Kiến nghị với Ngân hàng Nhà Nước

Một phần của tài liệu 0937 nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh bắc nam định luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 115 - 117)

NHNN là cơ quan đại diện cho Nhà nước trong lĩnh vực Ngân hàng, trực tiếp chỉ đạo hoạt động của các Ngân hàng thương mại, vì vậy Ngân hàng

Nhà nước sẽ đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc quản lý và phát triển các hoạt động của Ngân hàng thương mại nói chung và hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng.

- Thứ nhất: NHNN cần sớm hoàn thiện các văn bản pháp quy và hành lang pháp lý về hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng và hoạt động của Ngân hàng nói chung, trong đó quy định rõ quyền hạn và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ tín dụng. Hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp quy sẽ tạo nền tảng cơ sở cần thiết để cho hoạt động cho vay tiêu dùng phát triển một cách an toàn và đi theo định hướng của NHNN. Cần có những văn bản cụ thể về đối tượng, loại hình cho vay tiêu dùng, hình thức bảo đảm và xử lý tài sản bảo đảm và nợ vay nhằm tạo hành lang pháp lý đầy đủ, thông thoáng và minh bạch cho hoạt động này. Đối với các văn bản khác thì nên nghiên cứu kỹ tình hình thị trường và có những dự đoán chính xác xu hướng thay đổi của thị trường để ra những văn bản chính xác và có tuổi đời kéo dài.

- Thứ hai: NHNN cần có sự nỗ lực trong việc phối kết hợp với các Bộ, Ngành có liên quan trong hoạt động cho vay nói chung và hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng để cho ra đời những Thông tư liên bộ tạo điều kiện pháp lý thuận lợi cho hoạt động cho vay phát triển, tránh tình trạng chồng chéo và ách tắc trong quá trình triển khai hoạt động cho vay tiêu dùng.

- Thứ ba: NHNN cần tiếp tục đổi mới cơ chế lãi suất phù hợp mục tiêu chính sách tiền tệ, phù hợp với cung cầu tiền tệ và điều kiện thực tế. Khuyến khích các NHTM áp dụng cơ chế quản trị lãi suất để tránh rủi ro và có chênh lệch lãi suất đầu ra, đầu vào cao hơn mức hiện nay, bảo đảm cho các NHTM đủ bù đắp chi phí, rủi ro và có lợi nhuận để phát triển bền vững.

- Thứ tư: NHNN nên hỗ trợ, tạo điều kiện cho các Ngân hàng Thương mại phát triển hoạt động của mình thông qua các biện pháp như: tăng khả năng tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong kinh doanh cho các Ngân hàng thương

mại. Bên cạnh đó, NHNN cũng nên thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo, những buổi nghe ý kiến của các Ngân hàng Thương mại về những vướng mắc hay góp ý về những văn bản chính sách mà NHNN đưa ra nhằm hoàn thiện những chủ trương, chính sách này. Song song với đó, NHNN có thể tham khảo các mô hình ở các nước có hoạt động cho vay tiêu dùng phát triển để học hỏi kinh nghiệm, vận dụng sáng tạo vào điều kiện thực tế của Việt Nam.

- Thứ năm: Thông tin là một yếu tố vô cùng quan trọng trong hoạt động ngân hàng nói chung và đặc biệt quan trọng hơn nữa trong hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng, NHNN cần nâng cấp chất lượng hoạt động và tăng cường cơ sở vật chất cho Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia (CIC); thường xuyên cung cấp các thống kê, phân tích, cảnh báo.. .nhằm ngăn ngừa rủi ro trong hệ thống ngân hàng thương mại. NHNN cũng cần phải thường xuyên nâng cấp công nghệ để thu thập và cập nhật thông tin nhanh nhất có thể và xử lý chính xác để đưa ra các cảnh báo, can thiệp kịp thời.

Một phần của tài liệu 0937 nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh bắc nam định luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 115 - 117)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w