Các giải pháp hoàn thiện công tác xử lý rủi ro

Một phần của tài liệu 1279 quản trị rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh sơn tây thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 114 - 116)

3.2.5.1. Xây dựng quy trình xử lý nợ xấu hợp lý

Trong giai đoạn vừa qua, rủi ro tín dụng của chi nhánh tăng cao tuy nhiên do chưa văn bản quy định về quy xử lý nợ xấu của Agribank Việt nam nên chi nhánh gặp phải nhiều lúng túng trong việc xử lý các khoản nợ có vấn đề. Từ những đặc điểm riêng của Agribank Sơn Tây cũng như thực tế hoạt động xử lý rủi ro nợ xấu, xét thấy ngân hàng đang gặp nhiều khó khăn khi phải đương đầu với các khoản nợ này, người viết đề xuất một số giải pháp:

- Khi có nợ quá hạn, NH phải tổ chức quản trị ngay bằng cách phân công cán bộ theo dõi diễn biến của khoản nợ quá hạn và đặc biệt chú ý khoản nợ bị đẩy sang nhóm 3 trở nên. Mỗi cán bộ, mỗi Chi nhánh trực thuộc phải báo cáo thường xuyên nhất là khi món nợ chuyển nhóm. Cán bộ phải tìm hiểu ngay nguyên nhân của khoản nợ quá hạn đó, xác định khả năng phục hồi và đề xuất phương án xử lý chứ không để tình trạng khi báo cáo cấp trên thì nợ đã quá xấu rồi.

- Để giảm tối đa thiệt hại cho NH lẫn khách hàng thì yêu cầu cấp thiết là NH phải xác định đúng đắn mức độ “xấu” của khoản nợ, khả năng có thể phục hồi trong

tương lai. NH nên tránh tâm lý thụ động, thấy nợ xấu là nhanh chóng nghĩ đến phương án thu hồi TSBĐ. Nếu khách hàng thật sự có thiện chí trả nợ thì NH nên cố gắng giúp đỡ, hỗ trợ khách hàng. Thanh lý bằng TSBĐ chỉ là biện pháp cuối cùng khi không còn sự lựa chọn nào khác. Trường hợp xác định rõ khách hàng sử dụng vốn sai mục đích hoặc có ý lừa đảo thì phải ngay lập tức ngừng việc giải ngân và tìm cách thu hồi vốn.

- Xây dựng kế hoạch thu hồi nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro trong toàn Chi nhánh theo năm, chia ra các quý; giao chỉ tiêu thu hồi nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro cho từng chi nhánh trực thuộc. Đây là chỉ tiêu bắt buộc thực hiện và là cơ sở quyết định chi lương kinh doanh cho các đơn vị.

- Phối hợp cùng các cơ quan pháp luật và chính quyền địa phương tiếp tục thu hồi các khoản nợ xấu, nợ khó đòi khi khách hàng có dấu hiệu lừa đảo.

- Xây dựng cẩm nang hướng dẫn thu hồi nợ xấu, hướng dẫn đến từng CBTD để

các CBTD thực hiện; ban chỉ đạo thu hồi nợ xấu phải là đầu mối trong việc hướng dẫn

các CBTD và các thành viên trong tổ xử lý nợ xấu của các chi nhánh phụ thuộc.

3.2.5.2. Sử dụng đa dạng các phương pháp xử lý nợ xấu

Hiện nay Agribank Sơn Tây vẫn chủ yếu xử lý nợ xấu bằng các cách đôn đốc khách hàng cố gắng trả nợ dần, cơ cấu lại nợ, và sử dụng Quỹ DPRR để bù đắp cho các khoản nợ nhóm 5, bán nợ, tuy nhiên tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh vẫn ở mức cao. Để nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu, chi nhánh cần thực hiện đa dạng hóa các phương pháp xử lý nợ xấu như sau:

Thứ nhất, rà soát lại toàn bộ danh mục nợ xấu, lựa chọn những khách hàng thuộc lĩnh vực có tiềm năng phát triển nhưng phát sinh nợ xấu do nhiều nguyên nhân khách quan để có kế hoạch miễn/giảm lãi, cơ cấu lại nợ với các khách hàng này. Bộ phận XLRR của chi nhánh tính toán mức độ miễn/giảm, thời gian cơ cấu lại nợ và báo cáo cụ thể lên Hội đồng XLRR của NHNo&PTNT Việt Nam để có kế hoạch xử lý cụ thể.

Thứ hai, phát hiện dấu hiệu rủi ro sớm để đôn đốc khách hàng lên kế hoạch trả nợ, thường xuyên đến cơ sở của khách hàng, xem xét mọi hoạt động kinh doanh,

nhắc nhở khách hàng trả nợ bằng mọi nguồn thu có thể có nhu doanh thu từ hợp đồng mua bán hàng hóa, khoản tiền giả nợ của khách hàng, doanh thu từ bán chứng khoán và những nguồn thu khác.

Thứ ba, lựa chọn những khoản vay của khách hàng có tiềm lực tài chính mạnh, tình hình sản xuất kinh doanh nhìn chung ổn định và có khả năng mở rộng, phát triển để lên kế hoạch chuyển nợ xấu thành vốn góp. Agribank trở thành cổ đông hay thành viên góp vốn của công ty có nợ xấu, đây là cơ hội để ngân hàng trực tiếp tham gia quản lý giúp cho doanh nghiệp vuợt qua khó khăn. Phuơng thức này không chỉ giúp giảm nợ xấu mà nhiều khả năng đem lại lợi nhuận cho ngân hàng.

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁCQUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI AGRIBANK SƠN TÂY

Một phần của tài liệu 1279 quản trị rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh sơn tây thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 114 - 116)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(139 trang)
w