Các cán bộ QTRR tín dụng bao gồm Ban giám đốc chi nhánh, trưởng/phó phòng tín dụng của hội sở và các chi nhánh, trưởng/phó phòng kiểm tra và kiểm soát nội bộ của chi nhánh. Các cán bộ này vừa có trách nhiệm quản lý chung, vừa phải thực hiện việc kiểm tra giám sát các nghiệp vụ hàng ngày của nhân viên, vừa là những người truyền đạt những chính sách chiến lược mới, vừa là người hướng dẫn cho các nhân viên thao tác nghiệp vụ hàng ngày, do đó họ cần được tuyển chọn, đào tạo và bồi dưỡng liên tục để nâng cao trình độ về quản trị kinh doanh, quản lý dự án đầu tư, quản trị rủi ro ngân hàng, quản trị nhân lực, quản trị tài chính, các kiến thức pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh ngân hàng và nhiều lĩnh vực hoạt động kinh doanh khác nhau. Đồng thời, cần có chế độ đãi ngộ xứng đáng đối với từng cấp bậc khác nhau trong bộ máy quản trị này để thúc đẩy họ làm việc với thái độ nghiêm túc, trung thực, nỗ lực và sáng tạo.
3.2.3.2. Nâng cao chất lượng nhân viên tín dụng
a) Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ tín dụng
Cấp tín dụng là một nghiệp vụ phức tạp, chứa đựng nhiều rủi ro vì vậy yêu cầu đầu tiên đối với cán bộ tín dụng là phải nắm rõ được bản chất của việc cấp
tín dụng và những vấn đề liên quan. Đối với mảng này, chi nhánh nên tổ chức các lớp tập huấn và thuê chuyên gia có k ỹ năng để trình bày một cách đầy đủ và đúng bản chất của vấn đề.
Yêu cầu thứ hai là về việc thực hiện nghiệp vụ theo quy định của Agribank Việt Nam, chi nhánh cần rà soát lại kiến thức của cán bộ bằng hình thức đua bài kiểm tra để khảo sát. Dựa trên kết quả khảo sát đó, chi nhánh sẽ thực hiện đào tạo, tập huấn để hoàn thiện những điểm yếu của cán bộ.
b) Nâng cao khả năng sử dụng các công cụ tiện ích hỗ trợ
Các công cụ tiện ích hỗ trợ bao gồm các ứng dụng công nghệ thông tin (điển hình là Microsoft Word và Exel); phần mềm giao dịch nội bộ Ipcas của Agribank; trang thông tin nôi bộ của chi nhánh; forum nội bộ của Agribank Việt Nam.
Chi nhánh có thể xây dựng đề án/dự án về khai thác tiện ích của các công cụ này, sau đó tập huấn cho cán bộ và tạo thành một cẩm nang để cán bộ sử dụng sau này.
c) Nâng cao kỹ năng mềm cho cán bộ
Ngoài yêu cầu về năng lực chuyên môn nghiệp vụ, cán bộ tín dụng còn cần phải có nhiều kỹ năng mềm khác nhu kỹ năng giao tiếp, kỹ năng nhận biết đối tuợng lừa đảo, kỹ năng đọc tình huống để nhận biết khả năng tài chính của khách hàng... Vì vậy, chi nhánh cần quan tâm đến việc tập huấn những kỹ năng này cho cán bộ, đặc biệt là các cán bộ mới.
Để thực hiện có hiệu quả công tác này, cần liệt kê những tình huống có thể phát sinh, đặc điểm và những dạng khách hàng của chi nhánh, những dấu hiệu liên quan đến tội phạm, lừa đảo hoặc sự yếu kém của khách hàng. Những vấn đề này có thể tham khảo kinh nghiệm của các cán bộ lâu năm. Từ đó chi nhánh thực hiện tập huấn cho cán bộ và ban hành tài liệu huớng dẫn để cán bộ tham khảo.
3.2.3.3. Thay đổi cơ chế bổ nhiệm cán bộ tín dụng
Hiện nay chi nhánh đang thực hiện việc tuyển dụng theo cơ chế tuyển đầu vào chung, ít truờng hợp tuyển cụ thể cho vị trí nào nhu kế toán hay tín dụng. Nhiều truờng hợp không yêu cầu chuyên ngành học của ứng viên phải phù hợp với vị trí
tuyển dụng. Lực lượng cán bộ mới tuyển dụng thường được bổ nhiệm vị trí giao dịch viên kế toán hoặc dịch vụ, ngân quỹ. Sau một thời gian mới xem xét chuyển lên vị trí tín dụng. Ít có trường hợp tuyển trực tiếp cán bộ tín dụng với các yêu cầu hiểu biết chuyên sâu về mảng cấp tín dụng. Chính vì vậy nhiều cán bộ thực hiện nghiệp vụ theo hướng dẫn của người đi trước, theo quy trình và văn bản chứ không nắm rõ được bản chất của hoạt động cấp tín dụng. Điều này là một trong những nguyên nhân khiến năng lực cấp tín dụng của cán bộ có phần hạn chế.
Vì vậy người viết đề xuất ý kiến thay đổi cơ chế tuyển dụng nhân viên tín dụng, không thực hiện luân chuyển vị trí từ kế toán sang tín dụng như hiện nay mà phải tiến hành thi tuyển, điều này cũng áp dụng ngược lại nếu nhân viên tín dụng muốn chuyển sang vị trí kế toán. Nhân viên tín dụng mới phải đáp ứng được những yêu cầu cơ bản nhất về công tác tín dụng bằng việc thực hiện các bài thi viết và phỏng vấn. Nếu trường hợp chi nhánh không được phép tuyển dụng thêm nhân viên mới thì thông báo tuyển vị trí tín dụng trong nội bộ chi nhánh và việc thi tuyển phải được thực hiện đúng trình tự như thi tuyển nhân viên mới. Điều này sẽ giúp nâng cao chất lượng đầu vào của cán bộ tín dụng hơn so với cơ chế cũ.