QUẢN TRỊ RỦI ROTÍN DỤNG CỦA NHTM

Một phần của tài liệu 1290 quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh bắc ninh luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 29)

Quản trị rủi ro tín dụng là quá trình xây dựng và thực thi các chiến luợc, các chính sách quản lý và kinh doanh nhằm đạt đuợc các mục tiêu an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững. Đồng thời, phải tăng cuờng các biện pháp phòng ngừa, hạn chế và giảm thấp nợ quá hạn, nợ xấu trong hoạt động cho vay, từ đó tăng doanh thu, giảm chi phí và nâng cao chất luợng hiệu quả hoạt động kinh doanh cả ngắn hạn và dài hạn của NHTM.

1.3.2 Sự cần thiết phải thực hiện công tác quản trị rủi ro tín dụng

1.3.2.1 Quản trị rủi ro tín dụng bảo đảm sự tồn tại và phát triển bền vững của ngân hàng thương mại

Quá trình xây dựng khung lý thuyết cho quản trị hoạt động của NHTM đa phần đuợc đúc kết từ thực tiễn hoạt động của NHTM, vì vậy trong lịch sử hoạt động ngân hàng, RRTD là loại rủi ro đuợc đề cập sớm nhất và cũng là nhiều nhất. Điều này xuất phát từ bản chất của hoạt động ngân hàng với vai trò của một trung gian tài chính, huy động vốn để cho vay. Hoạt động tín dụng là chức năng chính của NHTM với việc trao quyền sử dụng vốn cho nguời khác sử dụng và nhận đuợc lời cam kết sẽ hoàn trả đủ gốc và lãi sau một thời gian nhất định. Nhu vậy, bản thân khi khoản tiền vay xuất ra khỏi ngân hàng đã tiềm ẩn rủi ro không có khả năng thu hồi, một khi hoạt động kinh doanh của khách hàng vay vốn gặp rủi ro thì ngay lập tức khoản vốn cho vay của NHTM cũng bị ảnh huởng. Vì vậy, giống nhu bảo hiểm, hoạt động kinh doanh ngân hàng là hoạt động kinh doanh rủi ro. Hoạt động tín dụng vẫn là hoạt động chính của ngân hàng, nó chiếm tới trên 1/2 đến 2/3 bảng cân đối và mang lại thu nhập chính cho sự tồn tại và phát triển của ngân hàng, nhung đi liền bên cạnh RRTD cũng mang lại hậu quả thiệt hại thu nhập, thậm chí có thể phá sản một NHTM, và ở mức cao có thể gây khủng hoảng cả hệ thống tài chính ngân hàng. Vấn

đề là để chấp nhận một mức rủi ro và đạt được lợi nhuận tối đa NHTM cần phải tổ chức quản trị tốt RRTD. Hay nói cách khác quản trị RRTD chính là then chốt hết sức quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của một ngân hàng.

1.3.2.2 Mức độ rủi ro trong hoạt động tín dụng ngày càng gia tăng

Tính cấp thiết của quản trị RRTD không chỉ xuất phát từ tính chất phức tạp và nguy cơ rất lớn của RRTD mà còn do xu hướng kinh doanh của ngân hàng ngày nay càng trở nên rủi ro hơn. Một số nguyên nhân chủ yếu làm cho rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng ngày càng gia tăng:

Thứ nhất, do quá trình tự do hoá, nới lỏng quy định trong hoạt động ngân hàng trên phạm vi toàn thế giới. Trong những thập kỷ gần đây, xu hướng toàn cầu hoá, tự do hoá kinh tế, đề cao cạnh tranh đã trở thành phổ biến. Khi gia tăng cạnh tranh cũng đồng nghĩa với rủi ro và phá sản gia tăng. Trong lĩnh vực ngân hàng, cạnh tranh làm cho chênh lệch lãi suất biên ngày càng giảm xuống. Tác động này làm cho các ngân hàng ngày càng có xu hướng mở rộng qui mô kinh doanh để bù đắp sự sụt giảm lợi nhuận, trong đó mở rộng quy mô tín dụng đồng nghĩa với việc RRTD cũng có nguy cơ gia tăng. Bên cạnh đó, quy luật đào thải của cạnh tranh sẽ làm tăng mức độ phá sản của các khách hàng của ngân hàng kéo theo sự thiệt hại đổ về ngân hàng.

Thứ hai, hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngày càng theo xu hướng đa năng phức tạp, với công nghệ ngày càng phát triển, cùng với xu hướng hội nhập cạnh tranh gay gắt vừa tăng thêm mức độ rủi ro và nguy cơ rủi ro mới. Trong lĩnh vực tín dụng các sản phẩm tín dụng có bước phát triển mạnh mẽ, vượt xa so với sản phẩm tín dụng truyền thống. Các sản phẩm tín dụng dựa trên cơ sở của sự phát triển công nghệ như thẻ tín dụng, thấu chi tài khoản... luôn chứa dựng rủi ro mới. Nhưng dưới áp lực của cạnh tranh thì việc mở rộng và đa dạng hoá sản phẩm cũng như phạm vi của hoạt động tín dụng trở nên cấp thiết hơn, mang ý nghĩa sống còn với các ngân hàng. Với sự đa dạng phức tạp của sản phẩm tín dụng cũng như RRTD càng đòi hỏi quản trị RRTD phải được chú trọng nâng cấp tương xứng.

Thứ ba, đối với các nước đang phát triển, nhất là các nước đang trong quá trình chuyển đổi như Việt Nam, thì môi trường kinh tế không ổn định, hệ thống pháp luật đang xây dựng, mức độ minh bạch của thông tin thấp, thì hoạt động ngân hàng càng trở nên rủi ro hơn, vì vậy việc bắt tay ngay từ đầu thực hiện tốt công tác quản trị RRTD là một công việc thật sự quan trọng.

Trên thực tế, công tác quản trị RRTD của ngân hàng được thể hiện cụ thể qua chính sách quản trị RRTD và mô hình tổ chức để triển khai chính sách đó.

1.3.3 Nội dung quản trị RRTD

Sơ đồ 1.2: Quy trình Quản trị RRTD:

Công tác quản trị RRTD ở NHTM thường được thực hiện theo quy trình chặt chẽ và được phân thành 4 giai đoạn, từ khâu phát hiện rủi ro, đo lường rủi ro, kiểm soát rủi ro và xử lý rủi ro, nhưng các khâu trong quy trình này lại luôn có mối liên hệ gắn bó với nhau và tạo thành một chu trình khép kín để đảm bảo kiểm soát được rủi ro theo mục tiêu đã đề ra. Cụ thể các giai đoạn như sau:

1.3.3.1 Nhận biết rủi ro

Để nhận biết rủi ro, những công việc mà ngân hàng cần phải làm là:

Phân tích chung toàn bộ danh mục của ngân hàng để nhận biết những rủi ro về quy mô tín dụng, cơ cấu tín dụng, về ngành, về loại tiền. Cần kết hợp với dự báo kinh tế vĩ mô để đánh giá rủi ro chung của toàn bộ danh mục tín dụng.

• Phân tích đánh giá khách hàng

Việc phân tích này nhằm phát hiện các nguy cơ rủi ro trong từng khách hàng, từng khoản nợ cụ thể. Công việc này đuợc thực hiện từ khi bắt đầu tiếp xúc khách hàng, phân tích trong quá trình cho vay và phân tích sau cho vay. Ngân hàng cần thu thập thông tin về khách hàng rồi phân tích theo các tiêu chí định luợng và định tính để có thể có những kết luận chính xác về tình trạng của khách hàng.

Các chỉ tiêu định tính: Mô hình 6C đuợc xem là công cụ hữu hiệu.

Trọng tâm của mô hình này là xem xét liệu nguời vay có thiện chí và khả năng thanh toán các khoản vay khi đến hạn hay không.

(1) Tư cách (Character): Cán bộ tín dụng phải có đuợc những bằng chứng cho thấy rằng khách hàng có mục tiêu rõ ràng khi xin vay và có kế hoạch trả nợ nghiêm túc. Trách nhiệm, tính trung thực, mục đích vay vốn nghiêm túc, kế hoạch trả nợ rõ ràng là những tiêu chuẩn tạo dựng nên tính cách của khách hàng trong cách nhìn nhận của cán bộ tín dụng. Nếu cán bộ tín dụng cảm thấy khách hàng đó không trung thực trong cam kết sử dụng vốn vay hay kế hoạch trả nợ thì khoản cho vay sẽ không đuợc thực hiện bởi vì nếu cho vay, nó sẽ rất có thể trở thành một khoản nợ khó đòi đối với ngân hàng.

(2) Năng lực (Capacity): Cán bộ tín dụng phải chắc chắn rằng khách hàng có

đủ các tu cách về pháp lý có đủ điều kiện về năng lực pháp luật dân sự hay năng lực hành vi dân sự hay không? Khách hàng có năng lực kinh nghiệm quản lý điều hành để sinh lợi nhuận nhu mục tiêu của doanh nghiệp hay không? hay sự ổn định hay nhạy bén về thị truờng nghành nghề sản xuất, kinh doanh đến đâu?...

(3) Von (capital): Cán bộ tín dụng phải nắm đuợc tình hình tài chính của

khách hàng khi thẩm định kỹ các khoản mục phải thu, phải trả, hàng tồn kho, dòng tiền ra vào của khách hàng...bên cạnh phải kiểm tra thuờng xuyên về tài sản bảo

tăng , giảm hay giữ nguyên được giá trị hay khách hàng mới đầu tư thêm tài sản cố định gì không? ....để đánh giá nguồn lực tài chính, dòng vốn của khách hàng có ổn định để đạt được như phương án vay của khách hàng.

(4) Tài sản thế chấp (Collateral): Trong việc đánh giá tài sản thế chấp dành cho khoản vay, cán bộ tín phải đặt câu hỏi: Người vay có sở hữu một tài sản nào với giá trị ròng tương xứng với khoản vay không? Cán bộ tín dụng phải rất nhạy cảm với những đặc điểm như thời gian sử dụng, tình trạng hiện tại và mức độ chuyên môn hoá thể hiện ở tài sản của khách hàng. Ở đây, công nghệ có một vị trí quan trọng. Nếu tài sản của khách hàng quá lỗi thời về công nghệ, giá trị thế chấp của chúng sẽ bị giảm bởi lý do: ngân hàng có thể gặp nhiều khó khăn trong việc tìm người mua lại những tài sản này nếu khoản cho vay không được hoàn trả.

(5) Các điều kiện môi trường (Conditions): Cán bộ tín dụng và các chuyên gia phân tích tín dụng phải nhận biết được những xu hướng tiến triển gần đây của khách hàng cũng như của ngành mà khách hàng hoạt động, thấy được mức độ tác động của những thay đổi trong nền kinh tế đối với khoản cho vay. Một khoản cho vay dường như rất tốt trên giấy tờ nhưng có thể giá trị của nó bị sụt giảm do doanh thu hay thu nhập của khách hàng giảm trong thời kỳ suy thoái kinh tế hoặc do lãi suất tăng cao trước sức ép của lạm pháp. Để có thể phân tích nội dung này, NHTM rất cần lưu trữ các dữ liệu thông tin từ các báo, tạp chí, báo cáo nghiên cứu - về các ngành mà ngân hàng phục vụ chủ yếu.

(6) Sự kiểm soát (Control): Nhân tố cuối cùng trong việc đánh giá độ tin cậy của một khách hàng là sự kiểm soát, nó tập trung vào các câu hỏi như: Liệu những thay đổi khi chính sách đưa ra quy định mới có ảnh hưởng bất lợi đến người vay không và liệu khách hàng có đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng tín dụng do các cơ quan quản lý ngân hàng đặt ra?...

Từ phương pháp đánh giá 6C ta có thể đánh giá mặt tổng quan nhất về khách hàng để có những phương hướng cho vay hay từ chối cho vay khách hàng sao cho hợp lý và hạn chế được những rủi ro trong hoạt động tín dụng.

Các chỉ tiêu định lượng: Dựa vào BCTC của doanh nghiệp và các nguồn thông tin khác, CBTD tiến hành các nguồn thông tin khác, CBTD tiến hành các bước sau:

• Bước 1: Thu thập thông tin và phân tích tình hình tài chính khách hàng

• Bước 2: Xử lý thông tin

CBTD sàng lọc các thông tin thu được để phân tích, từ đó làm cơ sở để đánh giá năng lực tài chính của khách hàng, xác định cho vay hay từ chối cho vay.

• Bước 3: Xác định các nguy cơ rủi ro của khách hàng

1 Rủi ro hoạt động thất thoát tài sản, lỗ - Tổ chức sản xuất kinh doanh không hợp lý làm tăng chi phí gây lỗ.

- Sự gián đoạn trong sản

xuất do

quản lý

- Cơ cấu tổ chức sản xuất, kinh

doanh

- Năng lực điều hành của doanh

nghiệp

- Đạo đức của chủ doanh nghiệp

2 Rủi ro tài chính

- Vốn vay lớn với lãi suất thay

đổi làm chi phí lãi vay có thể biến động lớn - Nghĩa vụ trả nợ không hợp lý, lớn hơn nguồn trả nợ - Rủi ro tỷ giá - Phân tích định lượng các số liệu

tài chính, trong đó đặc biệt

chú ý

đến mức độ và sự biến

động theo

thời gian qua của: Hệ số

đòn bẩy,

3

quản lý - đảmChi phí tăng - Dòng tiền

- Các khoản phải thu, phải trả - Hệ số lợi nhuận 4 Rủi ro thị trường - Mức độ cạnh tranh cao làm cho doanh nghiệp có thể dễ dàng mất khách hàng - Ngành mới phát triển chưa có vị trí ổn định Phân tích định tính và định lượng: - Tình hình cạnh tranh trong ngành - Phân tích bản chất của ngành

- Tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp 5 Rủi ro chính sách

- Sự thay đổi của chính sách của doanh nghiệp

Phân tích các thông tin:

- Môi trường chính sách tại địa

phương có ảnh hưởng đến doanh

nghiệp

Mô hình điểm số Z

Đây là mô hình do E.I.Altman xây dựng dùng để cho điểm tín dụng đối với các doanh nghiệp của Mỹ. Đại lượng Z dùng làm thước đo tổng hợp để phân loại rủi ro tín dụng đối với người vay và phụ thuộc vào: (i) trị số của các chỉ số tài chính của người vay (Xj); (ii) tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác suất vỡ nợ của người cho vay trong quá khứ. Từ đó Altman đã xây dựng mô hình cho điểm tín dụng:

Z = 1,2 X1 + 1,4 X2 + 3,3 X3 + 0,6 X4 + 1,0 X5

Trong đó:

2 _________Aa_________ Chất luợng cao ________0,04%________

3 _________A_________X2 = Tỷ số Lợi nhuận giữ lại / Tổng tài sảnChất luợng khá ________0,08%________ X3 = Tỷ số Lợi nhuận trước thuế và lãi / Tổng tài sản

X4 = Tỷ số Thị giá cổ phiếu / Giá trị ghi sổ của nợ dài hạn X5 = Tỷ số Doanh thu / Tổng tài sản

Sau khi thay lần lượt các giá trị X vào mô hình, ta tính được Z. Nếu:

• Z < 1,81: Doanh nghiệp có rủi ro vỡ nợ lớn

• 1,81 < Z < 2,99: Doanh nghiệp có thể được coi là có rủi ro vỡ nợ trung bình

• Z > 2,99: Doanh nghiệp có rủi ro vỡ nợ thấp

Trị số Z càng cao, người vay có xác suất vỡ nợ càng thấp. Vậy khi trị số Z thấp hoặc là một số âm sẽ là căn cứ xếp khách hàng vào nhóm có nguy cơ vỡ nợ cao. Kỹ thuật đo lường RRTD này tương đối đơn giản, nhưng có một số nhược điểm lớn sau:

- Mô hình này chỉ cho phép phân loại nhóm khách hàng vay ‘vỡ nợ’ và ‘không vỡ nợ’. Tuy nhiên trong thực tế mức độ RRTD tiềm năng của mỗi khách hàng khác nhau từ mức thấp như chậm trả lãi, không được trả lãi cho đến mức mất hoàn toàn cả vốn và lãi của khoản vay.

- Không có lý do thuyết phục để chứng minh rằng các thông số phản ánh tầm quan trọng của các chỉ số trong công thức trên là bất biến, dù trong ngắn hạn. Tương tự như vậy, bản thân biến số Xj được chọn cũng không phải là bất biến, đặc biệt khi các điều kiện kinh doanh cũng như điều kiện thị trường tài chính luôn thay đổi liên tục. Các biến số Xj thực tế có phụ thuộc lẫn nhau chứ không phải hoàn toàn độc lập như theo giả thiết của mô hình.

- Mô hình không tính đến một số nhân tố khó định lượng nhưng có thể đóng một vai trò quan trọng ảnh hưởng đến mức độ của các khoản vay (danh tiếng của khách hàng, mối quan hệ lâu dài giữa NH và khách hàng hay các yếu tố vĩ mô như sự biến động của chu kỳ kinh tế).

Đo lường rủi ro khoản vay

EL = PD x LGD x EAD (Nguồn: Theo Basel II)

Trong đó:

- EL (Expected Loss): Tổn thất dự kiến

- PD (Probability of default): Xác suất vỡ nợ của khách hàng/ ngành hàng đó là bao nhiêu

- LGD (Loss Given Default): Tỷ trọng % số du rủi ro ngân hàng sẽ bị tổn thất khi khách hàng không trả đuợc nợ.

- EAD (Exposure at Default): Số du nợ vay (và tuơng đuơng) của khách hàng/ ngành hàng khi xảy ra vỡ nợ

Với PD, LGD và EAD, ba yếu tố có tầm quan trọng hàng đầu tuởng chừng

Một phần của tài liệu 1290 quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh bắc ninh luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w