Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát trong chovay tiêu dùng

Một phần của tài liệu 0937 nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh bắc nam định luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 111 - 113)

Để hạn chế tối đa rủi ro khi tiến hành cho vay tiêu dùng, Agribank Chi nhánh Bắc Nam Định cần chú trọng, tăng cuờng công tác kiểm soát, truớc, trong và sau khi cho vay, thắt chặt hơn nữa công tác kiểm tra, kiểm soát, thẩm định truớc khi giải ngân. Nhằm hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất, truớc khi cho vay nhân viên tín dụng phải kiểm tra, thẩm định truớc thông tin về thân nhân, tình hình tài chính của khách hàng, yếu tố pháp lý của khách hàng, thông tin về lịch sử quan hệ tín dụng truớc đây... Khi giải ngân, nhân viên tín

dụng cần kiểm soát kỹ mục đích sử dụng vốn vay, đối chiếu toàn bộ hồ sơ giấy tờ của khách hàng; sau khi cho vay cần kiểm tra mục đích sử dụng khoản vay, kiểm tra khả năng tài chính của khách hàng vay, tình hình tài sản đảm bảo... Nếu khoản vay được kiểm soát chặt chẽ sẽ giảm thiểu được rủi ro phát sinh trong hoạt động cho vay tiêu dùng cho Agribank. Đặc biệt với những hồ sơ vay vốn phục vụ mục đích tiêu dùng khi mà chủ thể là cá nhân có nguồn trả nợ chính là lương, nhân viên tín dụng cần chú trọng việc thẩm định có cơ sở chắc chắn nguồn thanh toán đó là ổn định và thường xuyên. Bên cạnh đó, khi tiến hành thẩm định trước khi giải ngân, nhân viên tín dụng cũng nên tìm hiểu kỹ về khách hàng của mình, xem xét kỹ và có thể liên hệ với đầu mối cung cấp thông tin khác trên địa bàn để trao đổi và biết thêm thông tin cần thiết về khách hàng,... nhằm mục đích cuối cùng là đảm bảo chất lượng cho các khoản vay. Đối với những khách hàng có mức tín nhiệm thấp, cần thế chấp TSĐB, nhân viên tín dụng cần đánh giá, định giá chính xác, khách quan giá trị TSBĐ phòng khi gặp rủi ro, khách hàng không trả được nợ thì ngân hàng phát mại tài sản không bị thua lỗ, ảnh hưởng đến chất lượng cho vay tiêu dùng.

Công tác kiểm tra, kiểm soát sau khi giải ngân cho khách hàng hết sức quan trọng. Cần giám sát theo dõi tình hình trả nợ gốc và lãi hàng tháng của khách hàng để giải quyết kịp thời nếu có bất thường xảy ra. Bên cạnh đó, việc kiểm tra, kiểm soát sau cho vay còn giúp cho ngân hàng theo dõi được các nhân viên tín dụng có tuân thủ nghiêm túc quy trình cho vay không bởi những món vay không tuân thủ quy trình thường luôn tiềm ẩn những rủi ro và rất dễ xảy ra nợ quá hạn và nợ xấu. Việc giám sát này cần sự phối hợp chặt chẽ giữa Phòng Tín Dụng và Phòng Kiểm tra kiểm soát nội bộ và phải diễn ra liên tục trong quá trình làm việc để giảm thiểu tối đa nguy cơ rủi ro tín dụng, nhất là trong cho vay tiêu dùng vốn đã tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Một phần của tài liệu 0937 nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh bắc nam định luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 111 - 113)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w