Bài học kinh nghiệm đối với các Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Ch

Một phần của tài liệu 1290 quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh bắc ninh luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 48 - 51)

Nam- Chi nhánh Bắc Ninh

Qua nghiên cứu kinh nghiệm của các NHTM trên thế giới có thể rút ra bài học để Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam- Chi nhánh Bắc Ninh có thể triển khai áp dụng:

Một là, triển khai mô hình quản lý RRTD phải tập trung, có bộ máy tổ chức độc lập với bộ phận kinh doanh, bộ máy này thường xuyên đánh giá, lượng hoá về rủi ro, cảnh báo sớm về RRTD.

Hai là, thẩm quyền ra quyết định tín dụng phải phân cấp rõ ràng, theo cấp bậc về trình độ chuyên môn tín dụng, bộ phận quản lý RRTD phải là thành viên quan trọng trong hội đồng quản trị.

Ba là, xây dựng hệ thống về hạn mức tín dụng nội bộ và hệ thống hạn mức tín dụng cho khách hàng có chi tiết cho từng sản phẩm giao dịch.

Bốn là, với hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, các NHTM Việt Nam trong đó có Ngân hàng TMCP Công thuơng Việt Nam cần xây dựng, sử dụng mô hình toán để luợng hoá rủi ro để chủ động đối phó với RRTD.

Năm là, chú trọng công tác kiểm tra nội bộ để phát hiện, chấn chỉnh và xử lý kịp thời các sai phạm sau cho vay.

Sáu là, đặc biệt quan tâm tới công tác đào tạo nghiệp vụ để nhân viên nắm bắt kịp thời những thay đổi trong môi truờng hoạt động kinh doanh.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương I, trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về RRTD và quản trị RRTD của NHTM, luận văn đã làm rõ cho chúng ta biết RRTD là rủi ro lớn nhất, đa dạng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, do nhiều nguyên nhân khác nhau, có các biểu hiện và phương pháp đo lường khác nhau, ảnh hưởng sâu rộng, nhiều mặt đến một NHTM. Vì vậy, các NHTM phải áp dụng nhiều biện pháp có hiệu quả khác nhau để không ngừng tăng cường quản trị RRTD.

Quản trị rủi ro nói chung và quản trị RRTD nói riêng đang trở thành một nội dung quan trọng bậc nhất trong chiến lược phát triển của từng ngân hàng. Để có cơ sở xây dựng một hệ thống quản trị RRTD hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu và phù hợp với năng lực thực tế của ngân hàng, chương I cũng đã trình bày quy trình, nội dung và nguyên tắc cụ thể, từ việc nhận biết rủi ro, đo lường rủi ro, ứng phó và kiểm soát rủi ro, đồng thời có nhiều mô hình quản lý RRTD, các chính sách quản trị RRTD mà các NHTM cần phải tuân thủ hoặc lựa chọn để có cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động quản trị RRTD của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam nói chung và Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Bắc Ninh (sau đây gọi tắt là Vietinbank - Chi nhánh Bắc Ninh) nói riêng trong chương 2.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN

Một phần của tài liệu 1290 quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh bắc ninh luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w