Đánh giá hiệu quả và khả năng cạnh tranh trong hoạt động chovay

Một phần của tài liệu 0937 nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh bắc nam định luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 91 - 104)

vay tiêu dùng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Bắc Nam Định giai đoạn từ năm 2014 đến 2016

2.3.2.1. Những kết quả đạt được

Từ khi thành lập cho đến nay, ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Bắc Nam Định đã không ngừng nỗ lực, hoàn thiện hệ thống, tổ chức, phương thức hoạt động kinh doanh của mình. Trải qua tám năm xây dựng và phấn đấu, Chi nhánh NHNo&PTNT Bắc Nam

Định đã đạt được những thành tích đáng ghi nhận. Trong thời gian qua, chi nhánh đã đạt được nhiều thành quả lớn trong mọi mặt, hoàn thành được hầu hết các chỉ tiêu đề ra trong kế hoạch. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Bắc Nam Định là một chi nhánh mới thành lập không lâu nhưng đã được trang bị cơ sở vật chất kĩ thuật mới, hiện đại, địa điểm giao dịch khang trang, thuận tiện về không gian và thời gian. Nhờ đó tạo điều kiện thuận lợi cho chi nhánh trong việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ đến với khách hàng cá nhân và hộ gia đình cũng như nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng. Điều đó thể hiện qua những kết quả CVTD như sau:

Doanh số cho vay tiêu dùng tăng

Mức tăng trưởng doanh số đồng đều qua các năm cho thấy xu hướng tiêu dùng ngày càng nhiều của xã hội. Chi nhánh tiếp tục nâng cao chất lượng CVTD để đáp ứng đầy đủ và kịp thời những nhu cầu cấp thiết của khách hàng.

Lợi nhuận từ cho vay tiêu dùng tăng trưởng tốt

Lợi nhuận hay lãi thu từ hoạt động cho vay tiêu dùng luôn ở mức cao, do lãi suất của khoản vay CVTD tương đối cao, lợi nhuận từ CVTD giúp chi nhánh chi trả rất nhiều chi phí cho hoạt động ngân hàng. Vì thế nên mặc dù hoạt động CVTD tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn nhưng Chi nhánh luôn muốn nâng cao doanh số CVTD để đạt được lợi nhuận lớn hơn.

Doanh số thu hồi nợ cho vay tiêu dùng tăng nhanh

Đặc biệt là trong năm 2016, doanh số thu hồi nợ tăng lên nhanh chóng, cho thấy cán bộ tín dụng đã thẩm định các khách hàng cá nhân và hộ gia đình vay tiêu dùng có hiệu quả hơn, giám sát chặt chẽ các khoản vay, kiểm tra tình hình trả nợ của khách hàng thường xuyên để giảm tình trạng quá hạn, nợ xấu .

Đa dạng hóa sản phẩm đi kèm

dịch vụ mà Chi nhánh đã cung cấp bởi sự hài lòng với hiệu quả của hoạt động CVTD đem lại. Các sản phẩm mới sẽ giúp khách hàng có thêm nhiều lựa chọn cũng nhu giúp Chi nhánh nâng cao vị thế cạnh tranh.

Quảng bá hình ảnh và nâng cao uy tín cho chi nhánh

Số luợng khách hàng sử dụng dịch vụ, sản phẩm tăng cao và đạt hiệu quả tốt giúp cho Chi nhánh có thêm uy tín và sự tín nhiệm của khách hàng, thông qua đó đuợc nhiều nguời biết đến, quảng bá hình ảnh và thuơng hiệu của Chi nhánh ra thị truờng nhiều hơn.

2.3.2.2. Hạn chế còn tồn tại

Chi nhánh đã đi vào hoạt động đuợc hơn 08 năm, mặc dù so với các chi nhánh khác thì đây không phải là một thời gian dài, nhung cũng không phải là quá ngắn đối với quá trình hoạt động của một ngân hàng. Thực hiện định huớng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, trong những năm vừa qua, NHNo&PTNT - Chi nhánh Bắc Nam Định đã có nhiều cố gắng trong hoạt động cho vay, đặc biệt là cho vay tiêu dùng. Tuy nhiên Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Bắc Nam Định vẫn còn một số mặt hạn chế sau:

Dư nợ hoạt động cho vay tiêu dùng vân ở mức thấp

Du nợ cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh vẫn ở mức thấp và chiếm tỷ trọng không đáng kể trên tổng du nợ cho vay, cho thấy công tác phát triển thị truờng và khách hàng chua tốt của cán bộ tín dụng. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do Chi nhánh chua chú trọng đến phát triển mảng cho vay tiêu dùng, cán bộ tín dụng chua có kinh nghiệm phát triển khách hàng vay tiêu dùng và các chính sách dành cho nhóm vay tiêu dùng còn hạn chế.

Tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn có dấu hiệu gia tăng

Đây là điều đáng lo ngại nhất của Chi nhánh hiện nay vì nợ quá hạn và nợ xấu đang có dấu hiệu phát sinh nhiều hơn. Nhất là nợ quá hạn trong cho

vay tiêu dùng, nếu không có những biện pháp cụ thể giải quyết và ngăn chặn thì có khả năng sẽ bị vuợt ngoài tầm kiểm soát.

Công tác tiếp thị, truyền thông còn yếu

Mặc dù hoạt động cho vay tiêu dùng đạt đuợc một số kết quả nhất định tuy nhiên Chi nhánh vẫn chua có những biện pháp và chính sách cụ thể để tiếp tục phát triển, mở rộng thị truờng và tăng sức cạnh tranh truớc các đối thủ khác trên địa bàn. Công tác tiếp thị truyền thông các sản phẩm dịch vụ không đuợc chú trọng dẫn tới độ phổ biến của sản phẩm và thuơng hiệu Chi nhánh trên thị truờng ở mức thấp.

Các sản phẩm cho vay tiêu dùng còn ít, không đa dạng, tính cạnh tranh yếu

Hiện nay trên địa bàn Thành phố Nam Định ngày càng có sự tham gia của nhiều tổ chức tín dụng mới, trong đó có những ông lớn trong mảng cho vay tiêu dùng nhu VP Bank, FE Credit, HD Saigon,... .với hệ thống sản phẩm, dịch vụ đa dạng phong phú. Tuy vậy nhung danh sách sản phẩm vay tiêu dùng của Chi nhánh hiện lại rất nghèo nàn, không đa dạng và chua theo kịp xu thế của thị truờng tiêu dùng dẫn đến tính cạnh tranh yếu.

2.3.2.3. Nguyên nhân của hạn chế

Những hạn chế trong hoạt động cho vay tiêu dùng của chi nhánh vẫn đang tồn tại một cách rõ ràng. Để khắc phục tình trạng này, việc tìm hiểu nguyên nhân của những hạn chế nêu trên là rất cần thiết.

> Nguyên nhân chủ quan

Chính sách cho vay của chi nhánh

Chính sách cho vay của chi nhánh chua thật linh hoạt, cho vay kinh doanh là hoạt động truyền thống và cũng là thế mạnh của chi nhánh, lợi nhuận từ cho vay kinh doanh mang lại chiếm tỷ trọng rất lớn. Chính sách cho vay đuợc xây dựng theo huớng uu tiên đối tuợng khách hàng này hơn. Trong khi đó, khách hàng vay tiêu dùng lại gặp nhiều khó khăn hơn khi vay vốn tại chi

nhánh, so với các khoản vay kinh doanh thì các yêu cầu vay vốn tiêu dùng khó đuợc chấp thuận hơn, lãi suất vay tiêu dùng cao hơn, thời hạn ngắn hơn dẫn đến giới hạn cho vay lại thấp hơn.

Chất lượng nhân sự tại chi nhánh

Chi nhánh hiện nay có nhân sự đa số là những nguời còn trẻ, năng động nhiệt huyết, tiếp thu tốt, dễ thay đổi và nắm bắt cái mới. Tuy nhiên họ vẫn chua có nhiều kinh nghiệm để quản lý tốt cũng như giám sát, xử lý các khoản vay một cách hợp lý.

Quy trình cho vay tiêu dùng

Quy trình nghiệp vụ này còn khá rườm rà và mất nhiều thời gian của khách hàng, thủ tục cho vay phải làm theo nhiều bước, công tác đánh giá thẩm định tốn nhiều thời gian.

Hệ thống công nghệ thông tin bổ trợ

Hệ thống công nghệ thông tin hầu như chưa có để bổ trợ cho hoạt động cho vay tiêu dùng. Tất cả các khoản vay đều tiếp cận khách hàng theo phương thức truyền thống, hiệu quả thấp và chi phí cao.

> Nguyên nhân khách quan

Môi trường kinh tế - chính trị

Nền kinh tế đang trong quá trình phục hồi, lạm phát tương đối cao, sự tăng giá của các mặt hàng thiết yếu như điện nước, ga, xăng dầu,. tình hình dịch bệnh, mưa bão, lũ lụt trong những năm qua khiến cho nhu cầu tiêu dùng của người dân giảm và không trả được nợ làm khả năng nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng của chi nhánh đang gặp phải khó khăn lớn. Chính phủ cũng có những động thái nhằm kiểm soát lạm phát và đưa ra những gói hỗ trợ trong nền kinh tế nhưng tình hình kinh tế vẫn chưa khả quan, phát triển chậm, thực trạng mua sắm hàng tiêu dùng vẫn ảm đạm, người dân chưa ổn định thu nhập để mua sắm nhiều, đặc biệt tại địa bàn Tp Nam Định

Môi trường văn hóa - xã hội

Thói quen mua sắm tiêu dùng vẫn còn hạn chế, đặc biệt là tại địa bàn TP Nam Định khi thói quen thanh toán tiền mặt tại các cửa hàng, chợ, siêu thị đã ngăn cản hoạt động CVTD tại Chi nhánh phát triển. Hơn nữa nguời Việt Nam có xu huớng thích mua trả một lần cho các sản phẩm, không muốn ở trong tình trạng nợ nần, và chịu gánh nặng tâm lý rất lớn khi chua trả hết nợ cũng làm cho Chi nhánh không phát triển đuợc CVTD.

> Nguyên nhân từ phía khách hàng

Khả năng tài chính

Nam Định là một tỉnh có nền kinh tế hiện đang phát triển tuơng đối chậm và tụt hậu so với các khu vực khác. Điều này khiến tình hình tài chính của khách hàng cá nhân cũng không đuợc đảm bảo và ổn định, các doanh nghiệp đang phải đối mặt với tình trạng khốn khó và cố gắng thực hiện các chiến luợc, chính sách hà khắc để vuợt qua tình hình khó khăn bằng cách cơ cấu lại bộ máy tổ chức, điều chuyển công tác, cắt giảm nhân sự. Điều này làm ảnh huởng tới thu nhập của nguời lao động có thể bị cắt giảm luơng hoặc mất việc làm... Những nguời bị thất nghiệp sẽ khó có khả năng nghĩ đến các hoạt động tiêu dùng cũng nhu khó có khả năng trả nợ đầy đủ và đúng hạn của các khoản vay nếu có.

Đạo đức của khách hàng

Khách hàng có đạo đức tốt, có ý thức trả nợ tạo điều kiện kích thích Chi nhánh tiến hành nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng và các quy định cho vay sẽ không quá khắt khe. Tuy nhiên cũng có những khách hàng lừa đảo, chiếm dụng vốn của Chi nhánh, cấu kết với nhân viên Chi nhánh lập hồ sơ gồm những tài liệu, con dấu giả mạo của công ty hoặc dùng một bộ hồ sơ đi vay nhiều ngân hàng để chiếm dụng vốn của Chi nhánh.

khách hàng xin dấu xác nhận thu nhập tại cơ quan, nơi làm việc của khách hàng,

xin tăng khống thu nhập trên giấy tờ để nhận đuợc khoản vay lớn hơn so với thu

nhập trong thực tế làm ảnh huởng đến chất luợng CVTD tại Chi nhánh.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong nội dung Chuơng 2, tác giả đã khái quát quá trình hình thành và phát triển của Agribank Chi nhánh Bắc Nam Định cùng những diễn biến chính trong tình hình hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng giai đoạn 2014-2016. Thông qua những số liệu cụ thể đồng thời đuợc biểu đồ hóa, tác giả đã chỉ ra những mặt đạt đuợc và mặt hạn chế trong công tác triển khai hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh. Từ đây, tác giả đi sâu phân tích những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế yếu kém của hoạt động cho vay tiêu dùng để qua đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động này tại chi nhánh.

CHƯƠNG 3

NÂNG CAO HIỆU QUẢ VÀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI AGRIBANK

CHI NHÁNH BẮC NAM ĐỊNH

3.1. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA AGRIBANK - CHI NHÁNH BẮC NAM ĐỊNH

a. Nhận định về lĩnh vực CVTD trong thời gian tới * Tiềm năng phát triển

Tiềm năng phát triển của thị trường CVTD ở Việt Nam là rất lớn, bởi với số dân trên 90 triệu người, đây là điều kiện vô cùng thuận lợi và là thị trường “khổng lồ” cho lĩnh vực CVTD phát triển. Nếu chỉ 1/9 dân số, tức khoảng 10 triệu người có khoản vay tiêu dùng với mức vay bình quân 50 triệu đồng thì tổng quy mô của thị trường CVTD cũng đã đạt mức 500.000 tỷ đồng, đây là một con số ấn tượng và chắc chắn là một chiếc bánh mà không ngân hàng nào muốn bỏ qua!

Sự phát triển của các hoạt động CVTD cho thấy, hoạt động này không chỉ có ý nghĩa đối với từng cá nhân mà nó còn mang lại những tác động tích cực cho toàn xã hội. Cho vay tiêu dùng ở Việt Nam vẫn đang ở giai đoạn tiềm năng, còn rất nhiều người dân chưa được tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính. Trong khi đó, thực tế, có nhiều yếu tố để có thể kỳ vọng vào phân khúc thị trường này. Với dự báo dân số sẽ đạt tới 100 triệu dân vào năm 2025 thì đây là con số hết sức thuận lợi cho kênh tài chính tiêu dùng. Ngoài ra, Việt Nam là quốc gia đang phát triển và có tốc độ tăng trưởng ổn định bậc nhất ở khu vực Đông Nam Á, bên cạnh đó ngày càng nhiều các thỏa thuận hợp tác kinh tế mà Việt Nam vừa đạt được với các quốc gia có nền kinh tế phát triển, chắc chắn sẽ mang lại nhiều kết quả khả quan cho nền kinh tế trong nước.

Một khi nền kinh tế phát triển ổn định, tỷ lệ thất nghiệp giảm, thu nhập cho người lao động tăng lên kết hợp với yếu tố dân số trẻ tập trung nhiều ở khu vực thành thị sẽ thúc đẩy nhu cầu mua sắm và tiêu dùng. Đây sẽ là điều kiện vô cùng thuận lợi để thị trường cho vay tiêu dùng phát triển.

Mặt khác, việc Chính phủ tiếp tục có nhiều nỗ lực trong cải thiện các thủ tục hành chính, thuế quan cùng với tình hình an ninh chính trị ổn định cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư nước ngoài yên tâm phát triển và thu hút các nhà đầu tư mới, trong đó có đầu tư vào lĩnh vực CVTD.

Soi vào tốc độ phát triển rất nhanh trong vài năm trở lại đây của các kênh tài chính tiêu dùng trong hệ thống ngân hàng và sự ra đời của hàng loạt công ty tài chính với rất nhiều dịch vụ đa dạng chúng ta cũng đã nhận thấy rõ ràng tiềm năng của thị trường này.

“Mua hàng trả góp - xu hướng tiêu tiền thông minh ”

Trước đây, người tiêu dùng thường có suy nghĩ “ăn chắc mặc bền”, nếu muốn sở hữu sản phẩm nào đó thì phải đợi tích cóp đủ tiền mới mua, vì họ còn khá xa lạ với hình thức mua hàng trả góp.

Người tiêu dùng nghĩ rằng, không có tiền mới mua trả góp, trả góp là mắc nợ hoặc ngại những thủ tục rườm rà, đặc biệt là không muốn chịu thêm khoản lãi suất khi lựa chọn hình thức này. Trong khi đó, tại những nước phát triển trên thế giới, người dân đã quá phổ biến với hình thức mua hàng trả góp ở tất cả các mặt hàng. Đối với người Việt Nam, phong cách tiêu dùng trong mấy năm trở lại đây đã có phần thay đổi. Họ đã quen dần với xu hướng tiêu dùng thông minh và có nhiều cách mới trong sở hữu sản phẩm như: Mua hàng qua mạng, qua điện thoại, đặc biệt là mua hàng trả góp. “Hàng hóa” ở đây có thể nằm trong nhiều lĩnh vực khác nhau, tiêu biểu là các lĩnh vực như:

- Lĩnh vực bất động sản: hiện nay nhu cầu về nhà ở của người dân là rất cao, đặc biệt là ở các khu vực thành thị. Giá nhà đất hiện nay phản ánh không

đúng giá trị thật do hiện tượng đầu cơ, gây nên những cơn sốt ảo về nhà đất, ảnh hưởng lớn đến khả năng mua của những người có nhu cầu nhà ở thực sự. Thành phố Nam Định là một thành phố nhỏ nhưng lại tập trung rất đông dân cư sinh sống và làm việc, học tập. Tuy vậy nhưng giá bất động sản tại đây lại không quá cao, đặc biệt là ở các khu vực trung tâm nhưng vị trí nằm trong ngõ, ngách. Đây là các bất động sản phù hợp với đại đa số người dân có thu nhập trung bình. Vị trí trung tâm và giá cả phải chăng nên nhu cầu về nhà đất

Một phần của tài liệu 0937 nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh bắc nam định luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 91 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w