Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý rủi ro tại CTCK

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực quản lí rủi ro trong hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần chứng khoán ngân hàng sài gòn thương tín,khoá luận tốt nghiệp (Trang 30 - 37)

Để thực hiện thành công công tác quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh tại công ty chứng khoán phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khách quan và chủ quan bao gồm các yếu tố liên quan đến điều kiện kinh tế vĩ mô thế giới, Việt Nam và thị trường chứng khoán, các yếu tố thuộc về nội tại của mỗi công ty chứng khoán.

Thị trường chứng khoán là kênh huy động vốn quan trọng của nền kinh tế, là bộ phận cấu thành quan trọng của TTTC. Các yếu tố của kinh tế vĩ mô như: GDP, CPI, lãi suất, lạm phát, tỷ giá...ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến TTCK. Sự phát triển lành mạnh của TTCK thì hàng hóa trên thị trường sẽ phong phú đa dạng, các công cụ phái sinh phát triển sẽ tạo điều kiện hạn chế các rủi ro trong đầu tư chứng khoán và hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán. Một TTCK phát triển thì thông tin, báo cáo sẽ minh bạch hơn, cung cấp cho

CTCK một lượng thông tin chính xác, cập nhập, khách quan làm cho công tác phân tích, đánh giá ra quyết định quản lý rủi ro của công ty chứng khoán.

Mặt khác, các yếu tố nội tại của công ty ảnh hưởng đến quản lý rủi ro của CTCK đó là cơ cấu tổ chức, chiến lược phát triển, nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng công nghệ.. .Công ty chứng khoán có phân cấp phòng ban chuyên trách về quản lý rủi ro sẽ có hệ thống quản lý rủi ro chuyên nghiệp, thiết lập biện pháp phòng ngừa rủi ro tốt hơn, chủ động hơn. Chiến lược kinh doanh, mục tiêu của công ty thay đổi trong mỗi thời kỳ sẽ quyết định đến cách thức quản lý và chính sách quản lý danh mục đầu tư từ đó thay đổi hoạt động quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh của CTCK. Năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ cấp cao và trình độ nhân viên kiểm soát, nhân viên tác nghiệp luôn là yếu tố cực kỳ quan trọng trong hoạt động của mọi tổ chức, đặc biệt là công tác quản lý rủi ro. Nhân lực quản lý rủi ro đòi hỏi phải là những người có khả năng, trình độ chuyên môn, nhanh nhạy với sự biến đổi trên thị trường, có khả năng làm việc dưới áp lực và đạo đức nghề nghiệp cao. Hơn nữa, khi công ty xây dựng được một cấu trúc hệ thống hoàn chỉnh về công nghệ, có các phương án dự phòng , sử dụng các phần mềm để đánh giá hiệu quả danh mục, thống kê, phân tích số liệu có thể dự đoán, nhận diện và đo lường rủi ro chính xác, chủ động hơn từ đó nâng cao, tăng cường công tác quản lý rủi ro.

Hàng năm, công ty chứng khoán phải xây dựng và ban hành chính sách rủi ro làm cơ sở cho hoạt động quản lý rủi ro thường xuyên, phát hiện các rủi ro trọng yếu sớm cho Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên có biện pháp xử lý kịp thời. Chính sách quản lý rủi ro của công ty chứng khoán được xây dựng trên cơ sở các yếu tố sau: chiến lược hoạt động, khả năng chấp nhận rủi ro của công ty, các công cụ tài chính chịu rủi ro, chất lượng các thủ tục kiểm soát nội bộ, khả năng giám sát rủi ro và tính hoàn thiện của hệ thống quản lý rủi ro và các thủ tục liên quan, mức độ chuyên nghiệp về quản lý rủi ro, hoạt động quản lý rủi ro trong quá khứ, các quy định pháp lý, các vấn đề khác liên quan đến quản lý rủi ro.

1.3 Những bài học kinh nghiệm của CTCK trên thế giới về quản lý rủi ro

Tập đoàn Maybank là một tập đoàn dịch vụ tài chính hàng đầu khu vực của Malaysia cùng mạng lưới toàn cầu với hơn 2.200 văn phòng ở 19 quốc gia

Giá trị hợp đồng Tỷ lệ kí quỹ ngoại tuyến (%) Tỷ lệ kí quỹ trực tuyến (%)

≤ S$50,000 0.50 0.275

SS50,000≤ 0.4 0.22

như Malaysia, Singapore, Indonesia, Philipines, Brunei Darussalam,Việt Nam, Hồng Kông, Trung Quốc, Bahrain, Uzbekistan, Pakistan, Ản Độ, Anh và Mỹ... Tập đoàn cung cấp hàng loạt sản phẩm và dịch vụ bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư, ngân hàng hồi giáo, môi giới chứng khoán, bảo hiểm quản lí tài sản, takaful.

Các Công ty thuộc Maybank Kim Eng hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán và ngân hàng đầu tư trải rộng trên toàn cầu với các văn phòng tại Malaysia, Singapore, Hồng Kông, Thái Lan, Indonesia, Ản Độ, Việt Nam, Ả rập Xê út, Anh và Mỹ, Maybank Kim Eng đã hiện diện tại Châu Á trong suốt bốn thập kỉ và cung cấp dịch vụ về Tài chính doanh nghiệp, thị trường nợ, thị trường vốn, công cụ phái sinh, môi giới chứng khoán cho khách hàng cá nhân và khách hàng định chế và nghiên cứu phân tích. Là tên tuổi hàng đầu tại các thị trường Châu Á, Maybank Kim Eng đã đạt được nhiều thành tựu và giải thưởng uy tín tại các thị trường nơi Maybank Kim Eng hiện diện.

Maybank Kim Eng đang trong quá trình chuyển đổi hệ thống quản lý rủi ro trong toàn khu vực nói chung cũng như các nước bao gồm Việt Nam. Trên toàn hệ thống của tập đoàn Maybank đang thiết lập các quy định về rủi ro xuyên suốt mảng ngân hàng đầu tư gắn liền với các quy định về rủi ro định lượng của ban quản trị như hệ số nợ, hệ số đòn bẩy, biến động doanh thu, các giới hạn tập trung, hệ số thanh khoản,.. .Đồng thời, xây dựng mô hình quản lý rủi ro thật tốt có thể nhận dạng, đo lường, và quản lý hiệu quả nhiều hình thái rủi ro khách nhau gắn với các hoạt động tiêu biểu của kinh doanh chứng khoán (đặc biệt là rủi ro về tín dụng, thị trường, nghiệp vụ và rủi ro về thanh khoản). Để đạt được mục tiêu này, Công ty đã tiến hành nâng cấp công nghệ quản lý rủi ro trong đó cho phép bộ phận quản lý rủi ro giám sát, phân tích và báo cáo bất kỳ rủi ro nào phát sinh, xem xét lại các chính sách và thủ tục để kiện toàn các cấp độ kiểm soát.Công ty Kim Eng Chứng khoán Singapore (Kim Eng Securities Pte Ltd) là một chi nhánh của tập đoàn Maybank Kim Eng Holdings Limitted, được thành lập vào 2/2002, chuyên cung cấp môi giới chứng khoán và nghiên cứu, cung cấp dịch vụ chứng khoán cho các cá nhân và tổ chức.

Nguyễn Minh Phương Học viện Ngân hàng

TạiCông ty Kim Eng Chứng khoán Singapore (Kim Eng Securities Pte Ltd, địa chỉ: 50 North Canal Road, # 06-00, Singapore 059304) tất cả các hoạt động có thể phát sinh rủi ro cho công ty đều được phê duyệt, điều chỉnh và giám sát bởi Hội dồng Quản lý rủi ro (Risk Committee) bao gồm ba thành viên của Hội đồng quản trị.

Công ty luôn đặt ra các tiêu chuẩn khắt khe khi xem xét lựa chọn cổ phiếu cho giao dịch kí quỹ và các tiêu chuẩn này được xem xét độc lập bởi phòng phân tích và Hội đồng quản trị rủi ro. Các tiêu chí đó bao gồm các chỉ tiêu về phân tích cơ bản như: Lợi nhuận sau thuế, Lợi nhuận lũy kế, giá trị sổ sách, tỷ số EPS, tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu, tỷ lệ tiền mặt,...Đồng thời, các chỉ tiêu về thanh khoản như: khối lượng giao dịch bình quân/ ngày trong vòng 3 tháng, khối lượng giao dịch bình quân so với khối lượng cổ phiếu niêm yết, tỷ lệ an toàn vốn luôn được đảm bảo.

Các tỷ lệ cho vay ký quỹ luôn ở mức an toàn, tỷ lệ cho vay liên quan tới xếp hạng cổ phiếu duy trì bốn mức xếp hạng tương ứng với các tỷ lệ cho vay hợp lý.Công ty có một hệ thống giám sát và quản lý các khoản cho vay bằng phần mềm tích hợp vào hệ thống giao dịch của Công ty. Do đó tại mọi thời điểm công ty luôn nắm rõ các khách hàng của công ty đang có tỷ lệ nợ như thế nào so với tổng giá mục danh mục, cũng như thời hạn mà khách hàng đang vay.

Danh mục tự doanh của Công ty chứng khoán Kim Eng Singapore đều là các mã cổ phiếu an toàn, có cơ bản tốt, doanh nghiệp hoạt động ổn định và tiềm lực cao. Công ty luôn theo đuổi chiến lược thận trọng nhưng linh hoạt hơn trong quyết định đầu tư và kinh doanh chứng khoán.Đồng thời, công ty sử dụng các mô

hình toán, kinh tế lượng để đo lường rủi ro và mô hình CAPM (Capital Asset Pricing Model - Mô hình định giá tài sản vốn, trong đó công cụ Beta dùng để đánh giá một mức phí rủi ro chuẩn khi đầu tư vào một cổ phiếu. Nếu mức phí thực tế của một cổ phiếu cao hơn mức phí chuẩn thì cổ phiếu đang bị định giá thấp hơn giá trị thật của nó và đây là cơ hội tốt để mua vào và ngược lại.

Một số bài học kinh nghiệm quản lý rủi ro cho CTCK Việt Nam nhằm tăng cường công tác quản lý rủi ro hoạt động kinh doanh chứng khoán được tổng kết lại như sau:

Thứ nhất, các CTCK phải áp dụng triệt để các nguyên tắc quản lý rủi ro theo quyết định của UBCKNN. Đối với các CTCK, tất cả các cấp từ hội đồng quản trị, ban tổng giám đốc, và tất cả các nhân viên đều nhận thức được tầm quan trọng của rủi ro trong hoạt động kinh doanh chứng khoán. Hội đồng quản trị phải xây dựng khung quản lý rủi ro phù hợp với công ty của mình và môi trường kinh doanh. Trong đó, hai vấn đề chủ chốt cần được chú trọng đó là: Xây dựng và hoàn thiện chiến lược cho quản lý rủi ro, hoàn thiện cấu trúc quản lý rủi ro. Chính sách quản lý rủi ro của công ty chứng khoán bao gồm tối thiểu các nội dung sau: nhiệm vụ và trách nhiệm của các bộ phận, cá nhân trong hệ thống quản lý rủi ro đảm bảo yêu cầu phân tác chức năng và nhiệm vụ theo quy định; các phương pháp xác định và đo lường rủi ro; các phương pháp xác định hạn mức rủi ro; cơ chế xử lý vi phạm; hệ thống thông tin quản lý, các mẫu báo cáo và quy trình, cơ chế báo cáo phục vụ vận hành hệ thống quản lý rủi ro; cơ chế phân cấp phê duyệt hạn mức rủi ro. Chiến lược quản lý rủi ro thường bao gồm các vấn đề sau đây: xác định rủi ro và nhận biết các nguyên nhân gây ra rủi ro; mô tả hồ sơ rủi ro; mô tả về các trách nhiệm của về quản lý rủi ro.

Thứ hai, xây dựng ý thức về quản lý rủi ro trong toàn hệ thống, lựa chọn các lĩnh vực, hoạt động trọng yếu cần ưu tiên để thiết lập quy trình kiểm soát rủi ro. Tất cả nhân viên phải được đào tạo để hiểu biết và tự xác định nguyên nhân, đánh giá trong tất cả các rủi ro hiện có trong hoạt động, quy trình và hệ thống của công ty chứng khoán.

Thứ ba, cần xây dựng hệ thống các chỉ tiêu đo lường, định hóa các rủi ro. Đối với mỗi hoạt động, phân tích độ lớn tác động của rủi ro (xét về số tiền bị mất, tổn thất về uy tín, ...) và khả năng có thể xảy ra rủi ro là nhiều hay ít.

Thứ tư, hạn chế tối đa các nguyên nhân gây rủi ro từ các yếu tố bên trong như con người, quy trình, hệ thống. Các chính sách quản trị nhân lực cần hướng tới mục tiêu xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, đạo đức nghề nghiệp tốt; quy trình nghiệp vụ cần rà soát thường xuyên, hoàn thiện, tránh cứng nhắc và nặng lý thuyết; hệ thống công nghệ thông tin và vận hành cần được bảo dưỡng, cập nhập thường xuyên.

Thứ năm, Công ty kiểm soát chặt chẽ các hoạt động cho vay ký quỹ cho khách hàng với tỷ lệ cho vay ký quỹ an toàn. Danh mục ký quỹ cho khách hàng bao gồm các mã chứng khoán theo đúng quy định của UBCKNN. Đối với các khách hàng sử dụng dịch vụ của công ty chỉ được cấp một hạn mức nhất định tối đa và các khỏan tiền đầu tư của khách hàng phải được bộ phận quản lý chặt chẽ để loại trừ khả năng môi giới lạm dụng tài khoản của khách hàng để trục lợi.

Thứ sáu, nhận định các xu hướng thị trường để quyết định nắm giữ cổ phiếu dài hạn hay ngắn hạn, thời gian nắm giữ và quyết định bán/mua khi thị trường có dấu hiệu đảo chiều. Các nguyên tắc để các CTCK gia tăng cơ hội kiếm tiền cho khách hàng và cho chính mình trên thị trường cần áp dụng: (1) định hướng, (2) nắm giữ cổ phiếu nhưng phải sẵn sàng bán thật nhanh khi xu hướng thị trường tăng kết thúc, (3) lựa chọn cổ phiếu để đầu tư (có chart tốt, chỉ số P/E thấp, hoạt động kinh doanh tốt- đặc biệt là hướng vào tầng lớp trung lưu, cổ phiếu được nhà đầu tư ngoại quan tâm).

Cuối cùng, xác định công cụ tài chính, mô hình đo lường rủi ro và giám sát rủi ro như: mô hình CAPM, hệ số Beta, Value at Risk.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Thông qua việc nghiên cứu các vấn đề mang tính lý luận, chương 1 cung cấp một cách tổng quan nhất những vấn đề cơ bản về công ty chứng khoán, khái niệm rủi ro và lý luận chung về quản lý rủi ro tại công ty chứng khoán. Đây là cơ sở quan trọng để đánh giá thực trạng quản lý rủi ro tại CTCP Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín mà khóa luận sẽ trình bày ở chương 2.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CTCP CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG SÀI GÒN THƯƠNG TÍN

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực quản lí rủi ro trong hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần chứng khoán ngân hàng sài gòn thương tín,khoá luận tốt nghiệp (Trang 30 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w