Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Một phần của tài liệu 1279 quản trị rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh sơn tây thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 48 - 50)

Từ kinh nghiệm quản lý rủi ro của một số ngân hàng hàng đầu tại các nước phát triển và đang phát triển, bài học kinh nghiệm rút ra cho các ngân hàng ở Việt Nam trong đó có Ngân hàng Agribank Việt Nam nói chung và Agribank Sơn Tây nói riêng là:

Một là, xây dựng một mô hình quản lý RRTD theo hướng tiếp cận những phương pháp quản lý rủi ro tín dụng hiện đại, trong đó tập trung hoàn thiện chính sách tín dụng an toàn và hiệu quả. Vì nếu chính sách được ban hành chuẩn mực thì sẽ giúp nhà quản lý và các cán bộ tín dụng trực tiếp có một khung chỉ dẫn để ra các quyết định tín dụng và định hướng danh mục đầu tư tín dụng phù hợp.

Hai là, nhanh chóng áp dụng các mô hình đánh giá và lượng hoá rủi ro tín

dụng. Thông qua đó giúp những nhà quản lý phát hiện sớm các dấu hiệu rủi ro, nhận biết các nguyên nhân chính để tìm cách khắc phục. Bên cạnh đó, ngân hàng cần xây dựng cho mình một hệ thống CNTT hiện đại, giúp cho các cán bộ ngân hàng có thể dễ dàng tra cứu tìm kiếm thông tin liên quan đến khách hàng. Ngoài ra, một hệ thống CNTT hiện đại cũng giúp nâng cao chất lượng công tác phân tích, thẩm định khách hàng, giảm thiểu rủi ro do thiếu thông tin. Xây dựng một hệ thống quản lý dữ liệu tập trung toàn hàng làm cơ sở đánh giá, theo dõi liên tục và kịp thời danh mục tín dụng đầu tư.

Ba là, nâng cao hiệu quả và tính minh bạch của quản lý tín dụng, ngân hàng nên xây dựng các thực hành tín dụng mới từ khâu hậu kiểm, tu vấn đến ra quyết định và quản lý khoản vay dựa trên hệ thống phân tích và rà soát tín dụng. Ngân hàng cũng xây dựng một hệ thống đánh giá tín dụng dựa trên các tiêu chí tuơng lai thay vì dựa quá nhiều vào kết quả hoạt động quá khứ nhu truớc đây, và đua vào triển khai đồng bộ hệ thống cảnh báo sớm các khoản vay có vấn đề.

Bốn là, ngân hàng cần quan tâm đến việc nâng cao quản trị hệ thống và tránh

các rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động kinh doanh bằng cách rà soát thuờng xuyên các rủi ro chính nhu tín dụng, lãi suất, thanh khoản và thị truờng để đảm bảo các rủi ro này không vuợt quá mức chấp nhận đuợc.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chuơng 1 đã làm rõ những vấn đề cơ bản về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng trong NHTM, bao gồm: Khái niệm rủi ro tín dụng, phân loại, nguyên nhân; sự cần thiết phải quản trị rủi ro tín dụng, nguyên tắc quản trị, các nội dung của việc quản trị. Bên cạnh đó Chuơng 1 cũng đã phân tích mô hình quản trị rủi ro tín dụng tại 2 quốc gia đã có kinh nghiệm trong việc xây dựng mô hình quản trị rủi ro sau khủng hoảng tài chính là Hàn Quốc và Thái Lan, đồng thời chỉ ra kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng hàng đầu thế giới hiện nay là Citibank và ngân hàng đang thực hiện tốt việc quản trị rủi ro tín dụng tại Việt Nam là Vietinbank.

Việc làm rõ những vấn đề lý luận liên quan trên sẽ giúp nguời đọc nắm rõ đuợc bản chất và nguyên nhân của rủi ro tín dụng, cũng nhu cách thức để quản trị những rủi ro này. Kết hợp với việc chỉ ra kinh nghiệm quản trị của các ngân hàng lớn trên thế giới cũng nhu Việt Nam để làm tiền đề, cơ sở cho việc đánh giá công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Agribank Sơn Tây.

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM

CHI NHÁNH SƠN TÂY

Một phần của tài liệu 1279 quản trị rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh sơn tây thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(139 trang)
w