Tình hình dưnợ chovay tiêu dùng

Một phần của tài liệu 0937 nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh bắc nam định luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 68 - 85)

Du nợ cho vay tiêu dùng là chỉ tiêu phản ánh khối luợng tiền ngân hàng đang cấp tín dụng cho hoạt động cho vay tiêu dùng tại một thời điểm xác định, hay chính là khoản nợ của nguời vay tiêu dùng đối với ngân hàng tại một thời điểm nhất định; nó phản ánh mức độ phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng và uy tín của ngân hàng. Vì vậy, ngân hàng luôn phải kiểm tra, giám sát quản lý chặt chẽ.

Bảng 2.4. Tình hình dư nợ cho vay tiêu dùng giai đoạn 2014 - 2016

Biểu đồ 2.5. Dư nợ cho vay và dư nợ cho vay tiêu dùng giai đoạn 2014 - 2016

Đơn vị: Tỷ đồng

Nhận xét:

Dựa vào bảng số liệu và biểu đồ, có thể thấy rằng dư nợ cho vay tiêu dùng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Bắc Nam Định đang tăng trưởng khá theo từng năm. Năm 2014 dư nợ CVTD đạt 272 tỷ đồng, chiếm 9.9% trong tổng dư nợ cho vay. Năm 2015 tăng thêm 31.3 tỷ đồng tương ứng với mức tăng trưởng 11.5% so với năm 2014, năm 2016 tiếp tục tăng thêm 39.5 tỷ đồng tương ứng với mức tăng trưởng 13% so với năm 2015, đạt mức 342.8 tỷ đồng.

Giai đoạn 2014-2016 là giai đoạn nền kinh tế đang trên đà phục hồi sau khủng hoảng kinh tế, lạm phát mạnh những năm 2011-2013, tuy vậy ảnh hưởng từ những chính sách thắt chặt tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước vẫn còn, mặt khác các ngân hàng thương mại vẫn còn rất thận trọng trong việc mở

2014-2015 2015-2016

rộng hoạt động cho vay tiêu dùng vốn đã xảy ra nhiều rủi ro. Chính vì vậy mà du nợ cho vay tiêu dùng của Chi nhánh dù có tăng trưởng nhưng vẫn ở mức thấp, chỉ chiếm 9.9% trong tổng dư nợ cho vay năm 2014, giảm xuống còn 9.5% trong năm 2015 và chỉ còn 8.6% trong tổng dư nợ cho vay năm 2016. Qua đó cho thấy, trong giai đoạn này mặc dù đã có những dấu hiệu khả quan về kinh tế nhưng Chi nhánh vẫn chưa thực sự quan tâm đến hoạt động cho vay tiêu dùng. Bên cạnh đó các sản phẩm cho vay khác như cho vay doanh nghiệp, cá nhân hộ sản xuất phục vụ kinh doanh, nông nghiệp nông thôn diễn ra cạnh tranh gay gắt, Chi nhánh rất tập trung phát triển. Chính vì vậy, mặc dù dư nợ cho vay tiêu dùng vẫn tăng trưởng đều qua các năm nhưng tỷ trọng trên tổng dư nợ cho vay vẫn ở mức rất thấp và ngày càng giảm.

Bước sang năm 2017, nền kinh tế Việt Nam đang trải qua giai đoạn phục hồi, sức cầu trong và ngoài nước tăng trở lại, hàng tồn kho của doanh nghiệp trên đà giảm, đặc biệt tình trạng bất động sản đóng băng đã bớt căng thẳng. Kinh tế khó khăn cần kích cầu trong kinh tế, chính vì vậy nên khách hàng cá nhân và hộ gia đình lại trở thành mục tiêu mở rộng kinh doanh đối với các ngân hàng thương mại. Việc các ngân hàng tập trung cho vay tiêu dùng, trong đó đẩy mạnh việc cho người dân vay mua, sửa nhà cũng là cách để các doanh nghiệp tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm, bất động sản và là cơ hội để ngân hàng tránh nợ xấu, đặc biệt từ các khoản cho vay bất động sản. Vì vậy, không nằm ngoài xu thế Chi nhánh cũng đã và đang tiến hành mở rộng hoạt động CVTD, dư nợ cho vay tiêu dùng đã bắt đầu có những biến chuyển khả quan.

Trong thời điểm khó khăn chung của nền kinh tế hiện nay, Chi nhánh cũng đã đưa ra một số chính sách tín dụng quan tâm đến đối tượng khách hàng vay tiêu dùng bằng cách giảm lãi suất các gói cho vay phục vụ mục đích này. Tuy vậy, với hoàn cảnh ngày càng có nhiều tổ chức tín dụng tham gia thị

trường tại địa bàn TP Nam Định thì các ngân hàng nói chung và Agribank Chi nhánh Bắc Nam Định nói riêng cần phải có những biện pháp để nâng cao hiệu quả CVTD để thu hút khách hàng. Đặc biệt, đứng trước cuộc đua cạnh tranh lãi suất và giành thị phần với các ngân hàng thương mại khác khiến cho Chi nhánh phải hết sức chú trọng vào các khoản vay này, không được buông lỏng trong việc thẩm định khách hàng vay tiêu dùng để tránh đem lại rủi ro cho ngân hàng.

2.2.3.1. Tình hình dư nợ cho vay tiêu dùng phân theo theo thời gian

Bảng 2.5. Tình hình dư nợ CVTD phân theo thời gian giai đoạn 2014 - 2016

tiền

(%) tiền (%) tiền (%) đối (%) (%)

Ngắn hạn 84 30.88 88.3 29.11 90.8 26.49 4.3 5.12 2.5 2.83 Trung hạn 188 69.12 215 70.89 252 73.51 27 14.36 37 17.21 Dài hạn - - - - - - - - - - Dư nợ CVTD 272. 0 100 % 303. 3 100 % 342. 8 100 % 31.3 11.5% 39.50 13.0 %

Nhận xét:

Dựa vào bảng 2.4, có thể thấy được số dư CVTD, tỷ trọng và mức độ gia tăng của các khoản vay tiêu dùng được phân loại theo thời gian cho vay. Theo đó, dư nợ cho vay tiêu dùng của Chi nhánh chủ yếu là cho vay trung hạn và hoàn toàn không có cho vay dài hạn.

2014-2015 2015-2016

quá 30% trong tổng dư nợ CVTD qua các năm, những khoản vay này thường

được khách hàng tiêu dùng vào những sản phẩm có giá trị thấp hoặc khi khách hàng đã chưa đủ số tiền tiết kiệm, muốn vay thêm để có thể chi tiêu tiêu dùng. Chi nhánh đạt được số dư nợ CVTD ngắn hạn ở mức 84 tỷ đồng vào năm 2014, tăng lên 88.3 tỷ đồng trong năm 2015 và 90.8 tỷ đồng năm 2016. Mức tăng này là tương đối chậm cho thấy xu hướng nhu cầu vay vốn ngắn hạn phục vụ mục đích tiêu dùng là tương đối ít, một phần do tâm lý muốn kéo dài thời gian vay và phần khác là do thu nhập của khách hàng không bảo đảm trả hết khoản vay trong vòng 1 năm. Dư nợ của những khoản vay này cũng không ảnh hưởng nhiều đến dư nợ CVTD vì khoản vay thường được trả luôn cả gốc và lãi trong thời hạn một năm.

Các khoản CVTD trung hạn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ CVTD qua mỗi năm. Cụ thể, năm 2014 đạt 188 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 69.12%, tăng thêm 27 tỷ đồng trong năm 2015 và đạt mức 252 tỷ đồng vào năm 2016. Những khoản vay này thường được khách hàng cá nhân và hộ gia đình chi tiêu vào những sản phẩm có giá trị lớn như mua thiết bị đắt tiền, sửa nhà, mua xe máy, ô tô, đi du học... Đây đa phần đều là những khoản vay tiêu dùng với giá trị cao và thời gian vay tương đối dài, từ 3 - 5 năm. Những khoản vay này có lãi suất tương đối cao, dư nợ được duy trì trong thời gian dài nên Chi nhánh rất khuyến khích phát triển. Xu hướng này thể hiện rõ qua tỷ trọng CVTD trung hạn năm 2016 đã đạt đến 73.51% tổng dư nợ CVTD của cả Chi nhánh.

Các khoản vay trung hạn với lãi suất cao hấp dẫn cũng đồng thời có độ rủi ro cao hơn trong thời gian càng dài thì nguồn thu nhập của khách hàng - nguồn trả nợ chính cho khoản vay có nguy cơ bị ảnh hưởng tiêu cực trước những biến động xấu của nền kinh tế như trì trệ, tăng trưởng dưới tiềm năng, các doanh nghiệp gặp khó khăn .. Chính vì vậy, một mặt thúc đẩy tăng

trưởng CVTD trung hạn để hưởng lãi suất cao, mặt khác Chi nhánh cũng phải có các biện pháp cụ thể để quản lý, thắt chặt tín dụng, xem xét kỹ càng,

thường xuyên kiểm tra, giám sát những khoản cho vay lớn và thời gian dài để tránh rủi ro và nâng cao hiệu quả CVTD cho Chi nhánh.

2.2.3.2. Tình hình dư nợ cho vay tiêu dùng phân theo mục đích sử dụng vốn

Bảng 2.6. Tình hình dư nợ cho vay tiêu dùng phân theo mục đích sử dụng vốn giai đoạn 2014 - 2016

(%) (%) (%) đối (%) đối (%)

Cho vay sửa chữa, mua nhà

ở, đất đai

194 71.32 217.

8 71.81 240 70.01 23.8 12.27 22.2 10.19

Cho vay mua sắm hàng tiêu dùng

32 11.76 36 11.87 46 13.42 4 12.5 10 27.78

Cho vay mua

xe 43 15.81 47 15.50 54 15.75 4 9.3 7 14.89

Cho vay thấu

chi 3 1.11 2. 5 0.82 2.8 0.82 (0.5) (16.67 ) 0.3 12 Dư nợ cho vay tiêu dùng 272.0 100% 303.3 100% 342.8 100% 31.3 11.5% 39.50 13.0%

Biểu đồ 2.6. Cơ cấu dư nợ các sản phẩm cho vay tiêu dùng

Đơn vị: tỷ đồng

Nhận xét:

Sự phát triển của nền kinh tế làm mức sống của con người ngày càng được cải thiện, đi theo đó nhu cầu tiêu dùng của khách hàng cá nhân và hộ gia đình cũng ngày càng tăng nhiều hơn. Tuy nhiên do đặc điểm TP Nam Định vẫn còn là địa bàn phát triển tương đối chậm khi so với mặt bằng chung của cả nước nên cơ cấu CVTD của Chi nhánh cũng không đa dạng và tập trung chủ yếu vào 4 mục đích: vay sửa chữa, mua nhà ở, đất ở; vay mua xe; vay mua sắm hàng tiêu dùng và vay thấu chi. Qua bảng số liệu và biểu đồ cơ cấu dư nợ CVTD phân theo mục đích sử dụng ta có thể thấy:

Dư nợ cho vay mua, sửa chữa nhà, mua sắm hàng tiêu dùng, mua xe... đều tăng trưởng qua ba năm. Cho vay sửa chữa, mua nhà ở, đất ở vẫn là sản phẩm vay tiêu dùng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng dư nợ CVTD do đặc điểm số tiền vay thường lớn và thời gian vay dài. Cụ thể dư nợ của cho vay mua, sửa chữa nhà ở đất đai tăng đều trong 2 năm 2015 và 2016 với mức tăng

tiêu tương ứng lần lượt là 23.8 và 22.2 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng lần lượt là2015-2014 2016-2015 12.27% và 10.19% so với năm trước. Sự tăng trưởng đều này phản ánh sự ổn định của nhu cầu về nhà ở, đất đai tại TP Nam Định, nghĩa là phần lớn khoản vay xuất phát từ nhu cầu thực tế của khách hàng và không bắt nguồn từ những hoạt động đầu cơ bất động sản.

Dư nợ của cho vay mua sắm hàng tiêu dùng cũng có xu hướng tăng đều qua các năm, các trung tâm thương mại, siêu thị điện máy liên tục đưa ra những chương trình khuyến mại lớn cũng góp phần làm tăng chi tiêu tiêu dùng cho các loại hàng hóa, sản phẩm thiết yếu này. Năm 2014 dư nợ đạt được 32 tỷ, sang năm 2015 tăng nhẹ lên đến 36 tỷ và trong năm 2016 đạt mức cao nhất là 46 tỷ đồng. Tuy vậy thì sản phẩm này cũng chỉ chiếm tỷ trọng 11.76-13.42% tổng dư nợ CVTD do giá trị khoản vay tương đối nhỏ.

Dư nợ cho vay mua xe, phương tiện đi lại cũng có sự phát triển mạnh mẽ, nhất là trong năm 2016, tăng từ 47 lên 54 tỷ đồng, tăng tương ứng 14.89% so với năm trước và chiếm tỷ trọng 15.75% trong tổng dư nợ CVTD. Sự tăng lên này phần nhiều do ảnh hưởng từ chính sách giảm thuế nhập khẩu xe ô tô các loại, thuế suất đối với nhiều loại ôtô nhập khẩu nguyên chiếc từ các nước khu vực ASEAN và Trung Quốc, Hàn Quốc đang trong lộ trình giảm về 0%. Đây là một sản phẩm cho vay tiêu dùng tiềm năng do nhu cầu đi lại của người dân Tp Nam Định rất cao, thêm vào đó là hạ tầng cơ sở giao thông đang dần được hoàn thiện và kết nối đầy đủ với các tỉnh, thành phố lân cận. Vì vậy cho vay mua xe, phương tiện đi lại hứa hẹn sẽ còn nhiều dư địa để phát triển trong tương lai gần, đặc biệt là vào năm 2018 khi thuế suất nhập khẩu nhiều loại xe ô tô được giảm về 0%.

Dư nợ cho vay thấu chi thông qua thẻ ghi nợ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu hoạt động CVTD, chiếm tỷ trọng chỉ 1.11% trong năm 2014, chiếm 0.82% trong năm 2015 và 2016. Nguyên nhân là do Chi nhánh chưa

thực sự quan tâm phát triển hình thức vay tiêu dùng này, chủ yếu khách hàng đến từ các cơ quan nhà nuớc và huởng luơng từ ngân sách với mức thu nhập trung bình. Đây là các món vay nhỏ lẻ, hạn mức thấu chi thấp và du nợ không được duy trì thuờng xuyên.

Nhìn chung dư nợ cho vay tiêu dùng phân theo mục đích sử dụng vốn năm 2016 gia tăng nhiều hơn so với các năm trước đó; nguyên nhân của việc này là do Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Bắc Nam Định mở rộng thêm được số khách hàng vay mới nên phát sinh dư nợ mới đồng thời tồn tại những khách hàng vay chưa tất toán hợp đồng nên dư nợ tăng đều qua các năm.

2.2.3.3. Tình hình dư nợ cho vay tiêu dùng phân loại theo nhóm nợ

Bảng 2.7. Tình hình dư nợ CVTD phân theo nhóm nợ giai đoạn 2014-2016

tiền g (%) tiền g (%) tiền g (%)

đối (%)đối đối

đối (%) Nợ nhóm 1 269.3 99 301.65 99.45 341.01 899.4 32.35 12.01 39.36 13.05 Nợ nhóm 2 12. 0.77 1.4 0.45 1.5 0.44 (0.7) (33.33) 0.1 7.14 Nợ nhóm 3 0. 1 0.04 0.2 0.08 0.2 0.06 0.1 100 0 0 Nợ nhóm 4 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Nợ nhóm 5 0. 5 0.19 0.05 0.02 0.09 0,02 (0.45) (90) 0.04 80% Dư nợ CVTD 272.0 100% 303.3 100% 342.8 100% 31.3 11.5% 39.50 13.0%

2014 2015 2016 2014-2015 2015-2016

Nhận xét:

Tình hình dư nợ cho vay tiêu dùng phân theo nhóm nợ của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Bắc Nam Định được phân thành 05 nhóm theo quy định, cụ thể:

- Dư nợ nhóm 1 luôn chiếm ở mức rất cao từ 99% đến 99,48% trong tổng dư nợ CVTD. Điều này cho thấy gần như tất cả dư nợ CVTD của Chi nhánh đều đang rất an toàn. Đây là nhóm nợ đủ tiêu chuẩn nên Chi nhánh luôn cố gắng duy trì sự gia tăng số dư của dư nợ nhóm 1. Dư nợ CVTD nhóm 1 đạt 269.3 tỷ đồng trong năm 2014, tăng thêm 32.35 tỷ đồng đạt mức 301.65 tỷ đồng vào năm 2015, mức tăng tương ứng 12.01% so với năm trước và đã đạt được mức dư nợ là 341.01 tỷ đồng trong năm 2016.

- Trong hoạt động cho vay tiêu dùng, NHNo&PTNT - Chi nhánh Bắc Nam Định tuy vẫn gặp nhiều rủi ro, tuy nhiên Chi nhánh vẫn duy trì được dư nợ ở những nhóm nợ cao hơn luôn ở mức rất thấp. Trong đó nợ nhóm 2 có xu hướng giảm dần trong những năm gần đây. Tỷ trọng nợ nhóm 2 giảm từ 0,77% năm 2014 xuống còn 0.45% vào năm 2015 và chỉ còn ở mức 0.44% ở năm 2016. Mức dư nợ ở nhóm 2 rất thấp, đạt 2.1 tỷ đồng năm 2014, 1.4 tỷ đồng năm 2015, sau đó tăng lên 1.5 tỷ đồng vào năm 2016.

- Nợ xấu trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh luôn trong tầm kiểm soát và được kiểm soát rất tốt. Nợ xấu cho vay tiêu dùng chỉ ở mức 0.21% trên tổng dư nợ cho vay tiêu dùng vào năm 2014, đặc biệt chỉ còn lần lượt chiếm 0.07% và 0.08% tổng dư nợ cho vay tiêu dùng vào năm 2015 và 2016. Đây thực sự là một thành công của Chi nhánh trong việc kiểm soát rủi ro, đặc biệt là đối với các khoản vay phục vụ mục đích tiêu dùng vốn dĩ luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn.

Tình hình nợ xấu của Chi nhánh đang được kiểm soát tốt và trong ngưỡng an toàn cho phép. Tuy vậy NHNo&PTNT - Chi nhánh Bắc Nam Định

vẫn rất coi trọng việc kiểm soát chất lượng và hiệu quả cho vay tiêu dùng để vừa đảm bảo an toàn vốn vừa thu được khoản lợi nhuận cao từ lãi cho vay tiêu dùng.

Nguyên nhân nợ xấu trong cho vay tiêu dùng có phát sinh là do khó khăn của nền kinh tế: giá cả có sự biến động lớn, tỷ lệ lạm phát cao, tỷ lệ thất nghiệp tăng nhanh, tỷ giá và lãi suất thay đổi liên tục, hoặc bản thân một số cán bộ tín dụng thiếu năng lực, lơ là trách nhiệm... dẫn đến một số khách hàng cá nhân và hộ gia đình gặp nhiều khó khăn về tài chính, sử dụng vốn sai mục đích, ảnh hưởng đến việc trả gốc và lãi vay.

2.2.4. Tình hình thu nhập từ hoạt động cho vay tiêu dùng giai đoạn 2014-2016

Bảng 2.8. Tình hình thu lãi cho vay tiêu dùng giai đoạn 2014 - 2016

(%) (%)

Thu lãi từ hoạt

động CVTD 56 28. 31 57 34. 44 2. 8.54 57 3. 11.5

Thu lãi từ hoạt

động cho vay 3.3 22 .7 264 2.2 32 1.4 4 18.54 7.5 5 72 21.

Một phần của tài liệu 0937 nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh bắc nam định luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 68 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w