Thứ nhất, cần tăng cường lực lượng cả về số lượng và chất lượng cho bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ. Tạo điều kiện để bộ phận này được tham gia các lớp tập huấn nâng cao khả năng nhận biết rủi ro của mình và ngược lại cũng đưa ra các yêu cầu về hiệu quả kiểm tra đối với bộ phận như yêu cầu về tỷ lệ số món phát hiện rủi ro trên số món phát sinh rủi ro.
Thứ hai, cần nâng cao quyền hạn và trách nhiệm của bộ phận kiểm tra kiểm
soát. Về quyền hạn, quy định việc cán bộ kiểm soát có thể yêu cầu bất cứ bộ phận nào cung cấp thông tin và đưa ra thời hạn cung cấp thông tin trong một hoặc hai ngày làm việc. Bên cạnh đó, yêu cầu các bộ phận sửa sai theo đề nghị sau khi kiểm tra của cán bộ kiểm soát và đưa ra thời hạn về việc sửa sai cụ thể.
Thứ ba, cần tăng cường việc theo dõi, giám sát rủi ro của toàn danh mục bằng
cách xây dựng nhiều hơn các công cụ hỗ trợ phân tích chất lượng tín dụng. Cụ thể, xây
dựng hệ thống theo dõi tỷ lệ nợ xấu đối với tất cả các danh mục cấp tín dụng, bao gồm:
Tín dụng ngắn hạn, tín dụng trung hạn, tín dụng dài hạn; Tín dụng theo ngành, lĩnh vực
kinh tế; Tín dụng theo khu vực địa lý; Tín dụng theo đối tượng khách hàng; Tín dụng
theo mức độ bảo đảm (tín dụng có bảo đảm, tín dụng không bảo đảm); Tín dụng theo
hình thức cấp tín dụng (Cho vay hạn mức, cho vay tiêu dùng, cho vay thấu chi, nợ bảo
lãnh và mở LC...); Tín dụng theo loại tiền cho vay (Dư nợ nội tệ, dư nợ ngoại tệ); Tín
dụng đối với khách hàng có chấm điểm và không chấm điểm.
Để thực hiện công tác này, chi nhánh cần rà soát các công cụ hỗ trợ trên phần mềm hạch toán nội bộ của Agribank. Nếu các công cụ hỗ trợ chưa đầy đủ dẫn đến việc thống kê gặp khó khăn và mất nhiều thời gian, chi nhánh có thể để nghị hỗ trợ từ Trụ sở chính để được giúp đỡ trong công tác thống kê và bổ sung các công cụ tốt hơn. Ngoài ra, chi nhánh cũng cần xem xét lại công tác nhập thông tin vào hệ thống, phải đảm bảo đúng và phù hợp để công tác thống kê được thực hiện chính xác nhất.