Kiến nghị vớiNgân hàng nhà nước Việt Nam

Một phần của tài liệu 1279 quản trị rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh sơn tây thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 117 - 121)

3.3.2.1. Nâng cao năng lực quản lý điều hành hệ thống ngân hàng thương mại

Theo Nghị định số 156/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 về Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của NHNN Việt Nam có hiệu lực từ 26/12/2013, NHNN là cơ quan ngang Bộ của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối; thực hiện chức năng của Ngân hàng Trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của NHNN. Do đó, NHNN cũng đóng vai trò rất quan trọng trong vấn đề hạn chế và xử lý nợ xấu của các NHTM. Để công tác hạn chế và xử lý nợ

xấu của các NHTM đạt được kết quả tích cực NHNN cần nâng cao năng lực quản lý, điều hành của mình bằng những cách sau đây:

- Thường xuyên đưa ra các phân tích, tổng hợp, nhận định, dự báo về thị trường tài chính ngân hàng, về các chính sách kinh tế vĩ mô, đặc biệt là thông tin liên quan đến hoạt động tín dụng và QTRR tín dụng giúp các NHTM có cơ sở, định hướng đúng đắn trong việc hoạch định chiến lược và đưa ra các chính sách tín dụng phù hợp. Các thông tin, phân tích, nhận định cần đăng tải một cách chính thức, định kỳ hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng trên website của NHNN và trên các website chuyên ngành tài chính ngân hàng để các NHTM dễ dàng tiếp cận các thông tin.

- Tiếp tục hoàn thiện quy chế cho vay, bảo đảm tiền vay, quy định về an toàn vốn, quy định liên quan đến hoạt động của VAMC và từng bước nghiên cứu quy chế hóa các quy định về tiêu chuẩn an toàn theo Basel II, nhằm bảo đảm an toàn cho hoạt động tín dụng nói riêng và toàn bộ hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Đặc biệt các quy chế phải quy định cụ thể trách nhiệm của các NHTM trong việc tuân thủ các quy chế và có chế tài xử phạt với những hành vi không tuân thủ. NHNN trong thời gian tới cần tổng hợp ý kiến của người dân về dự thảo thông tư quy định về hệ thống quản lý rủi ro trong hệ thống ngân hàng, và sớm ban hành chính thức thông tư, làm cơ sở cho các NHTM xây dựng hệ thống quản lý rủi ro có khả năng ngăn hạn chế rủi ro nói chung và rủi ro tín dụng nói riêng.

- Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tiếp tục tháo gỡ những vướng mắc trong thủ tục phát mãi tài sản, giảm thiểu các thủ tục hành chính rườm rà, giải quyết tranh chấp, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các NHTM và đẩy nhanh tiến độ công việc liên quan đến xử lý TSBĐ. NHNN và các Bộ, ngành cần ban hành thêm các thông tư hướng dẫn như thông tư liên tịch số 16/2014/TTLT-BTP-BTNMT-NHNN ngày 6/6/2014 có hiệu lực từ ngày 22/7/2014 hướng dẫn một số vấn đề xử lý TSBĐ nhằm nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu cho các NHTM.

- Thường xuyên tổ chức các chương trình đào tạo nghiệp vụ, phổ biến kiến thức

về pháp luật, quản trị tài chính, quản trị rủi ro, công nghệ thông tin ngân hang..., chủ trì

ngoài nước để thu hút cán bộ nhân viên ngân hàng tham gia vừa giúp họ nâng cao nhận

thức và kiến thức, vừa thu thập được các ý kiến, ý tưởng sáng tạo, hữu ích.

3.3.2.2. Tăng cường hiệu quả hoạt động thanh tra giám sát các ngân hàng thương mại

Trong những năm qua, NHNN xác định nhiệm vụ thanh tra vừa đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước về tiền tệ, hoạt động tín dụng, vừa phải hỗ trợ cho việc triển khai cơ cấu lại hệ thống các TCTD và xử lý nợ xấu. Qua thanh tra, kiểm tra, một số vi phạm được phát hiện và xử lý nghiêm như: vi phạm quy chế cho vay; giới hạn cấp tín dụng đối với khách hàng; cho vay đảo nợ dưới nhiều hình thức. Qua kiểm tra cũng cho thấy, một số TCTD tập trung tín dụng quá mức vào một hoặc một nhóm khách hàng. Để nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra giám sát các NHTM, NHNN cần thực hiện một số biện pháp sau:

Trước tiên, phải bổ sung thêm nguồn cán bộ thanh tra có trình độ nghiệp vụ và kỹ năng toàn diện, có phẩm chất đạo đức tốt để đảm nhiệm công tác thanh tra giám sát vừa phức tạp vừa nhạy cảm. Bên cạnh đó, NHNN cần tổ chức nhiều hơn các chương trình đào tạo trong nước và nước ngoài cho các thanh tra viên, tổ chức các hội thảo, tọa đàm với các chuyên gia để nâng cao chất lượng thanh tra, rút ngắn thời gian thực hiện nhiệm vụ, gia tăng số lần thanh tra giám sát và số lượng NHTM được thanh tra giám sát mỗi năm nhưng vẫn thu thập đầy đủ các số liệu và có khả năng tính toán, phân tích và đưa ra các báo cáo đánh giá chi tiết và chính xác về các chủ thể được khảo sát.

Thứ hai, NHNN cần tăng cường hợp tác quốc tế, trao đổi thông tin với các cơ quan giám sát ngân hàng của các nước tiên tiến, tham gia các hiệp ước, thỏa thuận quốc tế về giám sát ngân hàng và an toàn hệ thống tài chính (như cam kết thực hiện các nguyên tắc của Basel I, II, II), liên kết với các tổ chức kiểm toán, tổ chức xếp hạng rủi ro tín dụng uy tín của quốc tế để học hỏi kinh nghiệm các chuyên gia cũng như các ứng dụng công nghệ ngân hàng hiện đại.

Thứ ba, xây dựng tiêu chuẩn thanh tra giám sát trên cơ sở đánh giá rủi ro chứ không chỉ đơn thuần là kiểm soát tuân thủ, tức là quy trình phải có khả năng đo lường rủi ro và đưa ra những cảnh báo sớm về rủi ro. Có thể áp dụng tiêu chuẩn

CAMELS của Mỹ (C-Mức đảm bảo vốn, A-Chất lượng Tài sản Có, M-Khả năng quản lý, E-Thu nhập, L-Mức độ thanh khoản, S- Độ nhạy cảm rủi ro), hoặc tiêu chuẩn FIRST của Nhật (bao gồm 10 yếu tố: Quản lý kinh doanh, Tuân thủ pháp luật, Quản lý bảo vệ khách hàng-Quản lý rủi ro toàn diện, Quản lý vốn, Quản lý rủi ro tín dụng, Quản lý tài sản, Quản lý rủi ro thị trường, Quản lý rủi ro thanh khoản, Quản lý rủi ro hoạt động).

3.3.2.3. Hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng tập trung

Một trong những điều kiện để thực hiện hiệu quả QTRR tín dụng là nguồn thông tin phải chính xác, cập nhật và đầy đủ. Hiện nay Trung tâm thông tin tín dụng của NHNN (CIC) đã xây dựng được kho dữ liệu thu thập từ 100% TCTD hoạt động theo luật các TCTD, được thiết kế và xây dựng trên nền công nghệ tin học hiện đại (oracle), có thể truy xuất thông tin tức thời qua Website và kho lưu trữ dữ liệu lịch sử duy trì 5 năm, được kiểm soát chất lượng đầu vào chặt chẽ, có phân tổ chi tiết theo chỉ tiêu thông tin và bổ sung nhiều thông tin từ các nguồn khác trong và ngoài nước. Tuy nhiên, việc thu thập thông tin chưa thực sự đầy đủ, việc cập nhật thông tin chưa kịp thời, do đó việc xếp hạng tín dụng khách hàng chưa thực sự chính xác, chưa hỗ trợ tích cực cho công tác phân loại khách hàng theo mức độ rủi ro của các TCTD. Đây là những hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới. Để làm được điều đó NHNN cần tuyên truyền cho các TCTD biết về quyền lợi và trách nhiệm của họ về việc cập nhật thông tin khách hàng tín dụng lên hệ thống CIC. Dần dần tiến tới xây dựng quy chế về công khai, minh bạch hóa các thông tin của TCTD trên thị trường tài chính. Đặc biệt, trong cách thức công khai cần có quy chuẩn như: phải xây dựng báo cáo tài chính theo mẫu thống nhất, và phù hợp với các chuẩn mực kế toán hiện hành, báo cáo phải sử dụng font chữ thống nhất, phải làm bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh... Bên cạnh đó, NHNN cần chỉ đạo CIC tập trung mọi nguồn lực để xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ hiện đại, quản lý hệ thống thông tin giúp hệ thống hoạt động thông suốt, ổn định, đảm bảo an toàn.

3.3.2.4. Tăng cường hiệu quả hoạt động của VAMC

Trước hết, VAMC cần có sự hỗ trợ của Chính phủ trong việc cung cấp nguồn vốn trực tiếp thông qua ngân sách hoạt động của mình.

Thứ hai, VAMC cần có định huớng hoạt động rõ ràng với những mục tiêu định luợng cụ thể và một lộ trình phù hợp trong việc giải quyết nợ xấu cho hệ thống NHTM.

Thứ ba, VAMC cần có sự hậu thuẫn của hệ thống pháp lý và đuợc trao các quyền lực đặc biệt trong quá trình thu hồi nợ xấu.

Thứ tư, VAMC cần hoạt động duới sự giám sát, quản lý chặt chẽ bởi hệ thống kiểm soát nội bộ và đuợc kiểm toán bởi các đơn vị kiểm toán độc lập. VAMC cần thuờng xuyên cập nhật và công bố thông tin về hoạt động và kết quả các hoạt động của mình theo các hình thức đuợc chấp nhận rộng rãi bởi các thành viên tham gia thị truờng và cho cả xã hội.

Thứ năm, VAMC cần có định chế phù hợp về mua, bán và thanh lý nợ xấu. Nợ xấu đuợc chuyển giao sang VAMC nên đuợc định giá theo giá thị truờng, đặc biệt là trong truờng hợp của các ngân hàng sở hữu bởi tu nhân. Bên cạnh đó, các đề nghị cùng chia sẻ lợi nhuận rủi ro hoặc các chế tài bắt buộc cũng giúp quá trình chuyển giao nợ xấu diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu 1279 quản trị rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh sơn tây thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 117 - 121)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(139 trang)
w