Sài Gòn
Thương Tín
2.2.2.1 Quản lý rủi ro trong hoạt động môi giới
a) Nhận diện rủi ro trong hoạt động môi giới
• Rủi ro hoạt động
Rủi ro liên quan đến công nghệ hay lỗi con người trong quy trình thực hiện môi giới, đặt lệnh, thực hiện thanh toán ký quỹ .. .cho khách hàng.
- Rủi ro do nhân viên môi giới của công ty không kiểm tra kĩ các thông tin về khách hàng nên thông tin về khách hàng là không chính xác, khách hàng
có thể mạo danh người khác đến mở tài khoản để trục lợi cá nhân và có thể dẫn
đến tranh chấp pháp lý cho công ty.
- Rủi ro từ việc không có các thống kê, đánh giá đầy đủ về từng đối tượng khách hàng nên tư vấn cho khách hàng không thực sự hiệu quả và ảnh
hưởng đến uy tín của công ty.
- Rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện lệnh cho khách hàng gây thiệt hại cho khách hàng và CTCK: do không kiểm tra kĩ các thông tin trên phiếu
lệnh; nhập sai về số tài khoản, giá, mã chứng khoán, nhầm lẫn mua/bán; lạm
dụng quyền hạn để kinh doanh chứng khoán, ...
- Rủi ro xuất phát từ hệ thống công nghệ thông tin: lỗi hệ thống phần mềm, lỗi đường truyền tới màn hình nhập lệnh, lỗi đường truyền giao dịch Internet của công ty,.
Công việc của nhân viên môi giới chứng khoán tiềm ẩn nhiều rủi ro mà còn có thể gây thiệt hại lớn cho công ty và khác hàng như nhầm lẫn, sơ suất, thực hiện sai các yêu cầu lệnh của khách hàng, làm rò rỉ thông tin của khách hàng, đánh máy tài liệu/chứng từ/ dữ liệu cá nhân của khách hàng, tư vấn không chính xác, cung cấp thông tin sai lệch, tin đồn,.. .Với những rủi ro từ hoạt động của các nhân viên môi giới thì Công ty phải đối mặt với khả năng bị kiện hoặc phải bồi
Năm Doanh thu hoạt động môi giới Thay đổi so với năm trước (%)
2010 116.533.839.426
kiểm tra và duyệt lệnh thiếu cẩn trọng nên gây sai sót và làm thiệt hại đến tài chính cũng như uy tín về chất lượng đội ngũ nhân viên môi giới của công ty. Các lỗi giao dịch được giảm đáng kể qua các năm chủ yếu là do SBS đã áp dụng các giao dịch từ xa với các sở giao dịch HNX và HSX giải quyết được tình trạng nghẽn, rớt lệnh và giúp nhà đầu tư dễ dàng hủy và sửa lệnh khi tham gia mua bán chứng khoán.
Ngoài các sai sót do lỗi con người thì rủi ro do phần mềm và công nghệ cũng gây ảnh hưởng đến hiệu quả và chất lượng dịch vụ môi giới.
• Rủi ro pháp lý
Ngoài thiệt hại uy tín và tài chính thì công ty có thể gặp rắc rối về pháp lý và kiện tụng. Thậm chí những tổn thất lớn có thể dẫn đến việc bị phạt, cưỡng chế hay rút giấy phép hoạt động từ các cơ quan chức năng. Một ví dụ cho rủi ro liên quan đến luật pháp ảnh hưởng đến hoạt động môi giới công ty đó là sự cốnhân viên môi giới Lê Văn Truyền bị khởi tố liên quan đến vụ làm giá chứng khoán DHT. Nhân viên môi giới Truyền đã có hành vi tiếp tay cho bị can Lê Văn Dũng (nguyên Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc của CTCP Dược Viễn Đông), thực hiện các giao dịch mua bán, chuyển tiền mua bán chứng khoán cho 10 tài khoản mở tại SBS do Lê Văn Dũng chỉ định, trong khi ông Dũng không phải chủ tài khoản, không được ủy quyền. Các giao dịch này chủ yếu liên quan đến cổ phiếu DHT và tạo điều kiện cho ông Dũng và các bị can khác trong vụ án thực hiện các giao dịch chéo, chuyển tiền nội bộ giữa các tài khoản để thao túng giá cổ phiếu DHT khiến giá cổ phiếu Công ty chứng khoán Sacombank (SBS) tụt giá làm cho nhà đầu tư và Công ty Dược Hà Tây thiệt hại tài chính lớn.
b) Biện pháp quản lý rủi ro môi giới
Tại SBS, Ban quản trị điều hành công ty đã xây dựng quy định về việc tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, có hệ thống kiểm soát nội bộ về quản lý rủi ro về môi giới nhưng việc áp dụng và thực thi rất kém. Công ty đã tiến hành phân cấp xét duyệt hạn ngạch giao dịch một cách cụ thể cho các đối tác kinh doanh, đồng thời xây dựng quy trình rõ ràng các bước mở tài khoản giao dịch như kiểm tra hồ sơ thông tin khách hàng tuy nhiên công tác theo dõi, giám sát tài khoản khách hàng, đánh giá và quy định lại hạn ngạch của khách hàng còn chưa được chú trọng.
Công ty có quy định tác nghiệp rõ ràng nêu rõ các nghiệp vụ phải tuyệt đối tuân thủ theo các bước đã đề ra và đã thiết lập quy trình luân chuyển, giải quyết hồ sơ, tài liệu, chứng từ một cách chặt chẽ trong tất cả các khâu nhưng đội ngũ nhân viên vẫn chưa nắm vững và tuân thủ các quy định này nên vẫn còn tồn tại rủi ro do sai sót không cố ý, gian lận gây tổn hại cho Công ty và khách hàng của công ty.
Hệ thống phần mềm của công ty chưa được đầu tư phát triển, chưa thực sự tiên tiến so với đối thủ cạnh tranh, vẫn còn nhiều khách hàng chưa hài lòng khi sử dụng dịch vụ môi giới của công ty. Công ty cũng chưa có hệ thống kiểm tra lại tính chính xác của việc truyền lệnh và hệ thống dự bị thay thế để khắc phục kịp thời các lỗi: phần mềm quản lý tài khoản của khách hàng bị lỗi gây nhầm lẫn về thông tin, cung cấp thông tin cho khách hàng và cập nhập bảng giá không kịp thời, không thực hiện được lệnh cho khách hàng...
c) Hiệu quả quản lý rủi ro
Công tác quản lý rủi ro của công ty có ảnh hưởng đến doanh thu hoạt động môi giới của SBS trong năm 2012.
Cá nhân Tổ chức Năm 2011
Nhà đầu tư trong nước ...44205... ...164... Nhà đầu tư nước ngoài ...1525... ...89... . Tổng... ...45730... ...253...
'Năm"2012...
Nhà đầu tư trong nước ...44643... ...166... Nhà đầu tư nước ngoài ...1497... ...92... Tổng_________________ ...466780... ...258...
(Nguồn: Báo cáo thường niên SBS 2010-2012)
Qua bảng thống kê trên cho thấy doanh thu từ hoạt động môi giới của SBS giảm dần qua các năm. Doanh thu môi giới chứng khoán của SBS năm 2011 giảm 36,24% so với năm 2010, kéo theo tổng doanh thu của SBS chỉ còn 923,3 tỷ đồng (năm 2010 là 1.376,8 tỷ đồng). Năm 2012, hoạt động môi giới chỉ đạt doanh thu trên 24 tỷ đồng chỉ còn 57,6% so với doanh thu năm 2011. Doanh thu môi giới quý I/2013 của SBS đạt 3,07 tỷ đồng trong khi quý I/2012 là 8,06 tỷ đồng, giảm 62% cùng kỳ năm trước. Trong cơ cấu doanh thu của SBS năm 2012 thì doanh thu hoạt động môi giới chỉ chiếm 10,66% trong tổng doanh thu của SBS năm 2012. Có nhiều yếu tố tác động làm sụt giảm doanh thu môi giới như
Khóa luận tốt nghiệp 42 Khoa Tài chính
diễn biến của TTCK không thuận lợi khiến giao dịch của nhà đầu tư giảm đáng kể, mặt khác mặt bằng lãi suất giảm khiến lợi nhuận từ cho vay kí quỹ giảm. Hơn nữa, sự cạnh tranh thị phần trên thị trường ngày càng gay gắt cùng với sự sụt giảm niềm tin do hoạt động làm ăn kém hiệu quả, không minh bạch cũng là nguyên nhân chính dẫn đến môi giới không còn là nghiệp vụ mang lại doanh thu cao cho SBS.
Biểu đồ 2.6: Cơ cấu doanh thu năm 2012 của SBS
■ Môi giới(10,66%)
■ Đầu tư (44,26%)
■ Tư vấn (0,43%)
Bảng trên cho thấy số lượng tài khoản mở tại Sacombank - SBS chủ yếu là các tài khoản giao dịch cá nhân, số lượng tài khoản của tổ chức mở tại SBS chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Số lượng tài khoản tại SBS tăng nhanh từ năm 2006 đến năm 2011, tính đến ngày 31/12/2011 thì số lượng tài khoản giao dịch mở tại
Mã Giá gốc Giảm so với thị trường Tổng giá trị thị trường 2012 2011 2012 2011 2012 2011 CP niêm yết 72.651.071 625.627.884.651 46.104.938 493.093.804.9 87 26.546.133 132.580.079.664 CP chưa niêm yết 273.837.713.8 05 333.016.856.264 239.592.156.960 205.716.549.400 34.245.556.845 127.300.306.864 - 73.960.000.000... - 17075.355.80 - 56.844.544.20
Sacombank -SBS là 45730 tài khoản. Mặc dù tình hình hoạt động kinh doanh khó khăn nhưng số lượng tài khoản giao dịch tại SBS năm 2012 vẫn tăng lên tuy nhiên con số tăng không lớn, số lượng khách hàng đóng tài khoản, chuyển số dư chứng khoán sang các công ty khác không lớn, tiền gửi của khách hàng vẫn ổn định ở mức độ tương đối tốt với số dư bình quân vào khoảng 150-170 týđống, chất lượng dịch vụ khách hàng vẫn duy trì ổn định. Đây có thể coi là tín hiệu tốt đối với hoạt động quản lý rủi ro của bộ phận môi giới của công ty.
2.2.2.2 Quản lý rủi ro trong hoạt động tự doanh chứng khoán
a) Nhận diện rủi ro: Đối với hoạt động tự doanh, CTCK tự xây dựng cơ cấu danh mục và tự tiến hành đầu tư cho chính mình nên rủi ro hoàn toàn do CTCK gánh chịu. Các rủi ro từ hoạt động tự doanh thường gặp phải bao gốm :
- Rủi ro từ tính thanh khoản thấp của chứng khoán đầu tư - Rủi rotừ thông tin chứng khoán và thị trường
- Rủi rotừ các quy định và chất lượng dịch vụ của các sàn, trung tâm giao dịch và công ty chứng khoán.
- Rủi rotừ các biến động của thị trường trong và ngoài nước.
- Rủi rotừ thua lỗ trong quyết định đầu tư không đúng của ban lãnh đạo
công ty từ đó xác định danh mục đầu tư không hợp lí tại từng thời điểm có thể gây thua lỗ cho hoạt động kinh doanh.
b) Phân tích, đánh giá rủi ro
Cổ phiếu trong danh mục đầu tư của công ty không ổn định ở một mức giá mà luôn biến động. Điều này vừa tạo nên sức hấp dẫn cho thị trường chứng khoán nhưng có thể làm nảy sinh rủi ro. Hiện tại, diễn biến giá chứng khoán bị chi phối bởi nhiều yếu tố như kinh tế vĩ mô (lạm phát, lãi suất, tiền tệ, tý giá), yếu tố bên ngoài (tình hình kinh tế thế giới) và cũng biến động theo những kỳ vọng về khả năng sinh lời và yếu tố tâm lý của nhà đầu tư. Do đó, rủi ro thị trường rất khó nắm bắt và công ty chứng khoán khi thực hiện đầu tư chỉ có thể tính toán và ước lượng rủi ro thị trường ở mức độ tương đối.
Nguyễn Minh Phương Học viện Ngân hàng
Bảng 2.5 Chi tiết các khoản đầu tư tài chính bị giảm giá năm 2012
Tổng giá trị danh mục đầu tư theo giá gốc của SBS năm 2012 hơn 273,91tỷ đồng giảm 73,47% so với năm 2011(năm 2011 là 1032,6 tỷ đồng). Trong năm 2012, SBS đã tiến hành thanh lý danh mục đầu tư của mình chủ yếu là cổ phiếu niêm yết và chứng chỉ quỹ. Năm 2012, danh mục đầu tư của SBS chỉ còn cổ phiếu chưa niêm yết gồm: CP Đầu tư Xây lắp Thương mại ICC, CTCP Dây cáp điện Việt Nam, CTCP vận tải &Thương mại mại Quốc tế ITC, CTCP Đầu tư Việt Tín.
Tổng giá trị danh mục theo giá thị trường của SBS năm 2012 chỉ còn 34,27 tỷ đồng giảm 239,64 tỷ đồng, tương ứng với mức giảm 87,49% so với năm 2011. Có thể thấy hoạt động tự doanh của SBS trong năm 2012 là không hiệu quả, chủ yếu là đối với các cổ phiếu chưa niêm yết. So với giá gốc, tổng giá trị của các cổ phiếu chưa đã giảm 239,52 tỷ đồng, chỉ còn 34,25 tỷ đồng.
Nguyên nhân dẫn đến rủi ro thua lỗ trong hoạt động tự doanh một phần nữa là do yếu tố thị trường không ủng hộ và do quyết định đầu tư tài chính thiếu thận trọng trong chọn thời điểm đầu tư, mã chứng khoán đầu tư.
Đối với một nhà đầu tư hoặc một CTCK thực hiện tự doanh chứng khoán, thanh khoản là khả năng mua bán thuận lợi một cổ phiếu nào đó trên thị trường và rủi ro thanh khoản là việc cổ phiếu mà họ nắm giữ khó và thậm chí không thể bán được hoặc không được phép bán hay chuyển nhượng nhằm thu hồi vốn đầu tư. Thanh khoản cổ phiếu cổ phiếu thường phụ thuộc vào thanh khoản thị trường (lượng giao dịch trong ngày) và tính hấp dẫn của mã cổ phiếu đó có thu hút sự quan tâm chú ý của nhà đầu tư hay không. Việc nắm giữ các cổ phiếu chưa niêm yết hoặc các công ty có tình trạng tài chính thiếu lành mạnh và không vững chắc, thông tin không minh bạch...Việc xác định đầu tư vào cổ phiếu nào, xác định
mức thanh khoản của mỗi cổ phiếu đó là một trong những vấn đề cần quan tâm hàng đầu của bộ phận tự doanh của công ty chứng khoán.
Rủi ro do không công bố thông tin phải công bố đối với các giao dịch phát sinh theo quy định của pháp luật cũng là một rủi ro hoạt động tự doanh chứng khoán gặp phải. Các cá nhân, tổ chức là cổ đông lớn của một doanh nghiệp niêm yết khi thực hiện giao dịch mua/bán chứng khoán phải công bố thông tin theo quy định của UBCKNN.
c) Biện pháp quản lý rủi ro hoạt động tự doanh
Để quản lý rủi ro thị trường, tại SBS các hoạt động đầu tư có tính toán đến rủi ro thua lỗ trong phạm vi cho phép và tuyệt đối tuân thủ giới hạn này. Việc đầu tư đã được phân cấp quyết định với cấp cao nhất là Hội đồng đầu tư bao gồm Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc và các thành viên Hội đồng quản trị. Các đề xuất đầu tư được trình lên các cấp có thẩm quyền xem xét và quyết định. Để vận hành tự doanh, công ty đã xây dựng cơ chế tự doanh trong đó quy định về phân bổ vốn, biện pháp hạn chế rủi ro, trách nhiệm, quyền hạn của mỗi thành viên trong hoạt động tự doanh. Bản thân mỗi thành viên đều được phân theo cấp để phân duyệt hạn mức đầu tư, tránh quyết định chủ quan, tùy tiện của một số cá nhân.
Ngoài ra, đưa các tiêu chí về lựa chọn doanh nghiệp có cổ phiếu niêm yết hoặc cổ phiếu chưa niêm yết về hạn mức phân bổ cụ thể và thời gian nắm giữ, đánh giá các chỉ số cơ bản về doanh nghiệp, tính thanh khoản của cổ phiếu.. .Tuy nhiên, công tác xây dựng và quản lý danh mục đầu tư của SBS chưa thực sự hiệu quả. Nhân viên bộ phận tự doanh của công ty chưa vận dụng tốt các phương pháp, lý thuyết đầu tư hiện đại, chỉ tiêu đo lường rủi ro để đánh giá rủi ro của danh mục tự doanh của công ty mà chủ yếu mới dựa vào phân tích cơ bản và phân tích kĩ thuật. Mặt khác, cơ cấu danh mục đầu tư còn đơn giản, tỷ trọng danh mục đầu tư phân bổ cho các ngành chưa đa dạng, công tác quản lý và theo dõi danh mục thường xuyên còn khá lỏng lẻo, việc tái cơ cấu danh mục còn chưa được thực hiện kịp thời và hiệu quả.
d) Hiệu quả quản lý rủi ro hoạt động tự doanh:
Ban giám đốc SBS đã phê duyệt cho bộ phận đầu tư 300 tỷ đồng để tự doanh thông qua 3 sản phẩm là Blocktrade (cổ phiếu Toàn Thịnh Phát), Trading desk (cổ phiếu SBS, SCR) và Trade cùng khách hàng (cổ phiếu DLG) với vốn thử nghiệm là 300 tỷ đồng và lãi 14%/năm mà không tính hết hiệu quả, cũng như mức độ rủi ro. Cụ thể là, Blocktrade (tìm các deal có giá rẻ về bán lại cho khách
MaCK Đầu tir ngắn hạn Dự phòng đầu t∣F ngắn hạn BautIF dài hạn Dự phòng daut∣r dài hạn Bau tir 2012 Bầu t∣F 2011 Thay đôi đầu tlF Dự phòng 2012 Dự phòng 2011 Thaydoi dự phòng SSI 2.29 2 t1S 4} 2.6'7 ʃ-: ".S OS 8.826 1.11? (- 71 101 AGR 1,67 8 [12 8} 1,3- 5 11 98) 3.02 ? -.12" (1,106) VV VSI 1 35 VCSC 1.01 5 96 I 00 5 - 5 1.51 1.805 (291) (BS; 1?S: ■ -3 KLS 9 35 9) (19 52 2 - 6 1.13 49 4 737 99; 11 VO 1130 MBS - 39 255 : 55 5 51 : S- O1. 1,212 (273) VO- 333) : 33 BVS 5 0 5 (18 11 2 50 ( 2 ũ J 8 85 8 57 _________ 1 (20 (20 9} _________ BSI 7 50 (17 31 1 06 ( 24} 8 55 1.128 1271) : 196 (2-7 Sl SBS 5 1 1 :218; 3 3,133 (2.304) (2- (70 -69
hàng) sẽ sử dụng tài khoản công ty T.V(017C11...) để thực hiện, SBS chuyển tiền vào tài khoản của công ty này theo hợp đồng đầu tư. Trading desk (mua bán