Qua việc xem xét thực trạng nợ xấu và những tồn tại trong công tác quản trị rủi ro tín dụng của Chi nhánh, người viết nhận thấy Ban lãnh đạo Chi nhánh cần rà soát lại tất cả các khâu trong hoạt động tín dụng, phân tích điểm mạnh điểm yếu, thuận lợi và khó khăn. Trên cơ sở đó chia nhỏ các vấn đề, tiếp tục phân tích sâu hơn để tìm ra phương hướng giải quyết hợp lý. Tuy nhiên dựa trên lực lượng cán bộ về số lượng và chất lượng như hiện nay của chi nhánh, để công tác trên có hiệu quả, người viết đề xuất đối với mỗi vấn đề cần giải quyết Ban lãnh đạo nên đưa ra thành đề án hoặc dự án với các tiêu chí:
+ Nội dung, mục đích và yêu cầu của vấn đề cần giải quyết; + Người chịu trách nhiệm chính về đề án/dự án đó;
+ Thành phần tham gia đề án/dự án; + Thời gian hoàn thành đề án/dự án;
+ Tiêu chí đánh giá hiệu quả của đề án/dự án;
+ Cơ chế thưởng phạt (nếu có) khi đề án/dự án thành công hay thất bại.
Theo quan điểm của người viết, việc xây dựng đề án hoặc dự án như vậy sẽ giúp Ban lãnh đạo xác định được rõ ràng công tác phải thực hiện, phân công trách nhiệm đến cá nhân cụ thể, thúc đẩy việc hoàn thành công việc nhờ các cơ chế
khuyến khích và quy định về thời hạn hoàn thành. Và việc thực hiện các giải pháp tiếp theo mà nguời viết đề xuất sẽ dựa trên phuơng thức nhu vậy.
3.2.2. Nhóm giải pháp liên quan đến chính sách quản trị rủi ro tín dụng3.2.2.1. Xây dựng quy trình quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh