sản phẩm
Hiện nay, các sản phẩm dịch vụ tính dụng của LienVietPostBank Hà Giang khá phong phú, đáp ứng các nhu cầu vay vốn của khách hàng, bao gồm:
- Cho vay tiêu dùng không tài sản bảo đảm cán bộ, công chức, viên chức; - Cho vay tiêu dùng có tài sản bảo đảm;
- Cho vay hỗ trợ nhu cầu về nhà, đất; - Cho vay mua xe ô tô;
- Cho vay sản xuất kinh doanh ngắn hạn; - Cho vay hưu trí;
- Cho vay cầm cố, đảm bảo bằng giấy tờ có giá; - Cho vay thấu chi khách hàng cá nhân.
Bảng 2.8. Dư nợ theo sản phẩm tín dụng của LienVietPostBank Hà Giang giai đoạn 2017-2019
(%) (%) (%) (%) (%)
Tổng dư nợ 310,6
8 377,91 475,67 67,23 22% 97,76
26"
1 Cho vay tiêu dùng không
TSBĐ 112,78 36,3 0 115,23 30,4 9 135,1 6 28,42 2,45 2 19,93 17
2 Cho vay tiêu dùng có TSBĐ 78,2 3 25,1 8 85,9 8 22,7 5 91,4 3 19,2 2 7,7 5" 10" 5~ 45~ 6" 3 Cho vay hỗ trợ nhu cầu vềnhà, đất 68,2
2 21,9 6 108,56 28,7 3 164,1 0 34,5 0 40,34 59 55,54 51
4 Cho vay mua xe ô tô 16,3
5 5,2 6^ 21,5 2 5,6 9" 19,2 9 4,06 517 32" (2,23) -10" 5 Cho vay SXKD ngắn hạn 818 " 2,6 3 10,8 8 2,8 8 14,6 7 3,0 8" 2,7 0 3" 3,7 9" 35"
6 Cho vay hưu trí 19,6
9 4" 6,3 4 26,3 7" 6,9 4 37,1 7,81 5^ 6,6 4 3 10,80 41
7 Cho vay khác 7,2
9 M tf 12. 78 “ 1 4 15. 23
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động SXKD của LienVietPostBankHà Giang giai đoạn 2017-2019)
Theo bảng số liệu 2.8 ta thấy, cơ cấu dư nợ tín dụng bán lẻ theo sản phẩm của LienVietPostBank Hà Giang không đồng đều. Sản phẩm cho vay tiêu dùng không tài sản bảo đảm đối với cán bộ, công chức, viên chức và cho vay hỗ trợ nhu cầu về nhà, đất là hai sản phẩm chiếm tỷ trọng cao nhất trong dư nợ tín dụng bán lẻ. Cho vay tiêu dùng có tài sản bảo đảm đứng thứ 3 trong cơ cấu tín dụng bán lẻ, tỷ trọng trong dư nợ bán lẻ dao động khoảng từ 19%- 25% trong giai đoạn 2017-2019. Ngoài ra, các sản phẩm khác như cho vay mua ô tô, cho vay sản xuất kinh doanh, cho vay hưu trí, cho vay thấu chi,... chiếm tỷ lệ thấp (dưới 10%) trong cơ cấu tín dụng bán lẻ của LienVietPostBank
Hà Giang.
❖ Sản phẩm cho vay tiêu dùng không tài sản bảo đảm cán bộ, công
≡ '< © 500 450 400 350 300 250 200 150 100 50 0
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
“ Các sản phẩm tín dụng bán lẻ khác
≡ Cho vay tiêu dùng không tài sản bảo đảm
Sản phẩm cho vay tiêu dùng không tài sản bảo đảm cán bộ, công chức, viên chức là một sản phẩm thế mạnh của LienVietPostBank Hà Giang. Với thủ tục vay vốn đơn giản, không cần tài sản bảo đảm, mức cho vay tối đa cao, thời gian vay vốn linh hoạt, lãi suất ưu đãi, đây được coi là sản phẩm thu hút
được số lượng lớn khách hàng và mang lại lợi nhuận cao cho chi nhánh. Năm 2017, dư nợ sản phẩm cho vay tiêu dùng không tài sản bảo đảm là 112,78 tỷ. Sang năm 2018, dư nợ sản phẩm này đạt 115,23 tỷ, tăng 2,45 so với năm 2017. Năm 2019, dư nợ sản phẩm này tăng mạnh, đạt mức 135,16 tỷ đồng, tăng 19,93 tỷ so với năm 2019. Nguyên nhân tăng trưởng dư nợ sản phẩm này là do chi nhánh mở rộng mạng lưới phân phối, cung cấp dịch vụ, tiếp cận được với nhiều khách hàng có nhu cầu vay vốn nhưng chưa có điều kiện đến trực tiếp chi nhánh. Tỷ trọng dư nợ sản phẩm cho vay tiêu dùng không tài sản bảo đảm lần lượt qua các năm là: 36,30% vào năm 2017, 30,49% vào năm 2018 và 28,42% vào năm 2019. Mặc dù năm 2019 dư nợ tăng mạnh, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng thấp hơn các sản phẩm khác nên tỷ trọng trong tổng dư nợ tín dụng bán lẻ giảm 2,08% so với năm 2018. Nhưng nhìn chung, sản phẩm này vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ bán lẻ của chi nhánh. Dựa vào tiện ích của sản phẩm ta thấy đây là sản phẩm hữu ích và có khả năng bán chéo sản phẩm cao nhất trong danh mục các sản phẩm dịch vụ tín dụng của LienVietPostBank Hà Giang. Là một sản phẩm tín dụng không yêu cầu tài sản bảo đảm, tỷ trọng trong tổng dư nợ tín dụng bán lẻ cao, đồng nghĩa với việc rủi ro tín dụng cũng cao. Để tăng trưởng tín dụng và phát triển bền vững, chi nhánh cần thắt chặt yêu cầu về điều kiện vay vốn, quy trình thẩm định để vừa có thể phát triển dịch vụ tín dụng, vừa hạn chế được rủi ro cho ngân hàng.
❖ Sản phẩm cho vay tiêu dùng có tài sản bảo đảm
Sản phẩm cho vay tiêu dùng có tài sản bảo đảm là sản phẩm có điều kiện vay vốn tương đối đơn giản, đối tượng khách hàng năng động, đa dạng các hình thức tài sản bảo đảm, đây được coi là sản phẩm tiềm năng của chi nhánh. Năm 2019, dư nợ của sản phẩm này là 78,23 tỷ đồng; năm 2018, dư nợ này đạt mức 85,98% tăng 7,75 tỷ đồng tương đương tăng 10% so với năm 2017; năm 2019, dư nợ tăng lên mức 91,43 tỷ đồng, tăng 5,45 tỷ so với năm 2018. Mặc dù dư nợ tăng hàng năm nhưng tỷ trọng trong tổng dư nợ tín dụng bán lẻ
lại giảm do tốc độ tăng trưởng của sản phẩm cho vay tiêu dùng có tài sản bảo đảm chậm hơn các sản phẩm tín dụng khác của chi nhánh. Với định hướng phát triển dịch vụ tín dụng bán lẻ, đặc biệt là thúc đẩy tăng trưởng các sản phẩm tín dụng có tài sản bảo đảm, đây chưa phải là kết quả đạt kỳ vọng mà chi nhánh đã đề ra.
❖ Sản phẩm cho vay hỗ trợ nhu cầu về nhà, đất
Biểu đồ 2.4. Dư nợ sản phẩm cho vay hỗ trợ nhu cầu về nhà, đất của LienVietPostBank Hà Giang giai đoạn 2017-2019
Sản phẩm hỗ trợ nhu cầu về nhà, đất chiếm tỷ trọng cao trong dư nợ tín dụng bán lẻ của LienVietPostBank Hà Giang. Trong những năm qua, mức sống của người dân ngày càng được nâng cao do đó nhu cầu về nhu cầu nhà ở cũng tăng lên. Dư nợ cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà, đất có sự tăng trưởng cao từ 68,22 tỷ đồng năm 2017 lên 108,56 tỷ đồng năm 2018 tương đương tăng 59%. Năm 2019, dư nợ sản phẩm này tăng mạnh đạt 164,10 tỷ đồng, tương đương tăng 55,54 tỷ so với năm 2018. Tỷ trọng trong dư nợ tín dụng bán lẻ từ 28,73% năm 2017 tăng lên 34,50% vào năm 2019, trở thành sản phẩm có tỷ trọng dư nợ cao nhất trong tổng dư nợ tín dụng bán lẻ của chi nhánh. Với ưu điểm thời hạn cho vay tối đa cao (240 tháng), lãi suất ưu đãi hấp dẫn, thời gian thẩm định tài sản bảo đảm nhanh do mạng lưới ngân hàng rộng khắp
toàn tỉnh, đồng thời tỷ lệ nợ quá hạn của sản phẩm cho vay không tài sản bảo đảm có xu hướng tăng nên chi nhánh tập trung đẩy mạnh các sản phẩm cho vay có tài sản bảo đảm, đặc biệt là sản phẩm cho vay hỗ trợ nhu cầu mua nhà, đất.
❖ Sản phẩm cho vay mua xe ô tô
Về mảng cho vay mua ôtô, do ngân hàng chưa đánh giá cao tiềm năng của sản phẩm này nên tỷ trọng chỉ chiếm 4%-5% tổng dư nợ tín dụng bán lẻ. Sản phẩm này tại LienVietPostBank Hà Giang có tỷ nợ quá hạn tương đối cao so với các sản phẩm khác nên trong thời gian qua trong chính sách của chi nhánh chưa muốn tập trung phát triển như tiềm năng của nó.
Tuy nhiên, trong những năm qua, nhu cầu mua sắm ôtô của người dân có mức sống cao đang ngày tăng lên, chiếc xe ôtô hiện nay được quan niệm chỉ là phương tiện đi lại. Nếu phát triển sản phẩm kết hợp với việc quản lý chặt chẽ, bên bán xe và ngân hàng cùng hợp tác tốt sẽ hạn chế rất nhiều rủi ro và đem lại cho ngân hàng nhiều lợi nhuận.
❖ Sản phẩm cho vay sản xuất kinh doanh ngắn hạn
Sản phẩm cho vay sản xuất kinh doanh ngắn hạn vẫn còn ở mức khiêm tốn, chiếm khoảng 2%-3% tổng dư nợ tín dụng bán lẻ. Với sản phẩm này, LienVietPostBank Hà Giang chưa có gì nổi bật so với các ngân hàng khác, chưa có sản phẩm tập trung vào nhóm khách hàng kinh doanh và lãi suất tương đối cao (lãi suất từ 9,5%/năm). Ngoài ra, sản phẩm này hạn chế còn một phần do tâm lý các chủ hộ kinh doanh và văn hóa kinh doanh đã tồn tại lâu đời tại các khu chợ buôn bán là văn hóa vay mượn theo hình thức cầm đồ và họ không muốn mất thời gian làm hồ sơ vay vốn mặc dù vay ngoài lãi suất cao hơn vay tại ngân hàng. Hoặc nếu có nhu cầu vay vốn ngân hàng, nhóm khách hàng này sẽ ưu tiên sử dụng sản phẩm của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn do ngân hàng này đã tồn tại lâu đời và thường có những chính sách ưu đãi lãi suất đặc biệt đối các cá thể kinh doanh.
❖ Sản phẩm cho vay hưu trí
Đây là sản phẩm của ngân hàng triển khai giành riêng cho lớp khách hàng đang hưởng chế độ hưu trí. Có thể coi đây là sản phẩm “độc quyền” của chi nhánh, hiện các ngân hàng trên địa bàn chưa có gói sản phẩm tương tự. Năm 2017, dư nợ của sản phẩm này là 19,69 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 6,34% trong tổng dư nợ tín dụng bán lẻ. Năm 2018, dư nợ tăng lên mức 26,34 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 7,81%. Năm 2019, dư nợ của sản phẩm tăng mạnh đạt 37,14 tỷ đồng, tăng 10,80 so với năm 2018 và chiếm tỷ trọng 7,81% trong tổng dư nợ tín dụng bán lẻ. Mặc dù sản phẩm có nhiều ưu điểm và dễ dàng triển khai nhưng tỷ trọng trong dư nợ bán lẻ chỉ chiếm khoảng 5-7%. Nguyên nhân một phần là do lượng khách hàng đông nhưng giá trị khoản vay thường nhỏ do lương hưu của khách hàng không đủ để vay đến mức tối đa. Mặt khác, do độ tuổi của đối tượng khách hàng khá cao nên số lượng khách hàng tử vong lớn. Mặc dù khách hàng phải mua bảo hiểm khoản vay bắt buộc trước khi giải ngân, tuy nhiên đối với mỗi khách hàng tử vong, ngân hàng thường phải mất từ 1-2 tháng để thu lại tiền gốc lãi từ công ty bảo hiểm.
❖ Các sản phẩm cho vay khác
Các khoản cho vay khác như: thấu chi khách hàng cá nhân, thanh toán thẻ tín dụng, cầm cố giấy tờ có giá,... tăng dần qua các năm. Năm 2017 dư nợ là 7,23 tỷ đồng đến năm 2018 dư nợ là 9,40 tỷ đồng tăng 2,17 tỷ đồng so với năm 2017. Năm 2018 dư nợ của các sản phẩm này đạt 13,87 tỷ đồng, tăng 4,47 tỷ đồng tương đương tăng 48% so với năm 2018. Tỷ trọng trong tổng dư nợ tín dụng bán lẻ cũng tăng dần qua các năm. Năm 2019 tỷ trọng này đạt mức 2,92%. Điều này cho thấy các khoản vay khác cũng dần chiếm phần quan trọng trong các khoản vay của LienVietPostBank Hà Giang.