Nhu đã đuợc đề cập nhiều lần ở trên, hiện tại Agribank Việt Nam chua xây dựng quy trình quản trị rủi ro tín dụng riêng, mặc dù công tác này vẫn đuợc thực hiện lồng ghép trong các hoạt động tín dụng. Do đó, Agribank nên xây dựng quy trình này riêng hoặc có văn bản huớng dẫn công tác này, bao gồm các nội dung:
- Những định nghĩa, khái quát chung về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng.
- Những định huớng trong hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro hàng năm.
- Những quy định và huớng dẫn về công tác nhận diện rủi ro tín dụng.
- Những quy định và huớng dẫn về công tác đo luờng rủi ro tín dụng, xây dựng các công cụ đo luờng có tác dụng cảnh báo rủi ro..
- Những quy định và huớng dẫn về các biện pháp ứng phó rủi ro.
- Những quy định và huớng dẫn về việc kiểm tra, giám sát rủi ro tín dụng.
3.3.1.2. Hoàn thiện bộ máy quản trị rủi ro tín dụng
Để đảm bảo các yêu cầu về QTRR tín dụng, bộ máy tổ chức của Agribank cần đuợc hoàn thiện nhu sau:
Thứ nhất, thành lập Ủy ban QTRR tín dụng với các chức năng: Triển khai các chính sách, chiến luợc QTRR tín dụng đã đuợc Hội đồng quản trị phê duyệt.
Nghiên cứu các chuẩn mực quốc tế về QTRR tín dụng, tham mưu cho Hội đồng quản trị và Ban giám đốc để đưa ra các chính sách, chiến lược phù hợp đảm bảo an toàn tín dụng, hạn chế và xử lý rủi ro tín dụng của toàn hệ thống.
Thứ hai, thành lập Ủy ban định giá tài sản với chức năng: cố vấn cho Hội đồng quản trị và Ban giám đốc ngân hàng tất cả các vấn đề liên quan đến định giá tài sản trong đó có định giá TSBĐ của khách hàng. Tất cả các hợp đồng tín dụng phát sinh nghiệp vụ định giá tài sản đều có thể tham vấn Ủy ban này. Ủy ban có thể sử dụng nguồn lực nội bộ để thực hiện công việc, hoặc liên kết với các đối tác bên ngoài như các công ty định giá, sở địa chính, sở tài nguyên môi trường, các sàn giao dịch,... miễn là có thể đưa ra các kết luận chính xác nhất có thể.
Thứ ba, nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty TNHH MTV Mua bán và khai thác tài sản Agribank (AMC) bằng cách xây dựng các cơ chế khuyến khích các cán bộ nhân viên của công ty bằng lương thưởng và các chế độ khác để nâng cao chất lượng nhân lực trong việc tham gia xử lý và thu hồi nợ xấu. Bên cạnh đó, Agribank cần quy định nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể cho AMC theo từng giai đoạn trong đó bên cạnh mục tiêu lợi nhuận phải chú trọng mục tiêu tối đa hóa giá trị nợ thu hồi. Ngoài ra, Agribank xem xét bổ sung thêm nguồn vốn cho AMC để tăng cường năng lực tài chính hoạt động, mở rộng quan hệ với các đối tác khác ngoài các chi nhánh của Agribank trong việc mua bán nợ và khai thác tài sản.