GIỚI THIỆU CHUNG VỀ AGRIBANK CHI NHÁNH BẮC NAM

Một phần của tài liệu 0937 nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh bắc nam định luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 52 - 55)

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Năm 1988, Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam đã được thành lập theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/03/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó có Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Ngày 14/11/1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) ký Quyết định số 400/CT thành lập Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thay thế Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam. Ngân hàng Nông nghiệp là Ngân hàng thương mại đa năng, hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, là một pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật.

Ngày 30/7/1994 tại Quyết định số 160/QĐ-NHN9, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận mô hình đổi mới hệ thống quản lý của Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam. Trên cơ sở đó, Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam cụ thể hóa bằng văn bản số 927/TCCB/Ngân hàng Nông nghiệp ngày 16/08/1994 xác định: Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam có 2 cấp: Cấp tham mưu và Cấp trực tiếp kinh doanh. Đây thực sự là bước ngoặt về tổ chức bộ máy của Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam và cũng là nền tảng cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam sau này. Ngày 7/3/1994 theo Quyết định số 90/TTg của Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nông Nghiệp Việt Nam hoạt động theo mô hình

Tổng công ty Nhà nước.

Ngày 15/11/1996, được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký Quyết định số 280/QĐ-NHNN đổi tên Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam.

Năm 2001 là năm đầu tiên NHNo&PTNT Việt Nam triển khai thực hiện đề án tái cơ cấu với các nội dung chính sách là cơ cấu lại nợ, lành mạnh hoá tài chính, nâng cao chất lượng tài sản có, chuyển đổi hệ thống kế toán hiện hành theo chuẩn mực quốc tế đổi mới sắp xếp lại bộ máy tổ chức theo mô hình NHTM hiện đại tăng cường đào tạo và đào tạo lại cán bộ tập trung đổi mới công nghệ ngân hàng, xây dựng hệ thống thông tin quản lý hiện đại.

Từ năm 2006, bằng những giải pháp mang tính đột phá và cách làm mới NHNo&PTNT Việt Nam (Agribank) thực sự khởi sắc. Đến cuối năm 2007, tổng tài sản đạt 325.802 tỷ đồng tương đương với 20 tỷ USD gấp gần 220 lần so với ngày đầu thành lập. Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 242.102 tỷ đồng trong đó cho vay nông nghiệp nông thôn chiếm trên 70% với trên 10 triệu hộ gia đình, cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm trên 36% với gần 3 vạn doanh nghiệp dư nợ. Tổng nguồn vốn 295.048 tỷ đồng và gần như hoàn toàn là vốn huy động.

Năm 2011, thực hiện Quyết định số 214/QĐ-NHNN ngày 31/01/2011 của Thống đốc NHNN Việt Nam, Agribank chuyển đổi hoạt động sang mô hình Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu 100% vốn điều lệ.

Agribank hiện tại là ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, đội ngũ cán bộ nhân viên, màng lưới hoạt động và số lượng khách hàng... Là ngân hàng luôn chú trọng đầu tư mới và ứng dụng công nghệ ngân hàng phục vụ đắc lực cho công tác quản trị kinh doanh và phát trỉen màng lưới dịch vụ ngân hàng

tiên tiến. Agribank là ngân hàng đầu tiên hoàn thành dự án Hiện đại hoá hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng (IPCAS) do Ngân hàng Thế giới tài trợ. Hiện Agribank đã vi tính hoá hoạt động kinh doanh từ Trụ sở đến hầu hết các chi nhánh trong toàn quốc và một hệ thống các dịch vụ ngân hàng gồm dịch vụ chuyển tiền điện tử, dịch vụ thanh toán thẻ tín dụng quốc tế, dịch vụ ATM, dịch vụ thanh toán quốc tế qua mạng SWIFT. Đến nay, Agribank hoàn toàn có đủ năng lực cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, tiên tiến, tiện ích cho mọi đối tuợng khách hàng trong và ngoài nuớc.

Là một trong số ngân hàng có quan hệ ngân hàng đại lý lớn nhất Việt Nam, là thành viên Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp Ngân hàng Nông thôn Châu Á Thái Bình Duong (APRACA), Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp Quốc tế (CICA) và Hiệp hội Ngân hàng châu á (ABA), đã đăng cai tổ chức nhiều hội nghị quốc tế lớn nhu Hội nghị FAO năm 1991, Hội nghị APRACA năm 1996 và năm 2004, Hội nghị tín dụng nông nghiệp quốc tế CICA năm 2001, Hội nghị APRACA về thuỷ sản năm 2002.

Là ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam trong việc tiếp nhận và triển khai các dự án nuớc ngoài, đặc biệt là các dự án của WB, ADB, AFD.

Với vị thế là ngân hàng thuong mại hàng đầu Việt Nam, Agribank đã nỗ lực hết mình, đạt đuợc nhiều thành tựu đáng khích lệ, đóng góp to lớn vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và sự phát triển kinh tế của đất nuớc.

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của nền kinh tế về các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, nhằm mở rộng mạng luới và nâng cao uy tín của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Hội đồng Thành viên Agribank đã ra quyết định số 1298/QĐ-HĐQT-TCCB ngày 23/09/2009 thành lập Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Khu công nghiệp Hòa Xá đuợc tách ra từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Tỉnh Nam Định và đến

ngày 26/11/2010 được đổi tên gọi mới là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Bắc Nam Định theo quyết định số 1686/QĐ-HĐQT-TCCB của Hội đồng Thành viên Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt nam. Trải qua quá trình hoạt động Agribank Chi nhánh Bắc Nam Định đã góp phần đáng kể vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Agribank Chi nhánh Bắc Nam Định đã và đang là kênh chuyển tải vốn đến cá nhân, hộ gia đình và các công ty cổ phần, TNHH và các DN trong toàn tỉnh. Góp phần tạo công ăn việc làm, giúp người dân trên địa bàn tỉnh ngày càng làm giàu lên t ừ bàn tay và khối óc của mình, từng bước làm thay đổi diện mạo kinh tế xã hội tỉnh. Với chức năng và nhiệm vụ là tập trung vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong các tầng lớp dân cư, các thành phần kinh tế, để tạo lập nguồn vốn ngày càng lớn để có nguồn vốn phong phú thích hợp. Tổ chức cho vay đối với các thành phần kinh tế, phục vụ cho sản xuất kinh doanh, đảm bảo khai thác được tiềm năng kinh tế, nguồn lực lao động nhằm nâng cao nhịp độ phát triển kinh tế trong nông nghiệp bằng cách đầu tư vào các ngành thế mạnh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao đời sống cho nhân dân, góp phần làm cho bộ mặt kinh tế tỉnh Nam Định ngày càng thêm đổi mới.

Một phần của tài liệu 0937 nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh bắc nam định luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w