KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA AGRIBANK SƠN TÂY

Một phần của tài liệu 1279 quản trị rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh sơn tây thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 50 - 54)

2.1.1. Khái quát về Agribank Sơn Tây 2.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Thực hiện Nghị định số 153/NĐBT ngày 26/03/1988 của Hội đồng Bộ trưởng về việc thành lập các ngân hàng thương mại chuyên doanh, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đã được thành lập với nhiệm vụ giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong đầu tư vốn phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn Việt Nam. Theo đó Agribank Sơn Tây cũng đã được thành lập từ năm 1988 và là một trong những chi nhánh cấp II trực thuộc Agribank tỉnh Hà Tây. Trong những năm này hoạt động của Agribank Sơn Tây đã luôn bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế toàn diện của tỉnh Hà Tây cũng như thị xã Sơn Tây, đã góp phần quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, nâng cao giá trị sản phẩm, phát triển ngành nghề...ngày càng hiệu quả. Agribank Sơn Tây đã luôn luôn hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh hàng năm và trở thành một trong những lá cờ đầu của Agribank tỉnh Hà Tây.

Năm 2009 nhằm đáp ứng nhu cầu của tình hình kinh tế Sơn Tây nói chung và ngân hàng nói riêng, Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị Agribank Việt Nam đã ra quyết định số 342/QĐ/HĐQT-TCCB ngày 5 tháng 8 năm 2009 thành lập ngân hàng Agribank Sơn Tây - là một chi nhánh cấp 1 trực thuộc ngân hàng Agribank Việt Nam. Từ đây chi nhánh Sơn Tây đã có được sự tự chủ, tự quyết cao hơn, được tạo điều kiện mở rộng hoạt động kinh doanh, hoàn thiện bộ máy, cung cấp đầy đủ các sản

phẩm dịch vụ của Agribank Việt Nam, tình hình kinh doanh ngày càng khởi sắc.

2.1.1.2. Mô hình tổ chức hoạt động

Hiện nay ngân hàng No&PTNT chi nhánh Thị xã Sơn Tây có cơ cấu tổ chức gồm 7 phòng nghiệp vụ và 7 phòng giao dịch với 114 cán bộ công nhân viên chức, độ tuổi lao động bình quân 40 tuổi, 3 cán bộ có trình độ thạc sĩ, 105 cán bộ có trình độ đại học, 5 cán bộ có trình độ cao đẳng, trung cấp.

Mô hình tổ chức là mô hình được áp dụng theo mô hình quản lý trực tuyến. Ban giám đốc của ngân hàng quản lý các hoạt động kinh doanh của đơn vị thông qua việc quản lý tất cả các phòng ban.Theo mô hình này thì người quản lý cao nhất của ngân hàng là giám đốc. Giám đốc phụ trách chung, là người đại diện pháp nhân của chi nhánh trước pháp luật, tiến hành chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động kinh doanh của chi nhánh đảm bảo yêu cầu tối ưu, linh hoạt và có độ tin cậy cao.

Phó giám đốc phụ trách riêng từng phòng ban và những lĩnh vực cụ thể có nhiệm vụ tư vấn cho giám đốc, thực hiện giám sát các công việc mà giám đốc ủy quyền trong lĩnh vực mà mình phụ trách và có trách nhiệm báo cáo lại với giám đốc tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

Các phòng ban có mối quan hệ tương hỗ, hỗ trợ lẫn nhau cùng hoàn thành tốt các công việc được giao và cùng nhau phát triển. Các trưởng phòng chịu trách nhiệm chung trong phạm vi quản lý của mình. Các phòng ban trực tiếp kinh doanh, đồng thời thực hiện các chức năng quản lý điều hành, tham mưu với ban giam đốc về các hoạt động kinh của ngân hàng, cập nhật mọi số liệu tin tức giúp cho việc kiểm soát hoạt động của chi nhánh sao cho tốt nhất.

2.1.1.3. Quy mô hoạt động và kết quả kinh doanh

a) Quy mô nguồn vốn - dư nợ

Đơn vị: triệu đồng, %

ChỉNguồn vốn 1,313,83 6 +27.4 9 1,594,844 +21.3 9 1,904,82 2 +19.4 4 2,179,04 0 +14.40 Dư nợ cho vay 1,739,55 9 +27.7 0 1,827,817 +5.07 1,859,509 +1.7 3 1,415,40 9 - 23.88

Chỉχ so 2010 so 2011 tiền so 2012 so 2013 Tổng thu nhập 290,51 8 0 53.7 1284,61 -2.03 175,586 38.31- 0155,39 11.50- Tổng chi phí 236,21 3 7 52.1 0264,20 11.85 218,140 17.43- 0187,08 14.24- Tổng lợi nhuận trước thuế 54,3 05 60.7 4 20,41 1 -62.41 - 42,554 -308.49 -31,690 25.53 [Nguồn: 11]

Trong bốn năm gần đây quy mô nguồn vốn của chi nhánh đạt được sự tăng trưởng ổn định với tốc độ trung bình 20.68%, tạo tiền đề vững chắc đáp ứng nguồn vốn

cho vay. Dư nợ tín dụng của chi nhánh cũng tăng trong ba năm 2011/2012/2013, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng giảm nhiều so với tốc độ của nguồn vốn. Năm 2011, dư nợ cho vay có tốc độ tăng trưởng tương đương nguồn vốn 27.70%, tuy nhiên sang 2012 và

2013 tốc độ tăng trưởng dư nợ giảm mạnh xuống 5.07% và 1.73%. Năm 2014, dư nợ không những không tăng mà còn giảm mạnh, về dưới mức năm 2011 với mức giảm 23.88%. Có thể hiểu giảm dư nợ tín dụng là xu hướng chung của ngành Ngân hàng trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế, hàng loạt doanh nghiệp bị phá sản, tuy nhiên tại

sao lại có mức giảm mạnh như vậy ở năm 2014 ? Vấn đề này sẽ được giải thích khi tìm Biểu đồ 2-1: Quy mô nguồn vốn dư nợ Agribank Sơn Tây 2011 - 2014

Quy mô nguồn vốn - dư nợ 2011-2014

b) Kết quả kinh doanh

Đơn vị: Tỷ đồng, %

2011-2014 nên kết quả kinh doanh của Agribank chi nhánh thị xã Sơn Tây trong giai đoạn này có xu hướng giảm mạnh qua các năm. Lợi nhuận trước thuế từ mức 68 tỷ đồng trong năm 2011 giảm xuống 38 tỷ đồng năm 2012. Bước vào năm 2013, chi nhánh ghi nhận lỗ 30 tỷ đồng trong kết quả kinh doanh. Năm 2014 mức lỗ là 22 tỷ. Từ kết quả kinh doanh như vậy có thể thấy được chi nhánh đã gặp nhiều khó khăn trong giai đoạn vừa qua. Nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm về lợi nhuận của Agribank thị xã SơnTây, ngoài những yếu tố khách quan đã nêu trên đây, còn là những yếu tố chủ quan sau:

Cơ chế quản lý tín dụng tại chi nhánh Sơn Tây chưa chặt chẽ dẫn đến chất lượng tín dụng không được đảm bảo, bởi vậy khi thị trường tài chính có biến động, thị trường bất động sản vỡ bong bóng đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động tín dụng tại chi nhánh, tỷ lệ nợ xấu tăng dần trong các năm. Nợ đọng lãi cũng gia tăng. Vì vậy nguồn thu nhập của ngân hàng giảm mạnh.

Việc phát triển dịch vụ ngoài tín dụng dù đã được chú trọng và đầu tư nhưng chưa mang lại kết quả như mong muốn, tỷ trọng thu nhập từ dịch vụ ngoài tín dụng chiếm tỷ lệ quá thấp trong tổng thu nhập ngân hàng. Do vậy khi hoạt động tín dụng gặp khó khăn, thu nhập của Agribank thị xã Sơn Tây cũng đã suy giảm theo.

Một phần của tài liệu 1279 quản trị rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh sơn tây thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(139 trang)
w