Thực trạng rủi rotín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh

Một phần của tài liệu 1290 quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh bắc ninh luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 58 - 63)

- Chi nhánh Bắc Ninh

Bên cạnh những nỗ lực mở rộng đầu tư tín dụng đáp ứng một phần nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp, dân cư, góp phần chuyển đổi và tăng trưởng kinh tế của tỉnh, đồng thời tăng doanh thu thu nhập kinh doanh của chi nhánh, hoạt động đầu tư tín dụng các NHTM nói chung, Vietinbank chi nhánh Bắc Ninh nói riêng trong những năm qua cũng chứa đựng và gánh chịu rủi ro do dư nợ phải cơ cấu lại thời hạn, quá hạn trả nợ, có một bộ phận nợ khó thu hồi, buộc chi nhánh phải thực hiện trích chi phí dự phòng rủi ro, từ đó ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh.

Bảng 2.3: Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng

8 4.Tỷ lệ nợ quá hạn/Tổng nợ 1,29 % 0,21 % 0,08 % 5.Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ 1,18 % 0,06 % 0,08 %

ánh chất lượng của những khoản cho vay của ngân hàng. NQH năm 2015 là 45.492 triệu đồng. Tỷ lệ NQH/ tổng dư nợ năm 2015 là 1,29%. Năm 2016 là 8.168 triệu đồng, giảm 82,05% kéo theo tỷ lệ NQH/ tổng dư nợ cũng giảm xuống còn 0,21%. Năm 2017 là 3.306 triệu đồng, giảm 59,52%, tỷ lệ NQH/ tổng dư nợ còn 0,08%.

Trong khi tổng dư nợ có xu hướng tăng lên thì NQH lại có xu hướng giảm đi làm cho tỷ lệ NQH/ tổng dư nợ giảm dần và luôn nằm trong giới hạn cho phép của NHNN theo quy định tại Thông tư số 49/2004/TT-BTC ngày 3/6/2004 của BTC hướng dẫn chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tài chính của các TCTD Nhà nước. Như vậy có thể đánh giá tỷ lệ nợ quá hạn của Chi nhánh là tương đối thấp, chất lượng tín dụng vẫn đang được kiểm soát chặt chẽ. Điều này cho thấy công tác quản trị rủi ro tín dụng ngày càng tốt lên, đạt hiệu quả cao. Ngân hàng đã có những chính sách quản lý đúng đắn, tuân thủ đúng những quy định hiện hành.

Phân tích cơ cấu nợ quá hạn theo thời hạn vay:

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu nợ quá hạn theo thời hạn vay

■ NQH TDH (%)

Từ bảng số liệu cho thấy, trong cả ba năm, NQH ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nợ quá hạn. Năm 2015, tỷ trọng nợ quá hạn ngắn hạn chiếm 58,7%, năm 2016 chiếm 56% và trong năm 2017 tỷ lệ này là 66,6%. Nhìn chung nợ quá hạn ngắn hạn có xu hướng giảm mạnh trong năm 2016, riêng năm 2017 tăng nhẹ. Qua bảng trên cho thấy NQH của Vietinbank chi nhánh Bắc Ninh tăng chủ yếu ở NQH

ngắn hạn, nguyên nhân là do chi nhánh cho vay ngắn hạn nhiều hơn cho vay trung và dài hạn.

Năm 2017, chi nhánh đã tập trung đúng định huớng của NHCT vào việc tăng tỷ trọng cho vay ngắn hạn, hạn chế cho vay trung dài hạn, du nợ ngắn hạn tăng 19,14% so với năm 2016, nợ quá hạn ngắn hạn năm 2017 tăng 26,35% so với năm 2016. Tuy nhiên công tác tín dụng và quản lý nợ đối với các khoản vay ngắn hạn của chi nhánh vẫn chua đuợc cải thiện, thêm vào đó cán bộ tín dụng vẫn chua thực sự tâm huyết với công việc, chua thực sự nghiên cứu kỹ các quy trình quy định; nguồn thông tin giúp cho công tác thẩm định phuơng án, kế hoạch vay vốn, thông tin để theo dõi các khoản vay chua đầy đủ, chua cập nhập, gây khó khăn cho chi nhánh trong việc thẩm định và tác nghiệp.

Phân tích cơ cấu nợ quá hạn theo loại hình khách hàng

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu nợ quá hạn theo loại hình khách hàng

■ KH D N(

Trong tông nợ quá hạn của chi nhánh, NQH thuộc nhóm khách hàng doanh nghiệp chiếm tỷ trọng chủ yếu. Năm 2015, NQH thuộc nhóm KHDN chiếm 98% trong tông nợ quá hạn, năm 2016 là 96,1%, năm 2017 là 98,4%. Số luợng KHDN

tại Chi nhánh chủ yếu là KHDN vừa và nhỏ, do đặc thù địa bàn số lượng khách hàng lớn, quy mô khách hàng nhỏ, hoạt động của các doanh nghiệp không bài bản, khó khăn trong vấn đề thẩm định, kiểm tra giám sát của ngân hàng, nên tỷ lệ nợ quá của nhóm KHDN chiếm tỷ trọng cao trong tổng nợ quá hạn của chi nhánh. Nhóm khách hàng doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của chi nhánh, có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh của chi nhánh.

b. Nợ xấu tại chi nhánh.

Tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh trong 3 năm qua biến động khác nhau theo 2 giai đoạn: giảm trong giai đoạn 2015 -2016 và tăng trong giai đoạn 2016-2017. Tuy nhiên tỷ lệ nợ xấu ở cả 3 năm vẫn tiếp tục được duy trì ở mức thấp (< 2%) thể hiện sự nỗ lực và cố gắng của Chi nhánh trong việc kiểm soát chất lượng tín dụng.

Quy mô nợ xấu năm 2015 là 41.612 triệu đồng, tỷ lệ nợ xấu/ tổng dư nợ là 1,18%. Năm 2016 là 2.334 triệu đồng, giảm 94,39% so với năm 2015 làm cho tỷ lệ nợ xấu/ tổng dư nợ giảm xuống còn 0,06%. Năm 2017 quy mô nợ xấu tăng lên đến là 3.140 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 34,53%. Tỷ lệ tăng này cao hơn so với tỷ lệ tăng của tổng dư nợ (6,24%). Việc tăng này đã kéo theo tỷ lệ nợ xấu/ tổng dư nợ tăng lên thành 0,08%.

Năm 2015 và 2016 hoạt động phòng chống rủi ro của Chi nhánh có thể đánh giá là tốt và có hiệu quả, duy trì tỷ lệ nợ xấu/ tổng dư nợ tín dụng thấp (<2%). Chi nhánh cần tiếp tục phát huy những cố gắng đó. Sang năm 2017, nợ xấu tăng nhẹ làm cho tỷ lệ nợ xấu cũng tăng nhưng vẫn ở mức thấp (<1%). Sự gia tăng này chủ yếu do công tác quản trị và đo lường rủi ro của Chi nhánh chưa chính xác, hay về công tác thẩm định TSĐB còn chưa đầy đủ, nên làm cho nợ nghi ngờ tăng lên.

Một phần của tài liệu 1290 quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh bắc ninh luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 58 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w