hàng

Ngày nay, công nghệ đang thể hiện đuợc mình và chứng tỏ đuợc sự cần thiết, hữu ích của mình trong tất cả các lĩnh vực trong xã hội. Truớc đây khi công nghệ chua phát triển thì số luợng nhân viên trong các NHTM là rất nhiều, những nhân viên đó phải quản lý khối luợng sản phẩm lớn cùng luợng giấy tờ quan trọng của khách hàng, nhung tất cả các nghiệp vụ ngân hàng phải đuợc ghi trên giấy tờ, sổ sách, thời gian thực hiện khá lâu, phức tạp. Hệ thống công nghệ tin học đã hỗ trợ giúp cho ngành ngân hàng rất nhiều trong việc quản lý các khoản vay nói chung, cũng nhu CVTD nói riêng. Ngoài ra,

công nghệ đã làm thay đổi bộ máy hoạt động của ngân hàng khá nhiều, các nghiệp vụ của ngân hàng giờ đây đã dễ dàng hơn, nhanh chóng hơn và chính xác hơn. Các hình thức chuyển tiền trong nước và nước ngoài thì thuận lợi hơn rất nhiều so với trước đây.

Nhìn chung, công nghệ tin học đã giúp cho hoạt động của các NHTM nói chung và CVTD nói riêng. Người dân không cảm thấy e ngại mỗi lần đến ngân hàng nữa, không phải suy nghĩ nhiều về thời gian chờ đợi nữa. Chính vì có công nghệ, các NHTM dễ dàng quản lý và theo dõi món vay của cá nhân hoặc hộ gia đình hơn. Ngược lại, khách hàng cũng sẽ thuận lợi hơn mỗi khi đến ngân hàng vay vốn. Công nghệ hiện đại giúp cho ngân hàng cung cấp dịch vụ hiện đại, phong phú phục vụ nhu cầu ngày càng lớn và đa dạng của khách hàng. Trong khi đó, đặc thù của hoạt động cho vay khách hàng cá nhân là giao d ịch với số lượng khách hàng đông và đa dạng, ngân hàng phải thực hiện một số lượng lớn các hợp đồng cho vay. Do đó, hệ thống công nghệ của ngân hàng hiện đại vừa tiết kiệm được thời gian công sức của cán bộ tín dụng, vừa nhằm hạn chế tối đa sự nhầm lẫn, sai sót trong quá trình giao dịch với khách hàng.

c. Chính sách, chiến lược kinh doanh

Đây cũng là một yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại của các NHTM. Các NHTM đều cố gắng và tìm mọi cách để đưa ra những chính sách tín dụng và chiến lược kinh doanh riêng của mình một cách hấp dẫn nhất nhằm thu hút khách hàng và các nguồn vốn nhàn rỗi. Nếu ngân hàng có chính sách tín dụng và chiến lược kinh doanh một cách hợp lý thì sẽ làm cho doanh số cho vay tăng lên trong đó bao gồm cả doanh số CVTD. Đây là điều mà có thể thu hút người dân đến với ngân hàng nhiều hơn, sẽ làm cho ngân hàng có thể huy động vốn được nhiều hơn và ngân hàng sẽ có khả năng lưu chuyển vốn trong nền kinh tế một cách thuận lợi hơn.

Thứ nhất, chiến lược kinh doanh. Đây là nhân tố đầu tiên ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng. Chiến lược kinh doanh liên quan đến khả năng cạnh tranh thành công trên thị trường. Nó liên quan đến các quyết định chiến lược về lựa chọn sản phẩm, đáp ứng nhu cầu khách hàng, giành lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ, khai thác và tạo ra các cơ hội mới... Dựa trên cơ sở một chiến lược kinh doanh được xác lập, ngân hàng sẽ chuyển nó thành hành động, lập ra những kế hoạch bộ phận cho từng thời kỳ đảm bảo cho những mục tiêu đã đề ra; đặc biệt có kế hoạch ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả cho vay như: kế hoạch tăng trưởng tín dụng, kế hoạch marketing, chính sách nhân sự.

Thứ hai, các chính sách, quy định của ngân hàng. Đó là chính sách chăm sóc khách hàng trước và sau khi cho vay có chu đáo hay không; Các quy định về lãi suất và phí tín dụng cao hay thấp, có linh hoạt và phù hợp với thu nhập hiện có của người dân hay không; Các quy định về thời hạn tín dụng và kỳ hạn nợ, tài sản đảm bảo, phương thức giải ngân và thanh toán, thủ tục xin vay vốn có phức tạp hay đơn giản, thời gian thẩm định hồ sơ vay vốn kéo dài bao lâu.

d. Nguồn vốn kinh doanh

Nguồn vốn kinh doanh bao giờ cũng đóng vai trò quan trọng trong chiến lược kinh doanh của ngân hàng, nó bao gồm vốn tự có và vốn huy động. Ngân hàng cũng như một doanh nghiệp, muốn tiến hành sản xuất kinh doanh bao giờ cũng cần đến nguồn vốn. Hai nguồn này phải luôn luôn duy trì ở mức ổn định, theo yêu cầu tối thiểu. Mọi cơ hội kinh doanh của ngân hàng là được quyết định phần lớn phụ thuộc vào nguồn vốn huy động. Khi quyết định CVTD thì nguồn vốn của ngân hàng phải đảm bảo sao cho vừa tăng khả năng mở rộng hoạt động, vừa đảm bảo hạn chế rủi ro có thể xảy ra trong kinh doanh.

e. Trình độ và phẩm chất của cán bộ tín dụng

của ngân hàng, tiếp nhận hồ sơ, hướng dẫn khách hàng các thủ tục vay vốn, thực hiện thu thập và xử lý thông tin về khách hàng để đưa ra quyết định cho vay hay không cho vay, cũng như là người thực hiện giám sát sau khi cho vay và thu nợ. Do đó, mỗi cán bộ tín dụng phải có trình độ chuyên môn, khả năng nghiệp vụ, khả năng phân tích, đánh giá, có trách nhiệm trong công việc trên cơ sở lựa chọn được những khách hàng có đủ năng lực pháp lý, có đủ năng lực tài chính, có tư cách đạo đức tốt... Nhờ có những cán bộ như vậy, các khoản cho vay diễn ra an toàn và hiệu quả hơn, hoạt động cho vay cũng nhanh chóng và thuận tiện hơn.

1.3.3.2. Nhân tố khách hàng

Thứ nhất là năng lực tài chính của khách hàng. Rõ ràng nếu khách hàng có thu nhập cao và ổn định thì việc trả nợ ngân hàng thường ít ảnh hưởng đến các chỉ tiêu khác trong gia đình, đặc biệt là các nhu cầu thiết yếu và với những người này họ sẵn sàng thanh toán tiền vay cho ngân hàng để tránh rắc rối về mặt pháp lý. Ngày nay, phần lớn các món vay tiêu dùng quy định nguồn trả là thu nhập thường xuyên của khách hàng trong tương lai, ngoại trừ các khoản vay ngắn hạn. Với mỗi cán bộ tín dụng vấn đề quan tâm đầu tiên về khách hàng của mình là khả năng trả nợ. Một khoản vay vốn được ngân hàng chấp nhận khi khách hàng đáp ứng đầy đủ những yêu cầu về năng lực tài chính đủ lớn và lành mạnh để thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Ngân hàng cần xem xét kỹ lưỡng những nguồn trả nợ nghi ngờ về tính lành mạnh hoặc nguồn đủ mạnh nhưng không ổn định.

Thứ hai là nhu cầu, thói quen và đạo đức khách hàng. Nếu như khách hàng là người có ý thức trả nợ tốt, rủi ro tín dụng thấp thì sẽ kích thích ngân hàng mở rộng hoạt động cho vay, các quy định cũng sẽ không quá khắt khe. Đạo đức khách hàng được đánh giá dựa trên năng lực pháp lý và độ tín nhiệm. Vì rằng nếu thực sự khách hàng có thu nhập cao, ổn định và thậm chí đưa ra được điều kiện đảm bảo tốt thì chưa chắc họ đã có thiện chí khi trả nợ.

Do đó, trước khi cho vay cán bộ tín dụng phải đánh giá độ tín nhiệm của khách hàng trong việc thực hiện tất cả các giao ước của hợp đồng tín dụng. Ngân hàng cũng cần xem xét năng lực pháp lý của khách hàng, tài sản đảm bảo có liên quan đến các vụ kiện, tranh chấp hay không. Bên cạnh đó, thói quen tiêu dùng của dân cư có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng mở rộng cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại. Thực tế ở Việt Nam, dân cư miền Bắc luôn có xu hướng tiết kiệm hơn dân cư miền Nam, điều này có ảnh hưởng lớn đến nhu cầu vay tiêu dùng theo từng vùng miền.

1.3.3.3. Nhân tố khác ngoài ngân hàng

- Môi trường kinh tế: môi trường kinh tế và sự biến động của nó có thể tạo ra cơ hội cũng như những thách thức đối với ngân hàng trong việc mở rộng cho vay tiêu dùng. Một nền kinh tế phát triển mạnh và ổn định sẽ là nền móng vững chắc cũng như liều thuốc kích thích cho hoạt động cho vay tiêu dùng phát triển bền vững. Ngược lại một nền kinh tế không ổn định sẽ dẫn đến những rủi ro tiềm tàng cho hoạt động cho vay tiêu dùng.

- Môi trường cạnh tranh: sức ép cạnh tranh trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng đối với các ngân hàng thương mại đang ngày một gia tăng. Hiện tại, không chỉ có các ngân hàng mới thực hiện nghiệp vụ cho vay tiêu dùng mà cả các công ty tài chính, công ty bảo hiểm... cũng tham gia vào lĩnh vực này.

- Môi trường pháp lý: Luật pháp là công cụ quản lý của Nhà nước, mọi cá nhân, tổ chức đều chịu sự chi phối của hệ thống pháp luật do quốc gia đó quy định. Hoạt động kinh doanh của các ngân hàng là một lĩnh vực nhạy cảm là kinh doanh tiền tệ thì sự giám sát kiểm tra của Nhà nước là điều quan trọng, cần thiết. Cho vay tiêu dùng lại là một trong những hoạt động rủi ro nhất của ngân hàng thương mại, nhưng lại rất quan trọng đối với nền kinh tế nên cần thiết phải chịu sự kiểm soát rất chặt chẽ của pháp luật. Môi trường pháp lý rõ ràng, minh bạch với hệ thống các văn bản pháp luật hợp lý, thống

nhất là điều kiện để khách hàng cá nhân và hộ gia đình tiếp cận dễ dàng hơn với nguồn vốn của ngân hàng thương mại.Chính vì thế nên các quy định của pháp luật phải rõ ràng, đồng bộ, ổn định thì mới thuận lợi cho ngân hàng trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động cho vay nói riêng. Môi trường pháp lý ổn định, hệ thống văn bản pháp luật đầy đủ, đồng bộ sẽ khuyến khích, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế và làm tăng nhu cầu tiêu dùng của dân cư. Thêm vào đó, quyền lợi và trách nhiệm của các ngân hàng thương mại và những bên liên quan cũng được bảo vệ, giải quyết khi có tranh chấp xảy ra, giúp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng làm cho quy mô cũng như số lượng của cho vay của ngân hàng ngày càng tăng lên.

- Môi trường khoa học công nghệ: môi trường khoa học công nghệ tác động lớn đến các hoạt động của ngân hàng, trong đó đặc biệt là hoạt động cho vay tiêu dùng. Tiến bộ khoa học kỹ thuật giúp ngân hàng hạ thấp chi phí hoạt động, tạo điều kiện thuận lợi trong việc chào bán các sản phẩm tín dụng tiêu dùng. Các tiến bộ kỹ thuật còn tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng của ngân hàng trong việc vay và trả tiền, giúp ngân hàng đưa ra được các sản phẩm dịch vụ đáp ứng được yêu cầu của khách hàng ví dụ như tín dụng tiêu dùng qua thẻ, tín dụng tiêu dùng thấu chi...

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Nội dung Chương 1 đã khái quát những kiến thức cơ bản về hoạt động cho vay tiêu dùng của Ngân hàng thương mại, làm rõ các khái niệm, loại hình cho vay cũng như đặc điểm của sản phẩm cho vay tiêu dùng và . Trên cơ sở những kiến thức cơ bản đó đưa ra khái niệm chung về Hiệu quả của hoạt động cho vay tiêu dùng; đồng thời đưa ra danh sách các chỉ tiêu cơ bản để có thể quản lý và đánh giá mức độ hiệu quả của hoạt động cho vay tiêu dùng. Đây là cơ sở để tác giả tiếp tục đi sâu phân tích thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Agribank Chi nhánh Bắc Nam Định và có những giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng này.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI AGRIBANK CHI NHÁNHBẮC NAM ĐỊNH

Một phần của tài liệu 0937 nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh bắc nam định luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 44 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w