Như phân tích ở trên, SBS còn một số lỗi liên quan đến con người ảnh hưởng tới quy trình quản lý rủi ro. Trong quá trình cung cấp dịch vụ môi giới, tư vấn cho khách hàng của công ty còn xảy ra một số lỗi khi thực hiện đặt lệnh, nhập lệnh cho khách hàng. Con số này thực sự cần được công ty xem xét và có biện pháp xử lý. Những con số này còn tồn tại thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp,
am hiểu về những rủi ro trong lĩnh vực chứng khoán của nhân viên. Số lượng nhân viên có chứng chỉ hành nghề, chứng chỉ chuyên môn do UBCKNN cấp còn ít so với tính phức tạp, chuyên sâu mà một thị trường tài chính yêu cầu. Rủi ro do vi phạm đạo đức hành nghề, vi phạm các quy định về luật chứng khoán vẫn xảy ra gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh của công ty.
Hơn nữa, chất lượng dịch vụ tư vấn đầu tư cho khách hàng chưa được cao. Cụ thể là chất lượng các báo cáo phân tích thị trường, cổ phiếu, báo cáo phân tích ngành chưa chính xác so với diễn biến thị trường, chất lượng tư vấn chưa tốt.
Bên cạnh tồn tại trong nghiệp vụ môi giới, tư vấn thì hoạt động tự doanh của SBS cũng rủi ro lớn. Những năm trước thì doanh thu từ hoạt động tự doanh chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu doanh thu của công ty, tuy nhiên, những năm gần đây, doanh thu hoạt động tự doanh giảm xuống nhiều. Danh mục tự doanh của SBS bao gồm các cổ phiếu có mức rủi ro cao cùng với sự kết hợp các chứng khoán trong danh mục đầu tư chưa thực sự hiệu quả để giảm thiểu rủi ro chung cho cả danh mục.
Về chất lượng công nghệ thông tin của SBS còn một số hạn chế ảnh hưởng đến quá trình cung cấp dịch vụ cho khách hàng cũng như hoạt động của công ty. Từ đó, chưa đem lại kết quả hoạt động cao cho công ty, mặt khác còn ảnh hưởng đến công tác quản lý rủi ro của công ty. Tồn tại phải lưu ý trong công tác quản lý rủi ro hoạt động môi giới là chưa có hệ thống cơ sở sự bị thay thế để khắc phục kịp thời các sự cố xảy ra do lỗi của nhân viên môi giới
2.3.3 Nguyên nhân
S Nguyên nhân khách quan
Đầu tiên là do năm 2012 là một năm giao dịch đầy biến động, tiếp tục trầm lắng và gặp nhiều khó khăn đối với thị trường chứng khoán với chu kỳ tăng giảm theo đồ thị hình sin: Sóng tăng kéo dài đến khoảng tháng 5 với mức tăng gần 50%, sau đó chạm đáy vào giữa tháng 11 để mất đi 25% và sau đó lại hồi phục vào tháng cuối năm. Đối với kinh tế thế giới, năm 2012 tăng trưởng kinh tế chậm lại, thất nghiệp tăng cao, sức mua hạn chế, nợ công nhiều hơn, các nền kinh tế mới nổi không còn giữ được phong độ tăng trưởng lạc quán, thậm chí một số dự báo còn cho rằng khủng hoảng kinh tế thế giới sẽ lên đến đỉnh điểm vào năm
2013. Đối với kinh tế Việt Nam, các chính sách kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô về cơ bản là có phát huy tác dụng, mức lạm phát và mặt bằng lãi suất giảm, tỷ giá hối đoái ít biến động, xuất khẩu tăng. Mặc dù chưa đạt được mục tiêu tăng trưởng nhưng kinh tế vĩ mô Việt Nam giữ được ở mức khá ổn định trong tầm ngắn hạn . Tuy nhiên, nếu xét về trung và dài hạn thì kinh tế vĩ mô vẫn còn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất ổn, khó lường.
Mặt khác, khi hệ thống pháp luật Việt Nam còn chưa hoàn thiện khiến cho nhiều hoạt động chưa có văn bản, quy định rõ ràng để giúp cho các CTCK hoạt động hiệu quả và hạn chế được rủi ro.
Ngoài ra, thị trường các công cụ tài chính phái sinh ở Việt Nam vẫn còn chưa phát triển nên các CTCK chưa có các công cụ để phòng ngừa rủi ro cho chính mình.
Về nguyên nhân chủ quan bao gồm một số nguyên nhân sau:
Hoạt động tự doanh của công ty vẫn còn tồn tại nhiều nguy cơ gây ra rủi ro cho công ty. Điều này là do công ty chưa xây dựng được một công thức đo lường rủi ro chính xác để xác định được mức độ rủi ro tối đa mà công ty phải chịu đựng được, chưa xây dựng được mô hình quản trị danh mục đầu tư mà chỉ đầu tư dựa trên các báo cáo phân tích của bộ phận phân tích. Bộ phận tự doanh của công ty cũng chưa lượng hóa được hết những rủi ro mà hoạt động đầu tư gặp phải và chưa linh hoạt trong quá trình đầu tư khi các yếu tố thị trường thay đổi khiến hoạt động tự doanh chưa thật sự hiệu quả, gây thua lỗ cho công ty.
Về kỹ thuật phân tích, dự báo thị trường của công ty chưa thực sự tốt. Hiện tại, bộ phận quản lý rủi ro mới áp dụng một số phương pháp phân tích kỹ thuật, phân tích cơ bản, phân tích lãi suất để nhằm quản lý rủi ro thị trường, rủi ro thanh khoản và các hạn chế trong hoạt động của công ty. Do năng lực còn hạn chế và các thông tin trên TTCK còn chưa hoàn thiện và còn thiếu một số quy định chung nên các phương pháp này vẫn chưa phát huy được hiệu quả tối đa.
Về nguồn nhân lực của SBS chủ yếu còn khá trẻ, khả năng am hiểu thị trường, công việc còn tồn tại nhiều hạn chế do vậy khi đi vào hoạt động dễ gặp nhiều sai sót. Hơn nữa những kiến thức về nghiệp vụ chuyên sâu, khả năng xử lý nhanh nhẹn thì còn thiếu nhân viên, khả năng kết nối công việc giữa các nhân
viên trong từng bộ phận và giữa các bộ phận với nhau còn chưa cao để có thể hạn chế rủi ro chung cho toàn bộ hệ thống công ty.
về cơ cấu tổ chức công ty, hiện tại SBS chưa có bộ phận chuyên về quản lý rủi ro riêng rẽ cho mỗi hoạt động kinh doanh trong công ty. Các nhân viên trong mỗi hoạt động, từng bộ phận thường kiêm luôn việc quản lý rủi ro trong hoạt động đó. Điều này vừa làm tăng trách nhiệm đối với nhân viên lại làm giảm hiệu quả của công tác quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh chứng khoán.
về công nghệ thông tin, SBS đã cố gắng đổi mới, nâng cấp hệ thống máy tính và đường truyền mạng , phần mềm phục vụ cho các bộ phận của công ty nhưng vẫn thiếu một số phần mềm chuyên biệt, công nghệ cao để phục vụ cho các hoạt động diễn ra nhanh chóng, chính xác và đồng thời kiểm soát, theo dõi được các lỗi giao dịch hàng ngày.
Trong các khoản lỗ rất lớn của SBS, chắc chắn có những khoản đến từ nguyên nhân là do công ty buông lỏng quản lý rủi ro, thiếu minh bạch trong hoạt động và công bố thông tin. Nguyên nhân còn ở những người có trách nhiệm quản lý, điều hành, giám sát hoạt động của công ty, do nhận định và đưa ra các quyết định sai lầm.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2 khóa luận nêu một số nghiệpvụ và thực trạng quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh của CTCP Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín. Từ đó có cơ sở, tiền đề để đưa ra các giải pháp để hoàn thiện quản lý rủi ro tại công ty CTCP Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín sẽ đề cập ởChương 3 của luận văn này.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CTCP CHỨNG KHOÁN
NGÂN HÀNG SÀI GÒN THƯƠNG TÍN.
3.1. Định hướng phát triển thị trường chứng khoán và chiến lược kinhdoanh tại CTCP Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín