Giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức hoạt động tíndụng và cơ cấu quản lý, giám sát

Một phần của tài liệu 1290 quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh bắc ninh luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 81 - 83)

Trong công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại nói chung và Vietinbank chi nhánh Bắc Ninh nói riêng, rủi ro tín dụng có thể xảy ra từ những nguyên nhân chủ quan và khách quan hay từ chính bản thân ngân hàng, từ khách hàng và từ cả môi trường kinh tế bên ngoài. Nhận diện được những nguyên nhân trên là điều kiện cơ bản để phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng.

Trọng tâm xuyên suốt là quản trị tốt rủi ro tín dụng, nâng cao năng lực điều hành, tăng trưởng quy mô phải phù hợp với khả năng, năng lực tài chính và vốn tự có, xử lý dứt điểm nợ xấu. Xây dựng mô hình tín dụng, quy trình xử lý rủi ro phù hợp, hiệu quả. Kiểm soát rủi ro trong giới hạn và phát hiện sớm dấu hiệu rủi ro tín dụng. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, quản lý tốt tài sản nợ và tài sản có hữu hiệu để đạt được hiệu quả cao trong kinh doanh.

3.2 GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNGTMCP TMCP

CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH BẮC NINH

3.2.1 Giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức hoạt động tín dụng và cơ cấuquản quản

lý, giám sát rủi ro tín dụng của Ngân hàng

Hiện nay, quy trình tín dụng và quy trình quản lý rủi ro tín dụng của Vietinbank đã được ban hành và áp dụng tuy nhiên vẫn chưa kiểm soát được hết các khó khăn trong hoạt động và nguy cơ phát sinh các rủi ro tín dụng và vẫn đang trong quá trình hoàn thiện. Xuất phát từ đòi hỏi thực tiễn của hoạt động tín

cũng như cơ cấu quản lý, giám sát rủi ro để nâng cao hiệu quả và giảm rủi ro hoạt động tín dụng. Qua nghiên cứu kinh nghiệm của NHTM trên thế giới và qua quá trình thực tiễn, để bảo đảm phát huy hiệu lực, hiệu quả của công tác quản trị RRTD, tác giả mạnh dạn đề xuất cơ cấu tổ chức bộ máy tín dụng theo mô hình như sau:

Sơ đồ 3-1: Đề xuất mô hình tổ chức hoạt động quản trị rủi ro tín dụng Mô hình tại Vietinbank chi nhánh Bắc Ninh

Dưới đây là những đề xuất về trách nhiệm liên quan tới quản trị RRTD có thể phân công cho các bộ máy của mô hình tín dụng nêu trên.

Hội đồng tín dụng

Hội đồng tín dụng hoạt động, chịu trách nhiệm chính về việc xem xét từng giao dịch tín dụng vượt quá thẩm quyền hoặc theo yêu cầu của Giám đốc chi nhánh. Hoạt động chính của Hội đồng tín dụng bao gồm:

- Phê duyệt các khoản cho vay lớn hơn mức thẩm quyền phê duyệt tối đa của Giám đốc chi nhánh và trong trường hợp có các ý kiến khác nhau giữa các bộ phận quan hệ khách hàng và bộ phân quản lý rủi ro.

- Đánh giá việc báo cáo về xem xét rủi RRTD, kiểm toán nội bộ và kiểm toán bên ngoài, các nhà hoạch định chính sách và các cơ quan quản lý khác.

Ban Giám đốc chi nhánh

Ban Giám đốc chi nhánh chịu trách nhiệm bảo đảm cho chi nhánh đuợc quản lý và hoạt động nhất quán với chiến luợc tín dụng đã đuợc định huớng. Giám đốc chi nhánh có thẩm quyền phê duyệt các khoản tín dụng trong phạm vi đuợc uỷ quyền của cấp trên.

Các trách nhiệm chính của Giám đốc chi nhánh đối với vấn đề tín dụng: - Quản lý việc thực thi các phuơng pháp và quy trình tín dụng của Vietinbank

tại chi nhánh;

- Phổ biến và điều phối việc thực hiện và đào tạo triển khai về sản phẩm, chính sách, hệ thống mới;

- Phê duyệt các khoản cho vay trong phạm vi đuợc uỷ quyền của cấp trên; - Xem xét việc báo cáo của chi nhánh về các giao dịch bất thuờng và các sai

sót các báo cáo kiểm tra; đảm bảo sự thống nhất và tuân thủ các chính sách và thủ

tục của ngân hàng;

- Đảm bảo việc xây dựng các chiến luợc về đội ngũ nhân viên và đào tạo trong phạm vi chi nhánh.

Một phần của tài liệu 1290 quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh bắc ninh luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 81 - 83)

w