Quy trình quản trị rủi rotín dụng

Một phần của tài liệu 1279 quản trị rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh sơn tây thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 27 - 98)

Hiện tại Ủy ban Basel, các trường đại học danh tiếng, các nhà khoa học, nhà nghiên, các ngân hàng đều xây dựng quy trình quản lý rủi ro tín dụng riêng. Mỗi

Ngân hàng, mỗi định chế tài chính với mô hình hoạt động khác nhau sẽ xây dựng một quy trình riêng. Tuy nhiên mọi quy trình đều dựa trên một nguyên lý quản trị rủi ro chung, bao gồm 4 nội dung: nhận dạng rủi ro; đo lường rủi ro; ứng phó rủi

ro, giám sát và báo cáo.

a) Nhận dạng rủi ro

- Nhận dạng rủi ro danh mục: Gồm rủi ro nội tại và rủi ro tập trung

♦ Rủi ro nội tại

Đây là loại rủi ro liên quan đến đặc trưng nội tại của khách hàng vay. Chúng ta không thể đi phân tích loại rủi ro này đối với từng khách hàng riêng lẻ mà phải phân nhóm khách hàng theo từng ngành, lĩnh vực kinh tế, sau đó áp dụng phương pháp phân tích ngành để nhận dạng rủi ro nội tại của từng ngành lĩnh vực. Cụ thể, để phân tích một ngành kinh tế, chúng ta quan tâm đến những vấn đề sau: tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu của ngành; độ nhạy với chu kỳ kinh tế của ngành đấy, nếu ngành là ngành theo chu kỳ kinh tế sẽ có độ nhạy với trạng thái của nền kinh tế cao hơn bình quân, còn ngành phòng thủ sẽ có độ nhạy thấp hơn bình quân; vòng đời của ngành, phân tích nhận định xem ngành đang ở giai đoạn nào trong vòng đời để xem xét phương án đầu tư thích hợp.

♦ Rủi ro tập trung

Được nhận diện qua các chỉ tiêu phản ánh mức độ tập trung tín dụng. Dựa trên các chỉ tiêu đó, các NHTM xây dựng có thể xây dựng các công cụ nhận diện rủi ro tập trung sau:

Hệ thống cảnh báo sớm: là một hệ thống kết hợp giữa các dấu hiệu định lượng được cài đặt tự động và các dấu hiệu định tính do con người cung cấp, được thiết lập nhằm phát hiện sớm các tình huống vượt hạn mức rủi ro hoặc thay đổi hạn mức rủi ro áp dụng cho toàn bộ danh mục tín dụng hoặc từng khoản tín dụng đơn lẻ. Hệ thống này được sử dụng để tạo ra các chỉ số cảnh báo hoặc báo động để quản trị và kiểm soát rủi ro, hỗ trợ quản trị danh mục tín dụng và là công cụ nhận diện sớm tiềm ẩn rủi ro tín dụng.

Hạn mức rủi ro danh mục tín dụng: Là số dư tín dụng hoặc tỷ trọng số dư tín dụng tối đa theo các tiêu thức phân loại khác nhau (ngành hàng, khách hàng/nhóm khách hàng liên quan, sản phẩm tín dụng và các tiêu thức phân loại khác) trong tổng dư nợ danh mục tín dụng cấp cho khách hàng.

Kiểm tra sức chịu đựng danh mục: Là công cụ kỹ thuật được sử dụng để kiểm tra ảnh hưởng tiềm tàng của các tình huống đặc biệt nếu xảy ra đến tổn thất của ngân hàng. Kiểm tra sức chịu đựng còn là công cụ cảnh báo sớm những rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động của ngân hàng nhằm đề ra biện pháp phòng ngừa.

- Nhận dạng rủi ro giao dịch:

♦ Rủi ro lựa chọn

Rủi ro lựa chọn phát sinh thường do thông tin không cân xứng tạo nên. Vì vậy, ngoài việc phải tiến hành thẩm định khách hàng một cách chặt chẽ theo quy trình thẩm định đã được ban hành, cán bộ tín dụng có thể nhận biết rủi ro lựa chọn thông qua các dấu hiệu sau [1, tr.971-973]:

Dấu hiệu nhận biết trước khi cấp tín dụng:

+ Khách hàng nôn nóng vay được tiền bằng mọi giá như sẵn sàng chấp nhận lãi suất cao bất thường;

+ Khách hàng không xem xét các điều khoản của hợp đồng một cách cẩn thận và chu đáo, dễ dãi chấp nhận các điều khoản ngân hàng đưa ra cho dù nó có thể bất lợi cho mình;

+ Hồ sơ vay vốn đầy đủ, cập nhật và hoàn hảo; + Cách ăn mặc chải chuốt, hào nhoáng;

+ Khách hàng có hành vi đút lót cho cán bộ tín dụng, hứa hẹn quà cáp cho cán bộ tín dụng;

+ Khách hàng không trung thực trong việc cung cấp thông tin, có sự giải thích lòng vòng.

Dấu hiệu nhận biết sau khi cấp tín dụng

Dấu hiệu tài chính:

+ Các chỉ số thanh khoản: Chỉ tiêu thanh toán tức thời giảm; Chỉ tiêu thanh toán nhanh giảm; Tỷ số nợ trên tổng tài sản tăng; Chỉ tiêu khả năng trả lãi giảm.

+ Các chỉ tiêu hoạt động: Vòng quay hàng tồn kho giảm; Kỳ thu tiền bình quân (ngày) tăng; Vòng quay tài sản giảm.

+ Các chỉ tiêu sinh lời: Mức sinh lời trên doanh thu giảm; Thu nhập trên tổng tài sản (ROA) giảm; Thu nhập trên vốn chủ sở hữu (ROE) giảm.

+ Các dấu hiệu tài chính khác: Nhu cầu vay vốn tăng cao so với doanh thu; Thuờng xuyên xin gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ hay đảo nợ; Chậm trễ và khó khăn trong thanh toán luơng; Phát hành séc vuợt quá số du; Số du tài khoản thanh toán biến động bất thuờng và có xu huớng giảm.

Dấu hiệu phi tài chính

+ Dấu hiệu trong hoạt động kinh doanh: Sản phẩm tiêu thụ chậm, hàng tồn kho ngày càng tăng; Thay đổi về phạm vi, ngành nghề kinh doanh; Mất những dây chuyền sản xuất chính, quyền phân phối sản phẩm hoặc nguồn cung cấp; Mất nhà cung ứng chính và khách hàng lớn.

+ Dấu hiệu trong quản trị doanh nghiệp: Thay đổi bất thuờng trong cơ cấu quản trị, điều hành doanh nghiệp; Mâu thuẫn trong hệ thống ban điều hành và HĐQT; Thuyên chuyển cán bộ bất hợp lý; Chi phí quản lý và hành chính quá cao; Quản lý có tính gia đình trị; Có những thông tin xấu ảnh huớng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;

+ Các hoạt động cho vay: Mức độ cho vay thuờng xuyên gia tăng, trì hoãn hoặc gây khó khăn đối với ngân hàng trong quá trình kiểm tra theo định kỳ hoặc đột ngột tình hình sử dụng vốn vay, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, thuờng xuyên yêu cầu ngân hàng cho đáo hạn; khách hàng có dấu hiệu tránh mặt hoặc cán bộ tín dụng không thể liên lạc với khách hàng.

+ Phuơng thức tài chính: Sử dụng nhiều các khoản tài trợ ngắn hạn cho các hoạt động dài hạn, chấp nhận sử dụng các nguồn tài trợ đắt nhất, giảm các khoản phải trả, tăng các khoản phải thu, các hệ số thanh toán phát triển theo chiều huớng xấu.

♦ Rủi ro bảo đảm

Rủi ro bảo đảm là các loại rủi ro liên quan việc bảo đảm tiền vay, bao gồm:

Là rủi ro đối với tổ chức tín dụng khi mất quyền xử lý đối với tài sản bảo đảm được cầm cố, thế chấp. Các dấu hiệu để giúp CBTD phát hiện ra vấn đề này có thể kể đến như sau: Có dấu hiệu tranh chấp liên quan tài sản bảo đảm, khó xác định quyền sở hữu của bên bảo đảm (đối với tài sản hình thành trong tương lai), tài sản thế chấp đã hết thời hạn đăng ký giao dịch bảo đảm.

+ Nhóm dấu hiệu liên quan đến phạm vi bảo đảm tiền vay

Tài sản bảo đảm có dấu hiệu giảm giá trị, không đủ để bảo đảm cho khoản vay; bên bảo đảm có vấn đề về tài chính, pháp lý (đối với khoản vay tín chấp); thị trường bất động sản có dấu hiệu đi xuống (đối với tài sản thế chấp là bất động sản); hợp đồng bảo hiểm của tài sản hết hạn (đối với tài sản là phương tiện vận tải)...

♦ Rủi ro nghiệp vụ

+ Nhóm dấu hiệu xuất phát từ trình độ và năng lực quản lý của nhân viên tín dụng và người quản lý ngân hàng:

Nhóm dấu hiệu này bao gồm: Đánh giá và phân loại không chính xác về mức độ rủi ro của khách hàng; cấp tín dụng dựa trên các cam kết không chắc chắn và thiếu tính bảo đảm, tốc độ tăng trưởng tín dụng quá nhanh và vượt quá khả năng và năng lực kiểm soát cũng như nguồn vốn ngân hàng, cho vay dựa trên những sự kiện bất thường có thể xảy ra, ví dụ như sát nhập, thay đổi địa vị pháp lí của chi nhánh.

+ Nhóm dấu hiệu xuất phát từ chính sách của ngân hàng

Nhóm dấu hiệu này thể hiện qua chính sách tín dụng quá cứng nhắc hoặc quá lỏng lẻo để khe hở cho khách hàng lợi dụng, cho vay hỗ trợ mục đích đầu cơ (mua bất động sản, kinh doanh chứng khoán), chính sách cho vay ưu đãi, cho vay theo chỉ định, quy trình tín dụng không chặt chẽ.

b) Đánh giá, đo lường rủi ro tín dụng

Đo lường rủi ro là bước tiếp theo sau khi phát hiện được có nguy cơ rủi ro. Ngân hàng phải tiền hành đo lường và đánh giá rủi ro theo từng giao dịch và danh mục để lượng hóa tần suất xuất hiện, mức độ nghiêm trọng, trên cơ sở đó để có những giải pháp để ứng phó với rủi ro.

- Rủi ro giao dịch

Phương pháp phổ biến hiện nay để đánh giá mức độ tín nhiệm và khả năng trả nợ của từng khách hàng vay là xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Đây là việc ngân hàng đơn phương, chủ động tiến hành chấm điểm đối với khách hàng của mình thông qua một hệ thống các chỉ tiêu. Ngân hàng sẽ đánh giá và cho điểm khách hàng theo các chỉ tiêu như vậy, lấy tổng điểm của khách hàng và dựa trên số điểm đó để xếp hạng tín dụng. Kết quả chấm điểm sẽ được sử đụng để đánh giá mức độ rủi ro của khách hàng.

Quy trình xếp hạng tín dụng

Thu thập thông tin có liên quan đến các chỉ tiêu sử dụng trong phân tích đánh giá,

thông tin xếp hạng của các tổ chức tín dụng khác có liên quan đến đối tượng xếp hạng.

Phân tích bằng mô hình để kết luận về mức xếp hạng. Mức xếp hạng cuối cùng được quyết định theo ý kiến của Hội Đồng xếp hạng. Trong xếp hạng tín dụng thì kết quả xếp hạng tín dụng không được công bố rộng rãi.

Theo dõi tình trạng tín dụng của đối tượng xếp hạng để điều chỉnh mức xếp hạng các thông tin điều chỉnh được lưu giữ. Tổng hợp kết quả xếp hạng so với thực tế rủi ro xảy ra, và dựa trên tần suất phải điều chỉnh mức xếp hạng đã thực hiên đối với khách hàng để xem xét điều chỉnh mô hình xếp hạng.

Cách tính điểm

Điểm tổng hợp = Điểm các chỉ tiêu tài chính + Điểm các chỉ tiêu phi tài chính

Mức điểm tối đa được quy định là 100 điểm. Việc đánh giá cho điểm đối với từng chỉ tiêu trên được các NHTM xây dựng cụ thể theo từng loại khách hàng (Khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp), theo lĩnh vực hoạt động và quy mô về vốn, lao động, doanh thu, nghĩa vụ đối với ngân sách.

- Rủi ro danh mục

♦ Đánh giá rủi ro bằng các chỉ tiêu (KRIs)

Nợ quá hạn

Nợ quá hạn là chỉ tiêu cơ bản phản ánh rủi ro tín dụng. Nợ quá hạn là kết quả của mối quan hệ tín dụng không hoàn hảo, trước hết nó vi phạm đặc trưng cơ bản của tín dụng là tính thời hạn, sau nữa là nó có thể dẫn đến sự vi phạm đặc

trưng thứ hai của tín dụng là tính hoàn trả đầy đủ, gây nên sự đổ vỡ lòng tin của người cấp tín dụng đối với người nhận tín dụng [1, tr.922].

+ Tỷ lệ nợ quá hạn:

_ Số dư nợ quá hạn

Tỷ lệ nợ quá hạn = ___________,__________’____ X 100% (1.1) Tổng dư nợ

Tỷ lệ “ Nợ quá hạn” phản ánh số dư nợ gốc và lãi đã quá hạn mà chưa thu hồi được. Nợ quá hạn cho biết, cứ trên 100 đồng dư nợ hiện hành có bao nhiêu đồng đã quá hạn. Tỷ lệ nợ quá hạn cao chứng tỏ chất lượng tín dụng thấp; ngược lại, tỷ lệ nợ quá hạn thấp chứng tỏ chất lượng tín dụng cao.

+ Tỷ lệ tổng dư nợ có nợ quá hạn

Tỷ lệ tổng dư nợ có nợ Tổng dư nợ có nợ quá hạn

= __________τl______’_____’___ x 100% (1.2)

quá hạn Tổng dư nợ

Tỷ lệ này bao gồm toàn bộ dư nợ của một khách hàng (kể cả đến hạn và chưa đến hạn) kể từ khi xuất hiện món nợ quá hạn đầu tiên, nên nó phản ảnh chính xác hơn mức độ rủi ro tín dụng của ngân hàng. Tỷ lệ này giúp cho các nhà quản trị có thể nhìn thấy được những khoản nợ tiềm ẩn nguy cơ rủi ro, từ đó có biện pháp kịp thời.

+ Chỉ tiêu “Khách hàng có nợ quá hạn”

Tỷ lệ khách hàng có nợ quá hạn Số khách hàng có nợ quá. hạn _____

ʌ : ɪ , = -- - --- ---x 100% (1.3)

trên tông khách hàng có dư nợ Tổng số khách hàng có dư nợ

Chỉ tiêu này cho biết, cứ 100 khách hàng vay vốn, thì có bao nhiêu khách đã quá hạn. Nếu tỷ lệ này cao, phản ánh chính sách tín dụng của ngân hàng là không hiệu quả. Ngoài ra, nếu chỉ tiêu này thấp hơn chỉ tiêu “Nợ quá hạn”, cho biết nợ quá hạn tập trung vào những khách hàng lớn; ngược lại, nếu chỉ tiêu này cao hơn chỉ tiêu “Nợ quá hạn” thì nợ quá hạn tập trung vào những khách hàng nhỏ.

+ Chỉ tiêu “Cơ cấu nợ quá hạn”

, Nợ quá hạn ngắn hạn

Tỷ lệ nợ ngắn hạn quá hạn = _______________—_________ x 100% (1.4) Nợ ngắn hạn

Nợ quá hạn dài hạn

Tỷ lệ nợ dài hạn quá hạn = _______________’__________ x 100% (1.5) Nợ dài hạn

Ngoài ra, để phân tích kỹ hơn về rủi ro tín dụng, người ta còn tính các chỉ tiêu nợ quá hạn phân theo thành phần kinh tế, theo đối tượng, theo loại tiền tệ...

Nợ xấu

Nợ của các NHTM được phân chia thành 5 nhóm theo quy định tại Điều 10 Thông tư 02/2013/TT-NHNN của NHNN như sau:

* Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn * Nhóm 2: Nợ cần chú ý * Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn * Nhóm 4: Nợ nghi ngờ

* Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn

Trên cơ sở phân chia các nhóm nợ như trên thì “Nợ xấu” được phân vào nợ nhóm 3 (dưới chuẩn), nợ nhóm 4 (nghi ngờ), nợ nhóm 5 (khả năng mất vốn). Tuy nhiên, ta có thể tóm lược lại nợ xấu là các khoản nợ quá hạn có thời gian cơ cấu lại hơn 90 ngày hoặc các khoản nợ vẫn còn trong thời hạn cam kết nhưng khách hàng bị mất khả năng thanh toán hoặc ngân hàng có những bằng chứng xác thực chứng minh được mức rủi ro tăng cao cho khoản tín dụng hoặc các khoản thanh toán đã quá hạn dưới 90 ngày nhưng có lý do chắc chắn để nghi ngờ về khả năng khoản vay được thanh toán đầy đủ.

Nợ xấu được phản ánh rõ nhất qua chỉ tiêu:

' Nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu = _____—________ X 100% (1.6)

Tổng dư nợ

Tỷ lệ Nợ xấu cho biết, trong 100 đồng tổng dư nợ thì có bao nhiêu đồng là nợ xấu, chính vì vậy, tỷ lệ nợ xấu là một chỉ tiêu cơ bản đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng. Nợ xấu phản ánh khả năng thu hồi vốn khó khăn, vốn của ngân hàng lúc này không còn ở mức độ rủi ro thông thường nữa mà là nguy cơ mất vốn.

Trong Tỷ lệ nợ xấu, các nhà quản trị sẽ đặc biệt quan tâm đến Tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn:

Tỷ lệ nợ có khả Nợ có khả năng mất vốn

∖ * = _____I_____________________ x 100% (1.7)

năng mất vốn Tổng dư nợ

Tỷ lệ này cao phản ánh rủi ro tín dụng đang ở mức nguy hiểm. Ngân hàng đang đứng trước nguy cơ không thể thu hồi vốn tín dụng đã cấp và cần phải thực thi các biện pháp quyết liệt, khẩn cấp để thu hồi được tối đa có thể các khoản nợ này.

Dự phòng rủi ro tín dụng

Dự phòng rủi ro đánh giá khả năng chi trả của ngân hàng khi rủi ro xảy ra. Khi ngân hàng phải sử dụng quỹ dự phòng điều đó ngân hàng đang gặp phải tình trạng rủi ro mất vốn, do đó, dự phòng rủi ro là một chỉ tiêu phản ánh tình trạng rủi ro mất vốn.

Các chỉ số thể hiện dự phòng rủi ro tín dụng: Tỷ lệ dự phòng Dự phòng RRTD được trích lập

ŋɪɪ = ___ι________ι ι________________________ X 100% (1.8) RRTD Tổng dư nợ bình quân cho kỳ báo cáo

Tùy theo cấp độ rủi ro mà tổ chức tín dụng phải trích lập DPRR từ 0 đến 100%

giá trị của từng khoản vay (sau khi trừ giá trị tài sản bảo đảm đã được định giá lại).

Một phần của tài liệu 1279 quản trị rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh sơn tây thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 27 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(139 trang)
w