Kiến nghị đối vớiNgân hàng TMCP Công thương Việt Nam

Một phần của tài liệu 1290 quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh bắc ninh luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 99 - 101)

- Cơ cấu lại tổ chức bộ máy, theo đó Bộ phận quản lý rủi ro nói chung và quản lý RRTD nói riêng phải độc lập với bộ phận quan hệ khách hàng và

quản lý

RRTD.

- Ban hành cẩm nang quản trị rủi ro nói chung, trong đó có nội dung quản trị RRTD chi tiết để mỗi cán bộ tín dụng có thể tìm hiểu và nắm được các nội dung

quy định. Nắm được các quy định nội dung để thực hiện chính xác và cũng

giúp cho

đội ngũ nhân viên mới có thể hiểu rõ nội dung mà thực hiện để ngày càng

chính xác

và chắc chắn hơn trong khâu cấp tín dụng.

- Hoàn thiện chính sách cho vay theo nguyên tắc thương mại và thị trường; thường xuyên cập nhật các tiêu chuẩn cấp tín dụng, giới hạn tín dụng phải

phù hợp

với thực lực của bản thân Ngân hàng và đảm bảo tính cạnh tranh trên thị

trường với

nguyên tắc hiệu quả và an toàn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Cùng với những khó khăn của nền kinh tế đang trong quá trình hồi phục. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam cũng coi thử thách là cơ hội để phát triển. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Bắc Ninh cũng nằm trong kế hoạch phát triển ổn định và coi trọng chất lượng tín dụng nhằm thông qua hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng. Đó chính là nhiệm vụ hàng đầu của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam và cụ thể Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Bắc Ninh trong giai đoạn hiện nay. Quá trình thực tế tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Bắc Ninh tôi nhận thấy việc triển khai nghiên cứu về Quản trị rủi ro tín dụng và các giải pháp nhằm tãng cường quản trị rủi ro tín dụng tại Vietinbank chi nhánh Bắc Ninh là một vấn đề quan trọng và cấp thiết, nó góp phần giảm bớt tổn thất, nâng cao hiệu quả kinh doanh và tạo điều kiện cho Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Bắc Ninh tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh thời mở cửa.

KẾT LUẬN

Dựa trên những cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng, Luận văn đi sâu nghiên cứu thực trạng và nguyên nhân rủi ro tín dụng cũng nhu công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Vietinbank chi nhánh Bắc Ninh, chỉ ra những mặt còn hạn chế cần khắc phục. Từ đó, tác giả đã mạnh dạn đua ra những giải pháp cụ thể để nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng trên cơ sở những quan điểm định huớng và mục tiêu trong giai đoạn phát triển sắp tới. Một số giải pháp nằm ngoài tầm quyết định của Vietinbank chi nhánh Bắc Ninh, tác giả đã đề xuất và kiến nghị với chính phủ và các bộ nghành, ngân hàng nhà nuớc và hiệp hội ngân hàng, Ngân hàng công thuơng Việt Nam để hỗ trợ cho sự tăng truởng tín dụng phát triển bền vững.

Đề tài đuợc viết trên cơ sở kết hợp lý thuyết về rủi ro tín dụng trong kinh doanh ngân hàng cùng với kinh nghiệm thực tiễn trong công tác tín dụng, công tác quản trị rủi ro tín dụng của tác giả. Tuy nhiên do những hạn chế về mặt kiến thức lý thuyết và thực tiễn trong môi truờng kinh doanh đang thay đổi nhanh chóng, nên đề tài nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế, các giải pháp đua ra có thể chua có tính ứng dụng cao. Rất mong sự đóng góp ý kiến của các Thầy, Cô và các anh, chị, em đồng nghiệp. Tác giả xin chân thành cảm ơn giáo viên huớng dẫn TS. Lê Hải đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ và định huớng cho tác giả trong quá trình thực hiện luận văn. Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ngân hàng TMCP Công thuơng Việt Nam Chi nhánh Bắc Ninh đã hỗ trợ tác giả trong quá trình nghiên cứu, tìm kiếm tài liệu và số liệu liên quan đến khóa luận.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo thường niên của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam- Chi nhánh

Bắc Ninh năm 2015, 2016, 2017.

2. Nguyễn Hữu Đương (2010), Đẩy mạnh hoạt động thông tin tín dụng là một nhân tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, Trung tâm thông tin tín dụng, Ngân hàng Nhà

nước Việt Nam.

3. Học viện Ngân hàng (2008), Giáo trình tiền tệ ngân hàng, Nxb Thống Kê, Hà Nội.

4. Tô Ngọc Hưng (2009), Giáo trình Ngân hàng thương mại, Nxb Thống Kê, Hà Nội.

5. Phan Thị Linh (2012), Kinh nghiệm quản lỷ rủi ro tín dụng trên thế giới, Tạp chí Pháp lý, số 7/2012

6. Ngân hàng nhà nước (2013), Thông tư sổ 02/2013/TT-NHNN, ngày 21/01/2013 về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự

phòng rủi

ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng,

chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

7. Ngân hàng nhà nước (2014), Thông tư sổ 09/2014/TT-NHNN, ngày 18/03/2014 về sửa đổi bổ sung Thông tư số 02/2013/TT-NHNN.

8. Ngân hàng nhà nước (2016), Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016, Quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.

9. Quốc Hội (2010) Luật các tổ chức tín dụng, ban hành ngày 29/06/2010

10.Quốc Hội (2017) Luật so 17/2017/QH14 Sửa đổi bổ sung một số điều của luật các tổ chức tín dụng, ban hành ngày 20/11/2017.

Một phần của tài liệu 1290 quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh bắc ninh luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 99 - 101)

w