Tổ chức lập và công khai báo cáo tài chính

Một phần của tài liệu 1417 tổ chức công tác kế toán tại NHTM CP kỹ thương việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 34 - 38)

Trước khi lập BCTC, đơn vị cần: thu thập đầy đủ các chứng từ kế toán; đối chiếu, xác minh thông tin, kiểm tra tính chính xác ở các tài khoản kế toán tổng hợp và các tài khoản kế toán chi tiết; tiến hành phân bổ, kết chuyển để xác định đúng KQKD của DN; kiểm tra tính trung thực của tài liệu kế toán.

Khi lập BCTC, cán bộ kế toán cần kiểm tra tính hợp lý của từng chỉ tiêu trên BCTC để tránh xảy ra sai phạm, đồng thời tuân thủ theo đúng thời gian, tiến độ lập BCTC đã quy định.

Sau khi lập BCTC, kế toán trưởng cùng các nhà điều hành cần kiểm tra lại thông tin trên BCTC ở các yếu tố trọng yếu, sau đó sẽ công khai thông tin BCTC theo đúng quy định hiện hành của pháp luật.

* Tổ chức công tác kiểm tra kế toán

Tổ chức công tác kiểm tra kế toán là một khâu quan trọng trong TCCTKT, nhằm đảm bảo rằng đơn vị thực hiện công tác kế toán đúng pháp luật, bộ máy kế toán phát huy hiệu quả và thông tin kế toán đáng tin cậy

Cũng dựa vào kiểm tra kế toán DN có thể tìm ra các giải pháp để khắc phục nhược điểm của DN. Tổ chức công tác kiểm tra kế toán có thể tiến hành định kỳ hoặc tiến hành kiểm tra bất thường

Những nội dung chính của công tác kiểm tra kế toán là:

+ Kiểm tra việc lập và phản ánh chứng từ kế toán đảm bảo việc tuân thủ theo đúng quy định của DN, pháp luật

+ Kiểm tra tính hiệu quả của tổ chức bộ máy kế toán, mối quan hệ giữa bộ phận kế toán và các bộ phận quản lý khác

Công tác kiểm tra kế toán sẽ được chỉ đạo và tổ chức bởi giám đốc, kế toán trưởng của DN. Tùy thuộc vào yêu cầu kiểm tra mà có thể tiến hành định ký, đột xuất hoặc bất thường. Phương pháp đối chiếu là phương pháp chủ yếu được sử dụng trong việc kiểm tra kế toán.

Trong cơ cấu của doanh nghiệp nên có một bộ phận riêng, chịu trách nhiệm kiểm tra kế toán. Công tác kiểm tra kế toán sẽ được tiến hành dựa vào các chứng từ, sổ sách, báo cáo kế toán và các chính sách của đơn vị, quy định của pháp luật về lĩnh vực kế toán. Việc kiểm tra kế toán cần thực hiện từ dưới lên trên để đảm bảo tính đúng đắn, khách quan của công tác kiểm tra kế toán.

Nhưng do số lượng nghiệp vụ kế toán ở các DN là tương đối lớn nên để giảm thiểu công việc, tiết kiệm thời gian và chỉ tập trung kiểm tra vào các vấn đề trọng yếu thì việc kiểm tra thường được tiến hành theo trình tự ngược lại ở thực tế, sẽ kiểm tra từ báo cáo đến sổ sách và sau cùng mới là chứng từ.

* Tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin

Kế toán là công việc yêu cầu trình độ chuyên môn cao, liên quan đến hầu hết các hoạt động của doanh nghiệp, vì vậy không thể nào làm việc chỉ có con người với phương pháp thủ công, việc ứng dụng công nghệ thông tin là vô cùng quan trọng Ngoài ra, việc ứng dụng CNTT vào TCCTKT cũng sẽ hạn chế một cách tối đa những sai sót phát sinh từ việc tính toán nhầm của nhân viên kế toán.

Nhờ có CNTT việc thực hiện công tác kế toán được diễn ra một cách dễ dàng, thuận tiện hơn. Bây giờ hầu hết các phần hành kế toán đều được sự trợ giúp từ công nghệ thông tin, phân tích dữ liệu do vậy cũng được thực hiện nhanh hơn, các thông tin kế toán được bảo mật tốt hơn.

Doanh nghiệp cần không ngừng phát triển cơ sở hạ tầng về CNTT trong công tác kế toán, đồng thời là đào tạo nhân viên để có thể vận hành hiệu quả CNTT trong công tác kế toán.

1.3. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG NGÂN HÀNG

THƯƠNG MẠI

1.3.1. Đặc điểm về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng thương mại

Theo Luật Tổ chức tín dụng 2010 “ Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ sau đây: a) Nhận tiền gửi; b) Cấp tín dụng; c) Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản.

Từ đó, tổ chức và hoạt động của NHTM có những đặc điểm như sau:

về khía cạnh vốn chủ sở hữu và tổng tài sản thì NHTM là loại hình DN lớn. Vốn chủ sở hữu của các NHTM ở Việt Nam đều là hàng nghìn tỷ đồng, với mạng lưới chi nhánh rộng khắp và trải dài khắp các tỉnh thành trên cả nước. Ngân hàng có vốn chủ sở hữu rất lớn nhưng nguồn vốn chủ yếu của ngân hàng lại đến từ hoạt động huy động vốn của các đối tượng bên ngoài ngân hàng. Tài sản của ngân hàng thì chủ yếu là các tài sản tài chính, và ngân hàng thường có xu hướng liên tục phát triển sản phẩm, công cụ tài chính mới.

* Hoạt động của NHTM có rủi ro cao và chịu sự kiểm soát, giám sát chặt

chẽ của pháp luật

NHTM có hệ số nợ cao, hơn nữa nguồn vốn nợ này lại đến từ tiền gửi của khách hàng với đặc điểm có thể rút trước hạn, vì vậy hoạt động của ngân hàng có rủi ro cao, hơn nữa rủi ro này rất đa dạng và có tính lan tỏa cao. Rủi ro trong hoạt động của NHTM bao gồm các loại rủi ro đặc thù như rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro ngoại hối, rủi ro vốn khả dụng, rủi ro đạo đức,...

NHTM là DN có quy mô lớn, mạng lưới rộng khắp, rủi ro cao, và hoạt động của ngân hàng ảnh hưởng lớn đến hoạt đông chung của toàn nền kinh tế. Do vậy mà hoạt động của ngân hàng chịu sự quản lý, giám sát chặt chẽ từ phía Nhà nước. Các quy định áp dụng đối với NHTM được thể hiện trên nhiều mặt của hoạt động kinh doanh như: điều kiện kinh doanh, tiêu chuẩn của người lãnh đạo NH, dự trữ bắt buộc, bảo hiểm tiền gửi, an toàn trong hoạt động, phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, sử dụng vốn tự có đầu tư cho tài sản cố định,.

* Tính liên kết và ổn định của hệ thống NHTM

Hệ thống NHTM có tính phụ thuộc lẫn nhau rất lớn. Trong các ngành khác nhau của nên kinh tế thì rủi ro trong hoạt động NHTM có tính lan toả rất nhanh, chỉ cần một NHTM, dù ngân hàng đó có hoạt động yếu và quy mô

nhỏ, khi gặp khó khăn trong hoạt động, đặc biệt là khó khăn về thanh khoản, có thể dẫn đến rủi ro cao cho toàn hệ thống. Hệ thống NHTM trong nền kinh tế rất nhạy cảm với mọi biến động về kinh tế, kỹ thuật, chính trị và xã hội. Theo đó có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của toàn hệ thống NHTM.

1.3.2. Tổ chức công tác kế toán tại ngân hàng thương mại

Xuất phát từ đặc điểm hoạt động kinh doanh khác biệt, TCCTKT trong NHTM có những đặc điểm riêng bên cạnh đặc điểm chung của TCCTKT trong DN.

* Tổ chức bộ máy kế toán trong ngân hàng thương mại

Do đặc điểm phạm vi hoạt động rộng, trải dài khắp các tỉnh thành, số lượng nghiệp vụ lớn, đa dạng, phức tạp nên bộ máy kế toán NHTM hiện nay thường theo mô hình tập trung hoặc vừa tập trung vừa phân tán. Cụ thể như sau:

Các nghiệp vụ trong NHTM liên quan mật thiết đến nhau, nhiều bộ phận tham gia. Do đó sự phân chia nhân sự làm kế toán trong NHTM theo hướng chuyên môn hóa, đi sâu vào từng nghiệp vụ riêng biệt, tuy chuyên môn hóa nhưng vẫn tổng quát về toàn bộ hoạt động NHTM để phục vụ yêu cầu phối hợp giữa các bộ phận.

Một phần của tài liệu 1417 tổ chức công tác kế toán tại NHTM CP kỹ thương việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w