2.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan từ phía chi nhánh
a) Nguyên nhân từ sự chỉ đạo
Tuy Ban lãnh đạo chi nhánh thường xuyên bám sát hoạt động tín dụng nhưng việc chỉ đạo điều hành còn một số bất cập:
- Chưa ban hành cơ chế thưởng phạt hợp lý đối với cán bộ tín dụng có chất lượng tín dụng tốt hoặc xấu. Việc giao kế hoạch và quyết toán dư nợ, nợ xấu tới cán bộ chưa thực sự quyết liệt, triệt để, còn mang tính chất cào bằng chung nên không tạo được động lực cũng như xác định rõ trách nhiệm của cán bộ.
- Chưa thực hiện hiệu quả việc tập huấn triển khai các quy trình văn bản chỉ đạo tín dụng. Việc triển khai còn đơn giản, không có hình thức kiểm tra việc tiếp thu văn bản của cán bộ dẫn đến nhiều trường hợp cán bộ hiểu sai hoặc không đầy đủ các quy định của Agribank Việt Nam.
- Chưa có sự chỉ đạo riêng về công tác quản trị rủi ro tín dụng mà công tác này chỉ ở mức lồng ghép với quy trình tín dụng. Do đó chưa nâng cao được ý thức về nhận biết rủi ro hay phòng ngừa rủi ro của cán bộ, từ đó việc quản trị rủi ro chỉ mang tín thụ động, lúc nào rủi ro phát sinh mới có biện pháp xử lý.
- Chưa chú trọng công tác đào tạo cán bộ tín dụng mới. Hầu hết cán bộ mới chỉ nắm bắt nghiệp vụ tín dụng qua sự hướng dẫn của những người cùng phòng. Nên nhiều khi việc nhận biết về công tác tín dụng của cán bộ mới không được đầy đủ, không hiểu rõ bản chất hoặc đôi lúc sai lệch như người đi trước. Chi nhánh cũng ko có chính sách đánh giá năng lực của cán bộ tín dụng để có phương pháp cải thiện hoặc thay đổi.
b) Nguyên nhân từ cán bộ tín dụng
- Hầu hết cán bộ tín dụng chưa có ý thức cao về công tác quản trị rủi ro tín dụng. Bên cạnh đó cán bộ vừa thực hiện nhiệm vụ kinh doanh vừa thực hiện nhiệm
vụ kiểm soát rủi ro nên việc nhận biết, phòng ngừa rủi ro nhiều lúc còn mang tính hình thức hoặc bỏ qua việc này.
- Nhiều cán bộ vẫn thực hiện cho vay theo kinh nghiệm và cơ chế cũ, gặp nhiều hạn chế trong việc tiếp cận các quy định mới vì vậy khả năng về thẩm định, kiểm soát rủi ro còn thấp.
c) Bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ chưa đươc quan tâm đúng mức
Theo quy định của Agribank Việt Nam, bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ yêu cầu phải có từ 4-6 cán bộ, tuy nhiên chi nhánh chưa bố trí đủ cán bộ (thường chỉ có từ 1-2 người). Bên cạnh đó, cán bộ của phòng hầu hết không được đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ tín dụng nên việc kiểm tra kiểm soát còn nhiều hạn chế.
Bên cạnh đó, bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ hiện nay vẫn thuộc sự quản lý của Giám đốc chi nhánh vì vậy việc sửa sai sau khi kiểm tra theo yêu cầu của phòng nhiều lúc còn chậm trễ hoặc không được đề cao, hoặc theo sự chỉ đạo khác.
2.3.3.2. Nguyên nhân khách quan
a) Nguyên nhân từ ngân hàng cấp trên
- Agribank Việt Nam chưa xây dựng được chính sách, quy trình quản trị rủi ro toàn diện, đầy đủ, không có sự hướng dẫn cụ thể nào đối với vấn đề này. Do đó chưa nâng cao khả năng xử lý và ý thức, trách nhiệm của cán bộ tín dụng đối với vấn đề rủi ro tín dụng, cũng như không hình thành văn hóa quản trị rủi ro trong toàn hệ thống.
- Không ban hành các tài liệu nội bộ mang tính chất đào tạo, hướng dẫn chuyên sâu về tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng cho cán bộ. Bên cạnh đó, việc đào tạo cán bộ tín dụng của Trung tâm đào tạo còn hạn chế, số lớp đào tạo còn ít và chưa thực sự hiệu quả.
- Mô hình quản trị rủi ro tín dụng hiện nay không phát huy hiệu quả trong việc phòng ngừa rủi ro bởi cán bộ tín dụng phải cùng lúc thực hiện ba chức năng: chức năng kinh doanh, chức năng quản lý rủi ro và chức năng tác nghiệp, vì vậy việc quản lý rủi ro của cán bộ tín dụng sẽ chịu nhiều ảnh hưởng từ mục tiêu, định hướng kinh doanh của Ban lãnh đạo.
b) Nguyên nhân từ khách hàng vay
- Nhiều khách hàng vay sử dụng vốn sai mục đích, vi phạm các cam kết trong hợp đồng tín dụng và cố ý cung cấp thông tin không chính xác, không tạo điều kiện cho cán bộ kiểm soát sau khi cho vay. Và hầu hết những trường hợp này đều dẫn đến rủi ro tín dụng.
- Đối với khách hàng là doanh nghiệp, một thực trạng chung hiện nay là tình trạng thiếu minh bạch của báo cáo tài chính. Các báo cáo tài chính gửi ngân hàng có chất lượng kém: thể hiện ở hai mặt thiếu thông tin và sai lệch thông tin. Thông tin thiếu sẽ gây khó khăn cho ngân hàng trong việc phân tích, đánh giá thực trạng của khác hàng, cán bộ ngân hàng phải đến tận doanh nghiệp để xác minh lại thông tin, gây phiền toái mất thời gian. Ngoài ra, rất ít các doanh nghiệp hiện nay thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính. Do vây, ngân hàng khó có thể phát hiện ra sai sót trong việc chấp hành chế độ kế toán của những doanh nghiệp này. Hệ quả là việc đưa ra phán quyết tín dụng đôi khi không chuẩn xác.
- Bên cạnh đó còn xuất hiện tình trạng khách hàng chây ì, không có thiện chí trong việc trả nợ và hiện tượng này lây lan ra nhiều khách hàng khác, gây khó khăn trong công tác xử lý nợ xấu của Ngân hàng.
c) Nguyên nhân khách quan khác
- Nguyên nhân từ Ngân hàng nhà nước:
Công tác thanh tra, giám sát của NHNN chưa hiệu quả, lực lượng thanh tra mỏng không đủ đáp ứng yêu cầu thanh tra giám sát trực tiếp và thường xuyên. Bên cạnh đó NHNN cũng chưa có quy định nào riêng chỉ đạo công tác quản trị rủi ro tín dụng cụ thể trong hệ thống ngân hàng.
- Nguyên nhân từ khủng hoảng kinh tế
Giai đoạn 2011 - 2014, nền Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng từ khủng hoảng tài chính và kinh tế ở nhiều quốc gia trên thế giới, cùng với bóng bóng bất động sản trong
nước đổ vỡ nên tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Đây là giai đoạn chứng kiến việc phá sản của hàng loạt doanh nghiệp, các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô như lạm phát, lãi suất, thất nghiệp đều diễn biến theo chiều hướng xấu, là một trong những nguyên nhân làm cho nợ xấu ngân hàng gia tăng mạnh mẽ.
- Nguyên nhân do tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh
Hiện nay biến đổi khí hậu gia tăng mạnh mẽ, gây ra các hiện tuợng thiên nhiên bất lợi cho ngành sản xuất nông nghiệp, là ngành mà chi nhánh đang đầu tu nhiều. Các hiện tuợng thời tiết bão lụt, hạn hán, thời tiết các mùa biến đổi đã tác động mạnh mẽ đến các ngành nghề chăn nuôi gia cầm, gia súc, chế biên thủy hải sản. Đặc điểm của những ngành nghề này là nhạy cảm với sự thay đổi của thời tiết và dịch bệnh. Thiên tai, dịch bệnh, bão lụt trong thời gian vừa qua tại một số vùng đã ảnh huởng nhiều đến hoạt động kinh doanh của các khách hàng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chuong 2 đã nêu lên thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh Agribank Sơn Tây trong thời gian qua. Nguời viết đã tập trung phân tích chính sách quản trị rủi ro, mô hình quản lý rủi ro, quy trình quản lý rủi ro bao gồm nhận biết, đo luờng, ứng phó và kiểm soát rủi ro. Tác giả đã phân tích những những kết quả đạt đuợc nhu xây dựng đuợc quy trình thủ tục cấp tín dụng và quản lý rủi ro đối với từng sản phẩm, thực hiện tốt công tác xếp hạng tín dụng nội bộ, cơ cấu tín dụng chuyển biến tích cực.
Tuy nhiên vẫn còn những hạn chế trong công tác quản lý rủi ro tín dụng của chi nhánh nhu tỷ lệ nợ xấu còn cao, công tác nhận diện rủi ro, đo luờng rủi ro và kiểm tra giám sát chua đạt hiệu quả.
Những hạn chế này bắt nguồn từ những nguyên nhân chủ quan nhu: Chua có định huớng, chiến luợc cụ thể cho quản lý rủi ro của ngân hàng, chua chú trọng công tác đào tạo tấp huấn nghiệp vụ cho cán bộ, chua có cơ chế thuởng phạt hợp lý đối với cán bộ. Bên cạnh đó còn có nguyên nhân khách quan nhu do chính sách quản lý của Ngân hàng cấp trên, nguyên nhân từ phía khách hàng, chính sách của Ngân hàng nhà nuớc hay do thiên tai, dịch bệnh.
Từ những hạn chế và các nguyên nhân đuợc phân tích trên, sẽ là cơ sở để tác giả đề xuất các định huớng, giải pháp, kiến nghị đối với công tác quản lý rủi ro tín dụng ở chuơng 3.
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH SƠN TÂY