nổi trội hơn, làm ngân hàng khác biệt hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Chính từ những lợi thế, khác biệt đó sẽ tác động đến khả năng chiếm lĩnh thị trường cũng như tạo được vị thế trên thị trường cho vay tiêu dùng. Khả năng cạnh tranh càng cao đồng nghĩa với việc chiếm lĩnh được thị phần, uy tín được nâng cao và thương hiệu được khẳng định.
Để đánh giá hiệu quả cũng như khả năng cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng của một ngân hàng thì ta có thể xem xét, căn cứ vào một số chỉ tiêu cụ thể hơn.
1.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả cho vay tiêu dùng tại các ngân hàngthương mại thương mại
1.3.2.1. Nhóm chỉ tiêu doanh số cho vay tiêu dùng
- Doanh số cho vay tiêu dùng: là số tiền mà ngân hàng đã giải ngân cho khách hàng vay với mục đích tiêu dùng trong một thời kỳ nhất định, thường là
1 năm tài chính.
+ Mức độ tăng trưởng doanh số tuyệt đối:
Mức độ táng trưởng doanh số tuyệt đối
= Doanh so CVTD nám nay — Doanh so CVTD nám trước
-> Chỉ tiêu này cho biết doanh số CVTD năm nay tăng so với năm trước về số tuyệt đối là bao nhiêu. Khi chỉ tiêu này tăng, tức là tổng số tiền mà ngân hàng giải ngân cho khách hàng vay tiêu dùng cũng tăng, từ đó thể hiện hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng được mở rộng hơn về quy mô.
+ Tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay tiêu dùng:
Tốc độ táng trưởng doanh so CVTD
ỉ Doanhso CVTD nấm nay ∖_____________
= Γt-. ., .J7 .1..1..;.- - 1 ɪ 100%
∖Doanh so CVTD nám trước )
-> Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ tăng trưởng cho vay tiêu dùng. Khi chỉ tiêu này tăng có nghĩa là tốc độ tăng doanh số cho vay tiêu dùng tăng nhanh hơn. Tốc độ tăng trưởng doanh số CVTD phản ánh khả năng mở rộng CVTD của ngân hàng. Chỉ số này lớn hơn 0 và càng cao chứng tỏ ngân hàng CVTD năm nay nhiều hơn năm trước, tức hoạt động CVTD của ngân hàng được mở rộng. Và ngược lại, khi chỉ số nhỏ hơn 0 chứng tỏ doanh số CVTD giảm đi.
+ Tỷ trọng doanh số cho vay tiêu dùng:
ι ι . ___________ Tong doanh so CVTD . ... Tvtrong doanh so CVTD = ; --- -—7 ,7 ----: ----X100%
■ Tong doanh SO hoạt động cho vay
-> Chỉ tiêu này cho biết doanh số của hoạt động cho vay tiêu dùng chiếm tỷ trọng bao nhiêu trong tổng doanh số hoạt động cho vay của ngân hàng. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hoạt động cho vay tiêu dùng càng đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
1.3.2.2. Nhóm chỉ tiêu dư nợ cho vay tiêu dùng
- Dư nợ cho vay tiêu dùng là số tiền thực tế mà khách hàng đang nợ ngân hàng tại một thời điểm, chỉ tiêu này thường được sử dụng kết hợp với chỉ tiêu
doanh số CVTD nhằm phản ánh tình hình mở rộng CVTD của một ngân hàng. + Mức độ tăng trưởng dư nợ cho vay tiêu dùng tuyệt đối:
Mức độ táng trưởng dư nợ tuyệt đốÉ
= Dư nợ CVTD nám nay — Dư nợ CVTD nám trước
-> chỉ tiêu này phản ánh sự tăng lên về quy mô của dư nợ CVTD giữa năm nay và năm trước. Chỉ tiêu này tăng lên có nghĩa là số tiền mà khách hàng vay tiêu dùng đang còn nợ ngân hàng qua các năm tăng lên, có thể hoạt động CVTD đã được mở rộng.
+ Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay tiêu dùng: rốc độ tăn# trưởn# dư nợ CVTD
= L J .. ʃ,j,- - 1 * 100% \Dư nợ CVTD nám trước /
-> Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ tăng trưởng của dư nợ CVTD. Chỉ tiêu này cao và tăng lên thì chứng tỏ hoạt động CVTD có tốc độ tăng trưởng cao và ngày càng mở rộng.
+ Tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng:
m, , ___ Tống dưnợ CVTD .
Tỳ trọng dư nợ CVTD = ;--- ʌ---X 100%
■ ■ ■ Tong dư nợ hoạt động Ciw vay
+ Doanh số thu nợ: phản ánh số vốn mà khách hàng hoàn trả cho ngân hàng trong từng thời kỳ nhất định. Doanh số thu nợ phản ánh khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng, phản ánh ngân hàng tăng thu nợ quá hạn hoặc thu hồi sớm do có dấu hiệu không lành mạnh trong tình hình tài chính của khách hàng.
1.3.2.3. Chỉ tiêu vòng quay vốn cho vay tiêu dùng
- Vòng quay vốn CVTD dùng để đo lường tốc độ luân chuyển vốn CVTD của ngân hàng. Nếu vòng quay vốn nhanh, tức là việc đưa vốn vào kinh doanh của ngân hàng đạt hiệu quả cao và liên tục, chứng tỏ ngân hàng sử dụng hiệu quả nguồn vốn để cho vay tiêu dùng và ít bị ứ đong vốn do nợ quá hạn hoặc nợ xấu.
ti λ,ttγt,i-t Doanh SO thu nợ CVTD
Vòng quay von CVTD = •
Dư nợ CVTD bỉnh quan
Tốc độ vòng quay càng cao một mặt tạo điều kiện cho khách hàng có thể tiếp xúc với vốn ngân hàng một cách nhanh chóng hơn, mặt khác làm tăng hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng giúp tạo thêm nhiều lợi nhuận.
1.3.2.4. Chỉ tiêu phản ánh rủi ro trong hoạt động cho vay tiêu dùng
- Rủi ro cho vay là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức cho vay do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết. Rủi ro cho vay bao gồm rủi ro đọng vốn và rủi ro mất vốn. Rủi ro cho vay được phản ánh qua:
+ Tỷ lệ nợ quá hạn vay tiêu dùng:
_ Dư nợ quả hạn vay tiễu dùng Ty lệ nợ quả hạn vay tiễu dừng = , '— ---^--—---
■ ■ ■ " Tong dư nợ vay tiêu dùng
-> tỷ lệ nợ quá hạn càng cao chứng tỏ rủi ro trong CVTD càng lớn và khả năng thu hồi nợ của ngân hàng đang yếu đi dẫn tới việc bị ứ đọng vốn, giảm hiệu quả sử dụng vốn và tăng rủi ro mất vốn.
+ Tỷ lệ khách hàng có nợ quá hạn:
Tỳ lệ khảch hàng nợ quả hạn Số
khách hàng nợ quả hạn vay tiêu dàng Tông số khách hàng vay tiêu dùng
-> Chỉ tiêu này kết hợp với chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn cho thấy rủi ro cho vay tập trung vào một số khách hàng hay phân tán để có thể tìm ra nguyên nhân của vấn đề.
+ Tỷ lệ nợ xấu cho vay tiêu dùng:
λ, .λ Tổng nợ xấu cho vay tiễu dùng Nợ xâu cho vay tiêu dùng = —:---7--- - - - -—Ỵ7—---
TÔngdư nợ cho vay tiêu dùng
-> Nợ xấu là các khoản nợ được xếp từ nhóm 3-5 trong bảng cân đối kế toán của ngân hàng. Cũng như tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ này càng cao thì rủi ro ngân
hàng phải đối mặt càng lớn nhưng rủi ro mất vốn đã cao hơn rất nhiều. Chỉ tiêu này cũng phản ánh khả năng quản lý rủi ro của ngân hàng là tốt hay yếu.
1.3.2.5. Chỉ tiêu tỷ trọng thu nhập từ hoạt động cho vay tiêu dùng
- Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất trong việc đánh giá hiệu quả của hoạt động CVTD. Việc nâng cao hiệu quả hoạt động CVTD chỉ thực sự thể hiện ý nghĩa của nó khi góp phần quan trọng vào việc nâng cao khả năng sinh lời của ngân hàng, tăng doanh thu và lợi nhuận cho ngân hàng. Hoạt động chủ yếu của ngân hàng là cho vay, chất lượng, hiệu quả của nó sẽ thể hiện ở tỷ trọng thu nhập từ hoạt động cho vay tiêu dùng trong tổng thu nhập của ngân hàng và ngược lại.
Tỳ trọng thu nhập từ CVTD
T hu nỉ 1 ấp từ ho at đ ông CVT D ________
= rr. „ ɪ?ʃ ɪʃ J " JI L Iχ 1°O%
Tong thu nhập từ hoạt ăộng cho vay
1.3.3 Một số chỉ tiêu phản ánh khả năng cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại
> Năng lực tài chính:
Năng lực tài chính là thước đo sức mạnh của một ngân hàng tại một thời điểm nhất định. Năng lực tài chính thể hiện qua các chỉ tiêu:
- Vốn chủ sở hữu và mức độ an toàn vốn: Tiềm lực vốn (mức độ an toàn vốn) của ngân hàng thương mại được đánh giá cao hay thấp là phụ thuộc vào quy mô vốn chủ sở hữu và hệ số an toàn vốn. Chỉ tiêu này phản ánh sức mạnh tài chính của một ngân hàng và khả năng chống đỡ rủi ro. Đây là một trong những nguồn lực quan trọng quyết định khả năng cạnh tranh của một ngân hàng.
- Khả năng sinh lời: phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Một ngân hàng thương mại làm ăn kinh doanh tốt, khả năng sinh lời cao sẽ có điều kiện trích lập các quỹ dự trữ, đầu tư mở rộng mạng lưới giao dịch,
đầu tư công nghệ, khách hàng cảm thấy yên tâm tin tưởng và gửi tiền, do đó nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng.
- Khả năng phòng ngừa và chống đỡ rủi ro: Hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại luôn đi kèm với rủi ro. Rủi ro của ngân hàng thương mại gồm nhiều loại khác nhau như rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất... Nếu khả năng phòng ngừa và chống đỡ rủi ro thấp thì khi rủi ro xảy ra, huy động kinh doanh ngân hàng sẽ gặp nhiều khó khăn đình trệ, làm giảm khả năng cạnh tranh của ngân hàng. Do đó, việc xây dựng các biện pháp và công cụ để phòng ngừa và chống đỡ rủi ro là hết sức cần thiết và đây cũng được xem là một tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay nói chung và trong hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng của ngân hàng thương mại.
> Năng lực hoạt động
Năng lực hoạt động phản ánh năng lực và sự hiểu quả trong công tác tổ chức hoạt động của ngân hàng:
- Khả năng huy động vốn: Huy động vốn là nghiệp vụ quan trọng của các ngân hàng thương mại, quyết định quy mô kinh doanh. Ngân hàng nào có khả năng huy động vốn lớn thì có triển vọng mở rộng thị phần tín dụng, đầu tư và dịch vụ khác nhằm tăng lợi nhuận, nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng. Khả năng huy động vốn của ngân hàng được đánh giá thông qua một số tiêu chí như: thị phần huy động vốn, mức tăng trưởng huy động vốn, lãi suất huy động cạnh tranh, sự đa dạng hóa về kỳ hạn gửi, sự thuận tiện khi giao dịch, các chương trình marketing hiệu quả.
- Hoạt động tín dụng, đầu tư: Hoạt động tín dụng và đầu tư là hoạt động kinh doanh chủ chốt của Ngân hàng thương mại để tạo ra lợi nhuận, nhất là ở các nước đang phát triển như Việt Nam. Hoạt động tín dụng và đầu tư của ngân hàng thương mại tốt sẽ đem lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng,
phát triển khả năng huy động vốn, nâng cao hiệu quả kinh doanh và từ đó nâng cao đuợc năng lực cạnh tranh của ngân hàng.
- Phát triển sản phẩm dịch vụ khác: Mỗi ngân hàng đều có mục tiêu phát triển hoạt động, dịch vụ riêng để tạo cho mình một thế mạnh về một sản phẩm hoặc dịch vụ đó. Khi nền kinh tế càng phát triển thì các dịch vụ ngân hàng cũng phát triển theo để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao và đa dạng của khách hàng. Ho ạt động này mang lại thu nhập khá quan trọng cho ngân hàng và chứa đựng ít rủi ro. Ở các nuớc phát triển, thu nhập từ nghiệp vụ trung gian mang tính dịch vụ chiếm trên 50% thu nhập của ngân hàng. Sự phát triển đa dạng của đời sống xã hội cùng với sự tiến bộ về khoa học công nghệ đòi hỏi các ngân hàng thuơng mại ngoài việc cạnh tranh về giá còn phải không ngừng tìm tòi, phát triển những hình thức dịch vụ mới, đa dạng hóa danh mục, chủng loại sản phẩm dịch vụ ngân hàng để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, tăng thêm thị phần và lợi nhuận cho ngân hàng.
> Khả năng ứng dụng công nghệ
Trong lĩnh vực ngân hàng, công nghệ đang ngày càng đóng vai trò nhu là một trong những nguồn lực tạo ra lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất của mỗi ngân hàng, đặc biệt là trong hoạt động cho vay tiêu dùng thì công nghệ lại có vai trò vô cùng quan trọng để kết nối với khách hàng.
Công nghệ ngân hàng không chỉ bao gồm những công nghệ mang tính tác nghiệp nhu hệ thống thanh toán điện tử, hệ thống ngân hàng bán lẻ, máy rút tiền tự động ATM... mà còn bao gồm hệ thống thông tin quản lý, hệ thống báo cáo rủi ro.. .trong nội bộ ngân hàng. Đặc biệt trong điều kiện ngành công nghệ thông tin nói chung và công nghệ ngân hàng nói riêng phát triển nhanh chóng nhu hiện nay, khả năng nâng cấp và đổi mới công nghệ cũng là chỉ tiêu quan trọng phản ánh năng lực công nghệ của một ngân hàng. Đổi mới công
nghệ ngân hàng là tin học hóa hoạt động ngân hàng, tin học hóa các nghiệp vụ ngân hàng, mở rộng dịch vụ ngân hàng hiện đại trên nền công nghệ mới gắn liền với việc thay đổi cơ chế pháp lý phù hợp.
> Nguồn nhân lực
Con người luôn giữ vai trò trung tâm trong mọi hoạt động kinh tế xã hội. Trong lĩnh vực ngân hàng, con người là một nguồn lực đặc biệt quan trọng, là yếu tố mang tính kết nối các nguồn lực của ngân hàng và là nền tảng cho mọi cải tiến và phát triển. Yếu tố này càng trở nên quan trọng hơn đối với hoạt động cho vay tiêu dùng khi đây chính là cầu nối giữa khách hàng và ngân hàng.
Ngân hàng là một ngành đòi hỏi người lao động phải có kinh nghiệm và trình độ cao được tích lũy theo thời gian. Rõ ràng, nếu một ngân hàng có tốc độ lưu chuyển nhân viên cao sẽ không phải là một ngân hàng có lợi thế về nguồn nhân lực. Hiệu quả của các chính sách nhân sự, đặc biệt chính sách tuyển dụng, cơ chế thù lao là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá khả năng duy trì một đội ngũ nhân sự chất lượng cao của một ngân hàng.
> Mạng lưới chi nhánh và mối quan hệ với các đối tác
Mạng lưới chi nhánh, văn phòng đại diện, phòng giao dịch sẽ giúp ngân hàng mở rộng phạm vi hoạt động tới nhiều khu vực. Số lượng chi nhánh ngân hàng lớn không chỉ thu hút nhiều vốn hơn cho ngân hàng, giúp ngân hàng tiếp cận được với nhiều khách hàng mà còn tạo sự thuận tiện hơn cho khách hàng khi sử dụng các dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là hoạt động cho vay tiêu dùng với đặc điểm quy mô phát sinh nhỏ và số lượng nhiều, phân tán trên địa bàn rộng. Tuy nhiên, các ngân hàng cần phải tính đến chi phí hoạt động khá lớn cho các chi nhánh và các điểm giao dịch này.
1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả và khả năng cạnh tranh tronghoạt động cho vay tiêu dùng tại các ngân hàng thương mại