a) Nhận dạng, đánh giá rủi ro: Trong tất cả các nghiệp vụ phụ trợ của Công ty như: lưu ký chứng khoán, quản lý cổ tức, nghiệp vụ tín dụng, cho vay ký quỹ, nghiệp vụ quản lý quỹ.. .thì hoạt động hỗ trợ đòn bẩy tài chính hay cung cấp tín dụng (margin) cho khách hàng mang lại rủi ro lớn nhất. Thứ nhất là rủi ro từ các hình thức hợp đồng hợp tác đầu tư - một hình thức được coi là margin nhái, CTCK cần phải tìm cách tất toán hết các hợp đồng này. Thứ hai, việc triển khai cho vay margin rủi ro lớn nhất là trong những giai đoạn thị trường bất ngờ suy giảm sâu, kéo dài do đến thời điểm này vẫn chưa có hướng dẫn trích lập dự phòng rủi ro cho khoản nợ xấu. Rủi ro cũng có thể do chính ban lãnh đạo công ty chấp nhận cho vay các dự án mạo hiểm cho khách hàng VIP để thu về lợi nhuận cao, các nhân viên của công ty cố ý làm sai quy trình tín dụng, bỏ sót vài bước trong quy trình, làm sai để thu lợi cá nhân.
b) Biện pháp quản lý rủi ro:
Nghiệp vụ ký quỹ do SBS cung cấp có tên là “Hợp đồng hợp tác đầu tư” với hình thức ký quỹ theo lệnh. Tính đến cuối năm 2010, số tài khoản khách hàng mở tại SBS lên tới 44.450 tài khoản với tỉ lệ cho vay ký quỹ thông thường là 40/60 (khách hàng 40%, công ty chứng khoán 60%), nguồn vốn ký quỹ thông
TT Chỉ tiêu 2010 2011 2012
1. Các khoản phải thungắn hạn thường là vốn vay ngắn hạn từ nguồn Ngân hàng mẹ và vốn phát hành trái phiếukỳ hạn 1 năm và 2 năm.651.668.669.304 1.470.976.839.824 7 197.106.938.56 Trong năm 2009 và đặc biệt là 2010, thu nhập từ các hợp đồng hợp tác đầu tư (cho vay ký quỹ) chiếm tỷ trọng lớn trong các dịch vụ mang lại lợi nhuận cho SBS. Giá trị cho vay ký quỹ trong hai năm 2009 và năm 2010 rất lớn nên giá trị các khoản phải thu chưa đến hạn và quá hạn rất lớn. Tuy nhiên, lợi nhuận cao kèm theo rủi ro lớn, khi ban lãnh đạo SBS dễ dãi cho vay ký quỹ đầu tư chứng khoán quá nhiều vượt quá hạn mức, dư nợ cho vay ký quỹ đối với công ty lớn dẫn đến rủi do thanh khoản và rủi ro mất vốn. Khi giá cổ phiếu giảm sâu, thay vì bán giải chấp, SBS tiếp tục gia hạn hợp đồng vay, dời giá trigger (giá bán thu hồi nợ) xuống thấp hơn. Ngoài ra, SBS cho phép những khách hàng tiềm năng hưởng các ưu đãi như T+2, bán T+3, sử dụng margin hay mua bán kỳ hạn với tỷ lệ vay 70%. Kết quả là chỉ trong riêng năm 2011, các khỏan lỗ phát sinh từ các hợp đồng hợp tác đầu tư là 7.751 triệu đồng.
Sau khi công bố báo cáo soát xét đặc biệt có kiểm toán đối với vốn chủ sở hữu âm 256 tỷ đồng, lỗ lũy kế 1.772 tỷ đồng, SBS đã ngưng các hoạt động cho vay ký quỹ chứng khoán bắt đầu từ 24/8/2012 và không mở tài khoản GDKDCK mới cho khách hàng. Theo bản thông báo, SBS sẽ tiến hành thu hồi các khoản đã phát vay vào ngày đáo hạn và sẽ không thực hiện ra hạn. Các hợp đồng mở tài khoản giao dịch ký quỹ hiện hành sẽ được thanh lý khi nghĩa vụ của các khoản vay hiện tại kết thúc. Nguyên nhân của sự sa sút này thì nhiều nhưng có một phần là do việc cạnh tranh thị phần khốc liệt, SBS đã mạnh tay cho vay, đòn bẩy tài chính, cung cấp hoạt động ký quỹ (margin) cho khách hàng quá mức an toàn.
Ngoài ra, các dịch vụ khác như cầm cố chứng khoán, ứng trước tiền bán chứng khoán, ứng trước cổ tức cũng đã được SBS kết hợp với Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín để cung cấp cho nhà đầu tư. Bên cạnh đó, các hoạt động phụ trợ khác cũng được SBS triển khai thực hiện như lưu ký chứng khoán, quản lý danh sách đối với công ty cổ phần chưa niêm yết. Tuy nhiên, các hoạt động này mới được SBS triển khai vì vậy cần có các văn bản hướng dẫn hoàn thiện hơn để có thể giảm thiểu được các rủi ro không đáng có.
c) Biện pháp quản lý rủi ro:
Để hạn chế rủi ro tín dụng, SBS tiến hành nhiều biện pháp, thông qua nhiều chính sách, thủ tục và quy trình kiểm tra. Tuy nhiên, công tác quản lý rủi ro tín dụng là chưa hiệu quả.
Thứ nhất, công ty đã thường xuyên theo dõi tài khoản cho vay khách hàng, các khoản chưa thu được và yêu cầu khách hàng thanh toán đầy đủ các khoản phải thu theo đúng các điều khoản trong hợp đồng. Thứ hai, qua thực hiện đánh giá mức độ rủi ro và xác định mức dự phòng của các khoản phải thu thông qua đánh giá tình hình tài chính và khả năng trả nợ của đối tượng phải thu.Thứ ba, công ty đã tiến hành nhận diện, phân loại nợ xấu thành nợ xấu dưới chuẩn và nợ có khả năng mất vốn trên cơ sở đó đưa ra hướng dẫn trích lập dự phòng chi tiết để quản lý. Nợ xấu dưới chuẩn là các khoản margin có tài sản ròng rơi về mức xử lý và nhà đầu tư chưa bổ sung tài sản đảm bảo nhưng tài sản ròng vẫn dương. Còn nợ có khả năng mất vốn là các khoản margin có tài sản ròng âm (có bán thì Công ty chứng khoán vẫn chịu thiệt hại) hoặc margin có tài sản ròng dương nhưng CTCK có bán vẫn không thể thu hồi đủ nợ do thị trường mất thanh khoản hoặc do giá giảm quá nhanh. Thứ tư, nhận định được tình hình thị trường khó khăn, công ty đã giảm bớt hoạt động bán và cam kết mua lại chứng khoán. Thứ năm, công ty đã chú trọng đến việc đảm bảo các tỷ lệ an toàn đã để ra trong hợp đồng bảo lãnh để thông báo kịp thời cho khách hàng cũng như để đảm bảo an toàn tài chính cho công ty.
d) Hiệu quả quản lý rủi ro
Bảng 2.8 Các khoản phải thucủa SBS theo BCTC hợp nhất
. 3.... Trả trước cho người bán ....
10.778.199.399
16.023.657.06
3 6 5.795.996.01
4.... Phải thu nội bộ ngắn hạn - - -
5. Phải thu hoạt động giao dịch chứng khoán 44.460.912.54 3 39.277.325.66 4 36.954.258.11 2
. 6.... Các khoản phải thu khác .590.935.260.219 225.347.519.590 7 651.803.172.05 7. Dự phòng phải thu ngắn
đảm bảo ngày Công ty CP Đầu tư tài
chính Thăng Long
150.000.000.00 0
18% Không 25/06/201 2
CTCP Quản lý Quỹ đầu tư VIPC và công ty Hồng Quang 40.342.892.82 2 27% Không 4 19/09/201 Công ty CP Vốn thiên nhiên kỷ 40.207.545.05 4 16% CP chưa niêm yết 16/05/201 1 Các đối tượng khác 22.754.964.98 1 16-18% Không Tổng cộng 253.305.402.85 7
(Nguồn: Báo cáo tài chính SBS năm 2012)
Khóa luận tốt nghiệp 52 Khoa Tài chính
Từ bảng số liệu về khoản mục đầu tư ngắn hạn của SBS trên BCTC năm 2012, các khoản phải thu năm 2011 tăng đột biến so với năm 2010 nguyên nhân khách quan là năm 2011 nền kinh tế gặp nhiều khó khăn kéo theo thị trường chứng khoán lao dốc, niềm tin vào thị trường sụt giảm nên công ty phải thực hiện trích lập dự phòng một khoản phải thu ngắn hạn khó đòi khá lớn. Đến năm 2012, các khoản phải thu của SBS giảm xuống khá nhiều so với năm 2011 kéo theo rủi ro tín dụng cũng giảm dần.
Khoản phải thu của SBS đã giảm 2/3 trong năm 2012, chủ yếu là giảm mạnh các khoản phải thu từ hợp đồng hợp tác đầu tư (giảm 840 tỷ đồng), và hoạt động hỗ trợ vốn cho nhà đầu tư (giảm 685 tỷ đồng) tuy nhiên có đến 72,8% số khoản phải thu này là các khoản nợ quá hạn và công ty đang trong quá trình thu hổi vốn đầu tư.
Vay ngắn hạn và dài hạn - 9.000.000.00 0 1.136.123.803 10.136.123.80 3
Trái phiếu dài hạn 130-000-000- 000 - 800.000.000.000 930.000.000.00 0 Phải trả người bán 60.653.286.93 5 - - 60.653.286.93 5 Phải trả giao dịch CK 185.412.922.81 8 - - 185.412.922.81 8 Chi phí phải trả 102.8l7.321.53 9 12.553.667.411 - 115.370.988.95 0 Các khoản phải trả khác 89.437.377.61 6 - - 89.437.377.61 6 Tổng cộng 568.320.908.90 8 21.553.667.411 801.136.123.803 1.391.010.700.122
Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất- SBS năm 2012
Trong các khoản hợp tác đầu tư và ủy thác vốn bị quá hạn, số dư 253 tỷ đồng, SBS có khoản hợp tác đầu tư với CTCP quản lý quỹ đầu tư VIPC và công ty Hồng Quang hơn 40 tỷ đồng với lãi suất 27%/năm, khoản này đáo hạn đầu tiên vào tháng 11/2011 và được gia hạn thanh toán đến tháng 9/2014, công ty Đức Khải còn nợ 190 tỷ đồng (lãi suất 23%/năm) đã quá hạn thanh toán 2 lần, công ty vốn Thiên nhiên kỷ còn nợ 40,2 tỷ đồng (lãi suất 16%), công ty đầu tư tài chính Thăng Long nợ 150 tỷ (lãi suất 18%/năm, không có tài sản bảo đảm). Tất cả các khoản nợ phải thu trên đều là các khoản nợ quá hạn và không có tài sản đảm bảo
Khóa luận tốt nghiệp 53 Khoa Tài chính
hoặc tài sản đảm bảo là cổ phiếu niêm yết nên rủi ro tín dụng rất lớn cho Công ty khi không thu hồi được nợ. Thực tế là do công ty đang thực hiện thắt chặt các khoản chẽ các khoản cho vay ký quỹ, các hoạt động cho vay margin bởi do thị trường suy giảm, giao dịch èo uột, khách hàng không thể trả nợ không chỉ SBS bị thua lỗ mà còn kéo theo ngân hàng mẹ Sacombank cũng chịu thiệt hại tài chính.
Tại thời điểm cuối quý I/2013, hiện SBS còn phải thu 620 tỷ đồng trong đó phải thu từ hợp tác đầu tư, ủy thác quản lý vốn 476 tỷ đồng- khoản này đã có 435 tỷ đã quá hạn thanh toán và SBS đã trích lập 483 tỷ đồng dự phòng phải thu khó đòi, số trích lập này giảm gần 20 tỷ so với đầu năm.
2.2.2.5 Quảnlý rủi ro tài chính của công ty
Nhìn vào các chỉ số, tỷ lệ tài chính của Công ty qua các năm cho thấy công ty gặp rủi ro thanh khoản, rủi ro trong quá trình trích lập dự phòng và quản lý chi phí hoạt động. Rủi ro thanh khoản là rủi ro Công ty gặp khó khăn trong việc đáp ứng các nghĩa vụ tài chính do tình trạng thiếu vốn. Rủi ro thanh khoản phát sinh chủ yếu là do không tương xứng trong các kì hạn của tài sản tài chính và các khoản phải trả tài chính.
- Chỉ tiêu về khả năng thanh toán
Bảng 2.10 Thời hạn thanh toán của các khoản nợ phải trả tài chính
Chỉ số thanh toán hiện hành 169% 122% 115%
Chỉ số thanh toán nhanh 169% 122% 115%
Chỉ số thanh toán nợ ngắn hạn 34% 16% 9% Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Vốn khả dụng 1.746.398.874.08 6 8 439.286.402.81 1 90.918.159.72 Tổng tài sản 9.191.573.021.50 7 23.660.720.023.48 61.298.830.853.15 Tỷ lệ vốn khả dụng/Tổngtài sản 19% 12% 7%
Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất SBS năm 2012
Khóa luận tốt nghiệp 54 Khoa Tài chính
Công ty giám sát rủi ro thanh khoản bằng việc duy trì tỷ lệ tiền mặt và các khoản tương đương tiền ở mức đảm bảo hỗ trợ tài chính cho các hoạt động kinh doanh và để giảm thiểu ảnh hưởng của những thay đổi các luồng tiền. Tuy nhiên, tại thời điểm 31/12/2012 tổng cộng các khoản phải trả của SBS là hơn 1391,01 tỷ đồng trong khi tổng tài sản của SBS chỉ là 1298,83 tỷ đồng (tiền và tương đương tiền là 209,38 tỷ đồng).
Ngoài ra, SBS đã ban hành quy chế quản lý rủi ro thanh khoản và thực hiện quản lý thông qua bộ phận trực thuộc tiểu ban quản lý rủi ro, dựa trên các thông tin giao địch được cung cấp từ các bộ phận quản lý liên quan. Theo phương thức quản lý rủi ro thanh khoản của SBS, công tác quản lý rủi ro được đánh giá thông qua một số chỉ số như sau:
Bảng 2.11 Chỉ số thanh toán của SBS năm 2012
Chỉ số thanh toán hiện hành và chỉ số thanh toán nhanh đo lường khả năng doanh nghiệp đáp ứng các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn và mức thanh khoản của các tài sản của công ty. Các chỉ số này đều ở mức 1-2 cho thấy công ty đang gặp khó khăn trong việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính của mình và thanh khoản kém. Tuy nhiên, các chỉ số này tăng dần qua các năm 2010-2012 cho thấy thanh khoản của công ty đang có chiều hướng thay đổi tích cực hơn.
- Tỷ lệ về cơ cấu tài sản
....1.... Tổng giá trị rủi ro thị trường ...22.264.344.303... ....2.... Tổng giá trị rủi ro thanh toán ...556588696035... ....3.... Tổng giá trị rủi ro hoạt động ...208586615447... ....4.... .Tổng giá trị rủi ro (4=1+2+3)... ...787428655785... ....5.... Vốn khả dụng ...130.212.274.411... . 6 . Tỷ lệ an toàn/vốn khả dụng ____________16,54%___________
Vốn khả dụng là vốn chủ sở hữu có thể chuyển đổi thành tiền trong vòng 90 ngày. Trong 3 năm số liệu xem xét, tỷ lệ vốn khả dụng trên tổng tài sản của SBS thấp, ngoại trừ năm 2010 khi tỷ lệ vốn khả dụng/Tổng tài sản lên tới 19%.
Khóa luận tốt nghiệp 55 Khoa Tài chính
Còn 2 năm sau đó (2011 và 2012), tỷ lệ vốn khả dụng này ở mức thấp hơn so với tổng tài sản thể hiện khả năng đáp ứng rủi ro thanh khoản thấp.
- Tỷ lệ an toàn vốn khả dụng
Đây là chỉ số quan trọng phản ánh tình hình kinh doanh của công ty chứng khoán, đánh giá hiệu quả của công tác quản lý rủi ro của công ty.
Theo thông tư 226 của bộ Tài chính:
Tỷ lệ vốn khả dụng = Vốn khả dụng × 100% / Tổng rủi ro
Trong đó: Tổng rủi ro = Giá trị rủi ro thị trường + Giá trị rủi ro hoạt động + Giá trị rủi ro thanh toán
Neu các công ty chứng khoán có tỷ lệ an toàn vốn khả dụng dưới 180% thì sẽ phảo báo cáo tỷ lệ an toàn vốn khả dụng 2 lần mỗi tháng. Các công ty chứng khoán sẽ phải đưa vào tình trạng kiểm soát đặc biệt khi tỷ lệ vốn khả dụng dao động từ 120-150% trong tất cả các kỳ báo cáo trong ba tháng liên tiếp và chỉ được đưa ra khỏi trạng thái kiểm soát khi tỷ lệ vốn khả dụng đạt và vượt 150% và vào tình trạng kiểm soát đặc biệt khi tỷ lệ vốn khả dụng giảm xuống dưới 120%.
Tại ngày 30/06/2012, tỷ lệ vốn khả dụng của Công ty là -17,89%, vốn khả dụng của SBS âm do vốn chủ sở hữu âm 256,2 tỷ đồng. Trong đó tổng giá trị rủi ro là 1.432.084.963.667 đồng, rủi ro thanh toán chiếm 74% với khoảng 1002,46 tỷ đồng, rủi ro thị trường là 324,57 tỷ đồng trong đó chứng khoán bị tạm ngừng giao dịch có hệ số 40% và chứng khoán bị hủy niêm yết, hủy giao dịch lên tới 70%. Rủi ro hoạt động có giá trị trên vốn khả dụng vào khoảng 105,054 tỷ đồng.
Bảng 2.13 Báo cáo tỷ lệ an toàn tài chính (tỷ lệ vốn khả dụng) SBS 31/12/2013
Nợ phải trả______________ 7.566.360.000.00 0 2.776.507.418.898 1.424.214.848.064 Vốn chủ sở hữu__________ 1.625.216.000.00 0 752.900.347.854 (251.097.467.677) Tổng nguồn vốn__________ 9.191.576.000.00 0 3.660.720.023.482 1.298.830.853.156 Nợ phải trả/ Vốn chủ sở hữu 466% 396% (567%) Nợ phải trả/ Tổng nguồn vốn____________________ 82% 76% 110%
Nguồn: Báo cáo tỷ lệ an toàn tài chính tháng 12/2012
Tại ngày 31/12/2012, theo Báo cáo tỷ lệ an toàn tài chính (tỷ lệ vốn khả dụng) công ty là 16,54% nhưng vẫn không đáp ứng yêu cầu theoquy định của
Khóa luận tốt nghiệp 56 Khoa Tài chính
Thông tư 226/2010/TT-BTC nên đã vào tình trạng kiểm soát đặc biệt bắt buộc phải hủy niêm yết vào 25/3/2013 do không đáp ứng yêu cầu của tổ chức niêm yết.
- Quản lý các khoản nợ phải trả
Tỷ lệ nợ phải trả của SBS trong năm 2011 giảm so với năm 2010, tuy nhiên hệ số này đều rất lớn (>1) chứng tỏ tài sản của công ty chủ yếu bởi các khoản nợ, công ty đang gặp khó khăn trong việc trả nợ hoặc khả năng phá sản của SBS lớn. Đến năm 2012, tỷ lệ này khá cao và âm cho thấy hiện tại công ty SBS đang nợ phải trả của SBS quá nhiều so với vốn chủ sở hữu và vốn chủ sở hữu âm. Rủi ro gặp phải là Công ty không có khả năng trả nợ và lãi cho Ngân