KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH BẮC

Một phần của tài liệu 1290 quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh bắc ninh luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 51 - 53)

2.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG - CHI NHÁNHBẮC NINH BẮC NINH

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Công thương Việt Nam- Chi nhánh Bắc Ninh

Tiền thân của ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam- Chi nhánh Bắc Ninh là Ngân hàng Công Thương Bắc Ninh. Ngân hàng Công Thương Bắc Ninh là chi nhánh cấp 2 trực thuộc ngân hàng Công Thương Hà Bắc trước đây. Sau khi tỉnh Hà Bắc được chia tách thành 02 tỉnh là: Bắc Ninh và Bắc Giang thì ngân hàng Công Thương Bắc Ninh chính thức trở thành chi nhánh cấp 1 trực thuộc ngân hàng Công Thương Việt Nam kể từ ngày 01/01/1997.

Ke từ ngày chính thức trở thành chi nhánh cấp 1 trực thuộc ngân hàng Công Thương Việt Nam, Chi nhánh Bắc Ninh có 01 trụ sở chính đặt tại Số 31 - Nguyễn Đăng Đạo - Thị Xã Bắc Ninh và 01 Chi nhánh cấp 2 là Ngân hàng Công Thương Tiên Sơn tại thị trấn Từ Sơn - Bắc Ninh. Số lượng cán bộ nhân viên là 126 người với dư nợ bình quân/người đạt khoảng 456 triệu/người. Độ tuổi bình quân cán bộ cao, trình độ còn nhiều bất cấp. Hầu hết các cán bộ đều chưa được đào tạo lại, chưa được trang bị những kiến thức mới về kinh doanh tiền tệ theo nền kinh tế thị trường.

Đến hết ngày 31/12/2005 ngân hàng Công Thương Bắc Ninh chính thức thực hiện chương trình hiện đại hóa ngân hàng theo quy định của Ngân hàng Công Thương Việt Nam. Theo đó, 02 chi nhánh cấp 2 trực thuộc ngân hàng Công Thương Bắc Ninh là Chi nhánh Tiên Sơn và Chi nhánh KCN Tiên Sơn chính thức trở thành chi nhánh cấp I trực thuộc ngân hàng Công Thương Việt Nam. Trong giai đoạn này, Số lượng cán bộ thuộc biên chế khoảng 80 người với dư nợ đạt 412.491 triệu đồng.

Đến ngày 03/07/2009, Ngân hàng Nhà nước ký quyết định số 14/GP-NHNN thành lập và hoạt động VietinBank thì ngân hàng Công Thương Bắc Ninh cũng chính thức trở thành 1 chi nhánh phụ thuộc của VietinBank.

Trải qua 20 năm đổi mới và phát triển, Ngân hàng Công thương Bắc Ninh đang dần từng bước khẳng định vị thế trên thị trường tài chính - Ngân hàng trong tỉnh. Tính đến hết 31/12/2017 chi nhánh Bắc Ninh có 06 phòng nghiệp vụ, 07 Phòng giao dịch loại I, 02 Phòng giao dịch loại II và 01 Quỹ tiết kiệm. Số lượng cán bộ nhân viên đang dần được trẻ hóa để thích ứng được với nhu cầu phát triển mới. Hiện tại, số lượng cán bộ nhân viên trong chi nhánh là 126 người, số lượng cán bộ có tuổi đời dưới 35 trong Chi nhánh chiếm trên 70% tổng số lượng cán bộ. Tuổi đời bình quân của toàn chi nhánh là 37. Số lượng cán bộ có trình độ trên đại học là 25 người, Cán bộ có trình độ đại học là 86 người, có 4 người trình độ cao đẳng, 6 người trình độ trung cấp, còn lại là lao động thủ công chưa được đào tạo.

Địa bàn hoạt động kinh doanh của NHCT Bắc Ninh khá rộng dàn trải theo địa giới hành chính và tập trung tại những khu vực kinh tế tập trung, đông dân cư và các nhà máy xí nghiệp trong tỉnh và các KCN tập trung. Đặc điểm này thuận lợi cho NHCT Bắc Ninh trong việc cạnh tranh để phát triển.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy

Sau 20 năm hoạt động và phát triển, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam- Chi nhánh Bắc Ninh đã xây dựng được một đội ngũ cán bộ dày dặn kinh nghiệm, lành nghề cùng với một hệ thống tổ chức với nhiều phòng ban khác nhau.

Ban giám đốc: Gồm một giám đốc và ba phó giám đốc có nhiệm vụ lãnh đạo và điều hành mọi hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Khối kinh doanh: Phòng khách hàng doanh nghiệp/bán lẻ: có chức năng phân tích, thẩm định dự án vay vốn, đánh giá hiệu quả khả năng sinh lời của các phương án kinh doanh, quyết định cho vay đối với khách hàng là doanh nghiệp/cá nhân.

- Phòng kế toán giao dịch: Có trách nhiệm kiểm nhận và quản lý đầy đủ, đúng, kịp thời các loại hồ sơ, tài liệu và trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê, hạch toán kinh doanh, thanh toán theo quy định của ngân hàng.

+ Xây dựng kế hoạch tài chính của toàn chi nhánh, giao chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán chỉ tiêu tài chính cho các chi nhánh trên địa bàn, thực hiện nghiệp vụ kế toán thanh toán và các khoản nộp ngân sách theo luật.

+ Tổng hợp, lưu trữ tài liệu về hoạch toán kế toán và thực hiện báo cáo theo chế độ quy định. Tổ chức chỉ đạo tốt các biện pháp an toàn cho quỹ.

+ Quản lý, sử dụng thiết bị thông tin điện toán, phục vụ nghiệp vụ kinh doanh theo quy định của ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam.

- Phòng hỗ trợ tín dụng: Thực hiện tác nghiệp giải ngân; đăng ký giao dịch bảo đảm; soạn thảo các hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp.

Khối hỗ trợ:

- Phòng tổ chức hành chính: Trung tâm đầu mối cho cán bộ liên hệ đi công tác, giao tiếp với khách đến làm việc; Thực hiện quản lý con dấu, thực hiện các công việc khác của hành chính, văn thư, đánh máy, chụp văn bản, lưu trữ các văn bản, theo yêu cầu của ban giám đốc, lễ tân, phương tiện giao thông, bảo vệ, y tế của cơ quan...

- Phòng điện toán: Thực hiện công tác quản lý, duy trì hệ thống thông tin điện toán tại chi nhánh. Bảo trì, bảo dưỡng máy tính đảm bảo thông suốt hoạt động của hệ thống mạng, máy tính của chi nhánh.

- Các phòng giao dịch: Hoạt động của các phòng giao dịch trên địa bàn cũng

giống như hoạt động của ngân hàng trung tâm bao gồm các hoạt động huy động vốn, cho vay, chuyển tiền,.. Tuy nhiên về tổ chức các phòng này chỉ bao gồm trưởng phòng, phó phòng và các nhân viên phụ trách về kế toán, kho quỹ, kinh doanh... Quyền hạn của các phòng này cũng thu hẹp hơn so với tại trụ sở chi nhánh.

Một phần của tài liệu 1290 quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh bắc ninh luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w