Tình hình hoạt động của ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt Chi nhánh

Một phần của tài liệu 1112 phát triển dịch vụ tín dụng bán lẻ tại NHTM CP bưu điện liên việt chi nhánh hà giang luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 47 - 61)

(Nguồn: Lien VietPostBank Hà Giang)

Sơ đồ 2. 4. Quy trình cho vay sau phê duyệt cấp tín dụng

Tình hình hoạt động của ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt - Chi nhánh Hà Giang giai đoạn 2017-2019

2.1.4.1. Hoạt động huy động vốn

Hoạt động huy động vốn là một trong những hoạt động quan trọng, làm cơ sở cho những hoạt động khác của ngân hàng. Xác định rõ mục tiêu đó, LienVietPostBank Hà Giang luôn coi việc đầu tư khai thác và huy động tối đa các nguồn vốn tiềm tàng trong dân cư và tổ chức kinh tế là mục tiêu hàng đầu trong hoạt động của mình. Trong giai đoạn 2017-2019, kết quả hoạt động huy động vốn của chi nhánh có nhiều chuyển biến tích cực, cụ thể như sau:

Bảng 2.1. Kết quả huy động vốn của LienVietPostBank Hà Giang giai đoạn 2017-2019

II

I hàng 61.016,3 21.156,0 01.269,0 7 13, 9,8

T Tiền gửi dân cư 660,6

9 739,8 1 910,9 9 12 ^0^ 23,1

2 Tiền gửi các tổ chứckinh tế 0 223,6 4 219,6 7 291,8 -1,8 32,9

3 Tiền gửi các đối tượngkhác 7 132,0

196,5 6

66,14 48,

8

Qua bảng số liệu 2.1, ta thấy nguồn vốn huy động của LienVietPostBank Hà Giang ổn định và có chiều hướng tăng. Tính đến 31/12/2018 tổng nguồn vốn huy động đạt 1.056,02 tỷ đồng, tăng 3,9%so với năm 2017; 31/12/2019 tổng nguồn vốn huy động đạt 1.158,96 tỷ đồng tăng 9,7%so với 31/12/2018.

Phân theo loại tiền gửi, tỷ lệ vốn huy động bằng đồng nội tệ (VNĐ) luôn chiếm trên 90% trong tổng nguồn vốn huy động. Huy động nội tệ năm 2018 đạt 990,19 tỷ đồng, tăng 7,3% so với năm 2017; năm 2019 đạt 1.092,51 tỷ đồng, tăng 10,3% so với năm 2018. Huy động ngoại tệ có xu hướng giảm nhưng khi quy đổi thành nội tệ lại tăng. Nguyên nhân do biến động về tỷ giá USD/VNĐ: tỷ giá USD/VNĐ bình quân năm 2018 là 20.012 VNĐ, đến năm 2019 thì tỷ giá USD/VNĐ bình quân đã tăng lên đến 21.934 VNĐ. Do đó tuy năm 2019 ngân hàng huy động được số lượng đồng USD ít hơn so với năm 2018 nhưng khi quy đổi thành đồng nội tệ với tỷ giá hiện tại thì lại thấy nguồn vốn huy động ngoại tệ tăng.

Phân theo thời gian huy động vốn, nguồn vốn huy động không kỳ hạn chiếm khoảng 29%-34% tổng nguồn vốn huy động trong giai đoạn 2017- 2019. Năm 2018, nguồn vốn huy động không kỳ hạn là 358,37 tỷ đồng, so với năm 2017 tăng 21,6%; năm 2019 đạt 431,46 tỷ đồng, tăng 20,4% so với năm 2018. Tiền gửi không kỳ hạn chủ yếu là huy động từ các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế dùng trong hoạt động thanh toán. Điều này phản ánh mối quan hệ giữa ngân hàng với các ngân hàng khác là rất tốt, các dịch vụ thanh toán của ngân hàng đã phát triển đáp ứng yêu cầu của khách hàng trong thanh toán cùng hệ thống và cả thông qua các ngân hàng đối tác. Nguồn vốn huy động có kỳ hạn dưới 12 tháng năm 2018 đạt 532,21 tỷ đồng, chiếm 46,04% tổng nguồn vốn, tăng 40,4% so với năm 2017; năm 2019 đạt 612,56 tỷ đồng, chiếm 48,27% tổng nguồn vốn và tăng 15,1% so với năm 2018. Nguồn vốn huy động có thời hạn từ 12 tháng trở lên năm 2018 là 265,45 tỷ đồng, giảm 22,5% so với năm 2017; năm 2019 đạt 224,98 tỷ đồng, giảm 15,2% so với

năm 2018. Năm 2019 là một năm biến động về lãi suất, với mức lãi suất huy động rất cao, đỉnh điểm là có lúc lên đến 11,5%/năm. Do đó tâm lý người dân là sợ tiền mất giá, nên chỉ tập chung vào gửi ngắn hạn. Điều đó khiến cho nguồn huy động trung, dài hạn giảm.

Phân theo đối tượng khách hàng, nguồn vốn huy động từ dân cư chiếm luôn chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng qua các năm. Năm 2018, nguồn vốn huy động từ dân cư đạt 739,81tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 64% trong tổng nguồn vốn và tăng 12,0% so với năm 2017; năm 2019 đạt 910,99 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 71,79% trong tổng nguồn vốn và tăng 23,1% so với năm 2018. Tiền gửi dân cư là nguồn huy động có tính ổn định rất cao, điều đó chứng tỏ nguồn vốn ngân hàng không những đáp ứng được nhu cầu sử dụng vốn của ngân hàng mà còn góp phần giữ thế cân đối, chủ động trong toàn hệ thống LienVietPostBank. Tiền gửi từ các tổ chức kinh tế năm 2018 đạt 219,64 tỷ đồng, giảm -1,8% so với năm 2017; năm 2019 đạt 291,87 tỷ đồng, so với đầu năm tăng 32,9%, chiếm 23% trong tổng nguồn vốn huy động.

Nhìn vào cơ cấu nguồn vốn cho thấy nguồn vốn huy động tiền gửi dân cư tăng chủ yếu tập trung vào tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng. So với mặt bằng chung thì ta thấy lãi suất huy động ở LPB Hà Giang cao hơn so với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn. Do vậy kết quả huy động được nguồn của chi nhánh đạt nhiều kết quả tích cực, góp phần tăng tính cạnh tranh cho ngân hàng. Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, nguồn vốn huy động có kỳ hạn trên 12 tháng ở LPB Hà Giang có xu hướng giảm. Do vậy để ổn định cho nguồn vốn, phù hợp với cơ cấu tín dụng, ngân hàng cần tập trung tăng trưởng nguồn vốn huy động trung hạn và dài hạn.

2.1.4.2. Hoạt động tín dụng

Mặc dù là một trong những ngân hàng thành lập sau trên địa bàn nhưng LPB Hà Giang đã luôn chú trọng đến phát triển hoạt động tín dụng đi đôi với việc nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo vốn tín dụng sử dụng có hiệu quả

hàng năm (%) 1 Tổng dư nợ 731,7 8 887,0 6 985,1 2 16,1 4 Dư nợ theo kỳ hạn

1 Dư nợ cho vay ngắn hạn 29,45 43,77 45,03 25,7

4

1 Dư nợ cho vay trung hạn 478,2

6 0472,7 7459,5 -1,97

1 Dư nợ cho vay dài hạn 224,0

7 370,5 9 480,5 2 47,5 3

lĩĩ Dư nợ theo đối tượng khách hàng

1 Dư nợ của khách hàng cá nhân 310,6

8 1377,9 7475,6 5 23,7

2

Dư nợ của khách hàng

doanh nghiệp 0421,1 5509,1 5509,4 8 10,4

IV Tỷ lệ nợ xấu (%) 2,21 1,89 1,30 -22,85

Tốc độ tăng trưởng của các năm Tổng số năm

Giá trị năm T - Giá trị năm (T-1)

_______._______________.___________x 100% thu hồi đầy đủ gốc và lãi. Tại LienVietPostBank Hà Giang, hoạt động tín dụng luôn được đơn vị quan tâm, không ngừng phát triển ổn định, được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.2. Một số chỉ tiêu đánh giá quy mô tín dụng của LienVietPostBank Hà Giang giai đoạn 2017-2019

Đơn vị tính: Tỷ đồng

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của LienVietPostBank Hà Giang giai đoạn 2017-2019)

Trong đó:

Tăng trưởng bình quân hàng năm

Trong giai đoạn 2017-2019, LienVietPostBank Hà Giang thực hiện định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và sự chỉ đạo của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt chủ động mở rộng dịch vụ tín dụng, tích cực tìm kiếm khách hàng, cơ cấu lại tín dụng. Dư nợ tín dụng của LienVietPostBank Hà Giang tăng trưởng dần qua các năm (từ năm 2017 đến năm 2019). Tổng dư nợ của chi nhánh tính đến ngày 31/12/2019 đạt 985,12 tỷ đồng tăng 98,06 tỷ đồng so với năm 2018 và tăng 253,34 tỷ đồng so với năm 2017. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm rất khả quan ở mức 16,14%

Biểu đồ 2.1. Cơ cấu dư nợ tín dụng theo kỳ hạn của LienVietPostBank Hà Giang giai đoạn 2017 -2019

Cơ cấu dư nợ tín dụng theo kỳ hạn của LienVietPostBank Hà Giangtrong giai đoạn 2017-2019 có sự chuyển dịch rõ rệt. Dư nợ trung hạn giảm dần qua các năm thay vào đó là sự tăng trưởng mạnh mẽ của dư nợ dài hạn. Năm 2019, dư nợ dài hạn đạt 480,52 tỷ đồng, tăng thêm 109,93 tỷ đồng so với năm 2018. Tốc độ tăng trưởng bình quân của dư nợ cho vay dài hạn là 47,53%. Dư nợ cho vay ngắn hạn mặc dù chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng cũng có dấu hiệu tăng trưởng. Nguyên nhân của sự thay đổi cơ cấu dư nợ là do chi nhánh thực hiện chủ trương đa dạng hóa dịch vụ tín dụng, tích cực phát triển sản phẩm cho vay với mục đích tiêu dùng và hỗ trợ nhu cầu mua nhà đất của

STT Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Chênh lệch 2018/201 7 2019/201 8 Tổng dư nợ 731,7 8 6 887,0 2 985,1 8 155,2 98,06 1 Nợ ngắn hạn 29,4 5 43,77 45,03 14,32 1,26 Nợ xấu 2,1 9 2J? 7 0,9 2) (0,0 0) (1,2 2 Nợ trung hạn 478,2 6 472,7 459,5 7 (5,5 6) (13,13) Nợ xấu 9,5 9“ 9,5 5 7,9 2“ (0,0 4) (1,6 3) 3 Nợ dài hạn 224,0 7 9 370,5 2 480,5 2 146,5 109,93 Nợ xấu 4,3 9 5,0 5 3,9 ? 0,6 6“ (1,1 3) 4 Tổng nợ xấu 16,1 7 16,77 12,81 0,59 6) (3,9

khách hàng. Đây là các sản phẩm cho vay có tài sản bảo đảm và thời hạn vay cao giúp ngân hàng hạn chế rủi ro, phát triển an toàn và tăng trưởng lợi nhuận dài hạn cho ngân hàng.

Biểu đồ 2.2. Cơ cấu dư nợ theo đối tượng khách hàng của LienVietPostBank Hà Giang giai đoạn 2017-2019

Có thể thấy trong giai đoạn 2017-2019, tỷ trọng dư nợ tín dụng khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp đã có nhiều thay đổi. Dư nợ tín dụng khách hàng cá nhân tăng qua từng năm, đặc biệt tăng mạnh vào năm 2019 đạt 475.666 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 48% tổng dư nợ. Trong cả ba năm dư nợ tín dụng khách hàng doanh nghiệp vẫn chiếm trên 50% trong tổng cơ cấu dư nợ. Dư nợ tín dụng doanh nghiệp năm 2018 tăng 21% so với năm 2017 tuy nhiên lại chững lại vào năm 2019. Dư nợ tín dụng doanh nghiệp của LienVietPostBank Hà Giang chủ yếu đầu tư vào các dự án mang tính chiến lược của tỉnh, đặc biệt là tài trợ vốn cho công trình thủy điện Sông Đà 5 thuộc huyện Bắc Mê của tỉnh Hà Giang. Năm 2019, với sự thành lập của 09 phòng giao dịch mới, LienVietPostBank Hà Giang định hướng phát triển dịch vụ tín dụng cá nhân, tích cực đa dạng hóa sản phẩm, phát triển dịch vụ và nâng cao chất lượng tín dụng. Sự gia tăng dư nợ tín dụng cá nhân là một kết quả đáng ghi nhận phù hợp với chính sách của chi nhánh đã đề ra.

Bảng 2. 3. Tình hình nợ xấu của LienVietPostBank Hà Giang giai đoạn 2017-2019

2018/2017 2019/2018

1 Thu từ dịch vụthanh toán 9 1,6 1 2,2 2 2,4 3 30,5 4 9,6

2 Thu từ dịch vụngân quỹ 9 0,1 1 0,3 0,34 6 63,1 9 8,2

3 Thu từ nghiệp vụủy thác và đại lý 4 1,0 9 1,1 6 1,3 2 14,4 9 14,2

4 Thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối 0,4 6 3 0,5 6 0,8 5 15,3 7 60,8 5 Thu khác 0,9 5 1,1 2 1,9 2 18,2 9 71,3 5 Tổng doanh thu 4,3 3 6 5,3 6,89 0 23,8 8 28,5

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động SXKD của Lien VietPostBank Giang giai đoạn 2017-2019)

về tình hình nợ xấu, trong giai đoạn 2017-2019 tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh giảm dần qua các năm, giảm từ 2,21% năm 2017 xuống 1,89%năm 2018 và chỉ còn 1,30%năm 2019. Mặc dù tổng nợ xấu của năm 2018 tăng 0,59 tỷ đồng so với năm 2017 nhưng do tốc độ tăng trưởng nợ xấu nhỏ hơn tốc độ tăng trưởng dư nợ nên tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh giảm. Đây là một kết quả tốt đối với ngân hàng, thể hiện chất lượng tín dụng của LienVietPostBank Hà Giang ngày càng tăng lên.

Dư nợ trung hạn có tỷ lệ nợ xấu cao nhất, nguyên nhân chủ yếu do một lượng lớn khách hàng sử dụng sản phẩm tín dụng cho vay tiêu dùng không tài sản bảo đảm bị suy giảm khả năng trả nợ. Tuy nhiên trong năm 2019, chi nhánh đã có định hướng phát triển các sản phẩm tín dụng khác và kiểm soát được tỷ lệ nợ xấu đối với các sản phẩm tín dụng có thời gian vay trung hạn. Tuy nhiên để phát triển lâu dài, ngân hàng cần chú ý đến việc quản lý các

nhóm nợ và đưa ra những giải pháp để giảm tối đa nợ xấu.

2.1.4.3. Hoạt động dịch vụ

Bên cạnh những hoạt động cơ bản của ngân hàng là hoạt động huy động vốn và hoạt động tín dụng, trong những năm gần đây LienVietPostBank Hà Giang đã bắt đầu quan tâm đến hoạt động dịch vụ nhằm mục đích tăng thêm nguồn thu nhập và nâng cao hình ảnh của ngân hàng.

Thu nhập từ hoạt động dịch vụ của chi nhánh tuy chưa cao nhưng có xu hướng tăng trưởng qua các năm. Cụ thể như sau:

Bảng 2.4. Hoạt động dịch vụ của LienVietPostBank Hà Giang giai đoạn 2017-2019

STT Chỉ tiêu m 201 7 Năm 2018 Năm 2019 Tốc độ tăng trưởng (%) 2018/2017 2019/201 8 1 Thu nhập lãi và các

khoản thu nhập tương tự 312,32 5 378,6 426,21 4 21,2 6 12,5

Trong những năm qua, phát triển sản phẩm dịch vụ của LienVietPostBank Hà Giang đã đạt được những kết quả nhất định, với việc thay đổi cách thức kinh doanh truyền thống, thay đổi tư duy nhận thức từ việc phục vụ khách hàng thông qua các hoạt động nghiệp vụ sang cách tiếp cận khách hàng bằng các sản phẩm dịch vụ, gắn liền sản phẩm dịch vụ với hoạt động tín dụng và hiện đại hóa công nghệ. Hiện tại chi nhánh đã triển khai nhiều sản phẩm dịch vụ như: thanh toán trong nước, ngân quỹ, nghiệp vụ ủy thác và đại lý, thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ, thẻ, thanh toán hóa đơn và thanh toán trực tiếp thông qua ứng dụng Ví Việt,...

Bảng 2.4 cho thấy doanh thu dịch vụ của LienVietPostBank Hà Giang còn chiếm một tỷ trọng khá khiêm tốn so với quy mô hoạt động và chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Tuy nhiên các hoạt động dịch vụ đều có doanh thu tăng qua các năm. Năm 2018, doanh thu từ dịch vụ đạt 5,36 tỷ đồng, tăng 23,80% so với năm 2017; năm 2019 đạt6,89 tỷ đồng, tăng 28,58% so với năm 2018. Trong đó doanh thu từ dịch vụ thanh toán, doanh thu từ nghiệp vụ ủy thác và đại lý chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh thu dịch vụ của Chi nhánh.

2.1.4.4. Kết quả hoạt động kinh doanh

Năm 2019 là năm có nhiều khó khăn và thách thức đối với sự ổn định và phát triển nền kinh tế nói chung và hoạt động kinh doanh ngân hàng nói riêng. Ảnh hưởng của tỷ giá đồng USD tăng cao, lạm phát, lãi suất thả nổi,... phần nào đã tác động đến kết quả kinh doanh của ngân hàng. Mặc dù vậy, trong năm qua LienVietPostBank Hà Giang đã tập trung mọi nguồn lực, đưa ra các giải pháp phù hợp để tăng thu nhập, cắt giảm những khoản chi phí chưa cần thiết để đạt được mức lợi nhuận 29,99 tỷ đồng vào năm 2019.

Bảng 2.5. Kết quả kinh doanh của LienVietPostBank Hà Giang giai đoạn 2017-2019

T Thu nhập lãi thuần 46,0 9 57,0 6 80,36 23,8 1 40,8 3

4 Lãi/lỗ thuần từ hoạtđộng dịch vụ 7 3,8 3 4,8 6,03 1 24,8 1 25,0

5

Lãi/lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại

hối 6 0,4 3 0,5 0,86 5 15,3 7 60,8

6 Lãi/lỗ thuần từ hoạtđộng khác 0 0,5 8 0,6 0,82 7 36,8 2 20,9

7

^ Chi phí hoạt động 926,7 7 31,5 39,66 4 17,8 2 25,6

8

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 324,1 3 31,5 48,42 1 30,7 4 53,5 9 Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 111,4 4 13,2 18,43 6 15,9 3 39,2 1 0

Tổng lợi nhuận trước

STT Chỉ tiêu

Đơn vị

tính Năm 2016 2017Năm Năm 2018 Năm 2019

F- Dư nợ tín dụng bán lẻ Tỷ đồng 289,4 6 310,68 377,91 475,67 2 Tỷ trọng dư nợ tín dụng bán lẻ/Tổng dư nợ % 40,32 5 42,4 0 42,6 9 48,2

Qua bảng 2.5, ta thấy kết quả kinh doanh của LienVietPostBank Hà Giang tương đối tốt. Trong ba năm, chi nhánh hoạt động đều có lãi, lợi nhuận trước thuế giai đoạn 2017-2019 lần lượt là 12,71 tỷ đồng, 18,30 tỷ đồng

Một phần của tài liệu 1112 phát triển dịch vụ tín dụng bán lẻ tại NHTM CP bưu điện liên việt chi nhánh hà giang luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 47 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w