Nợ xấu là điều không ai muốn nhưng nó vẫn luôn tồn tại ở bất cứ ngân hàng nào, do đó thiết lập cơ chế xử lý nợ có vấn đề là một đòi hỏi khách quan. Để giảm thiểu tổn thất khi rủi ro xảy ra, cần có sự phân định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận có liên quan cũng như một bộ máy đủ mạnh, đủ tầm để giải quyết những vấn đề phát sinh trong tiến trình xử lý.
Vietinbank chi nhánh Bắc Ninh cần thành lập ban quản lý nợ xấu tại Chi nhánh với nhân viên chính là những cán bộ có nhiều kinh nghiệm trong việc xử lý nợ xấu và những nhân viên trực tiếp có các khoản nợ xấu, tham mưu cho Ban Giám đốc về hướng xử lý những khoản nợ có vấn đề khi có báo cáo về dấu hiệu rủi ro từ các phòng nghiệp vụ. Thêm vào Ban quản lý nợ xấu tại Chi nhánh là nơi tập trung lãnh đạo các Phòng có liên quan như Tín dụng, Thẩm định, Kiểm tra kiểm soát nội bộ, Hội đồng xử lý nợ xấu sẽ đảm bảo sự phối kết hợp giữa các bộ phận nhằm đưa ra các giải pháp thích hợp, tham mưu kịp thời cho giám đốc chi nhánh cách thức xử lý nợ uyển chuyển, đúng đắn, phù hợp với những khách hàng khác nhau. Trong xử lý nợ có vấn đề, cần thực hiện các bước tuần tự và thận trọng cần thiết, không nên nóng vội mà phá vỡ những mối quan hệ đã được thiết lập với khách hàng, đặc biệt là các khách hàng truyền thống, cụ thể:
- Làm rõ thực trạng kinh doanh, tài sản bảo đảm, thái độ của khách hàng cụ thể: phân tích về khả năng phục hồi tình hình sản xuất kinh doanh, mức độ trả nợ,
sự hợp tác của khách hàng; tình trạng và khả năng xử lý tài sản bảo đảm. - Lựa chọn phương pháp xử lý: Việc lựa chọn phương pháp xử lý cần uyển
chuyển, áp dụng phù hợp với đặc thù của từng khách hàng và khả năng của Chi
nhánh, đảm bảo hiệu quả cao với chi phí hợp lý.