Tổ chức bộ máy và xây dựng chính sách, chiến lược quản lý rủi ro

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực quản lí rủi ro trong hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần chứng khoán ngân hàng sài gòn thương tín,khoá luận tốt nghiệp (Trang 83 - 86)

Để nâng cao và siết chặt công tác quản lý rủi ro tại các CTCK ngày 26/02/2013, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã ban hành Quy chế hướng dẫn việc thiết lập và vận hành hệ thống quản lý rủi ro cho các các CTCK kèm theo quyết định số 106/QĐ-UBCK. Theo quy chế này, UBCK yêu cầu các CTCK phải thiết lập và vận hành hệ thống quản lý rủi ro chuyên nghiệp, phù hợp để kiểm

soát và hạn chế tối đa những rủi ro. Đồng thời, hệ thống quản lý rủi ro này phải được vận hành dựa trên hướng dẫn nội bộ được trình bày rõ ràng bằng văn bản, đáp ứng các nội dung tối thiểu theo quy định và trước 31/01 hàng năm các CTCK phải có trách nhiệm báo cáo chính sách rủi ro đã được HĐQT, Hội đồng thành viên của công ty phê duyệt.

Đầu tiên, SBS cần thiết lập và vận hành hệ thống quản lý rủi ro phù hợp với quy mô, bản chất, điều kiện hoạt động kinh doanh, mức độ phức tạp của các rủi ro gắn với hoạt động kinh doanh của công ty, bảo đảm các bộ phận tác nghiệp và bộ phận quản lý rủi ro được tổ chức và tách biệt độc lập với nhau; người phụ trách bộ phận tác nghiệp không đồng thời phụ trách bộ phận quản lý rủi ro và ngược lại.

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý rủi ro của Công ty SBS được đề xuất bao gồm các bộ phận được mô tả như sơ đồ sau, tối thiểu phải đáp ứng được các yêu cầu: - Có sự giám sát của Ban kiểm soát.

- Có sự chỉ đạo, rà soát và kiểm tra thường xuyên của Hội đồng quản trị hoặc/và Tiểu ban Quản trị rủi ro.

- Có sự quản lý chặt chẽ của Tổng giám đốc

- Có sự đầy đủ của quy trình QTRR và hạn mức rủi ro Trong đó:

-Hội đồng quản trị là bộ phận chịu trách nhiệm cao nhất đối với việc quản lý rủi ro, có những triển khai hệ thống quản lý rủi ro cho công ty một cách hiệu quả, đưa ra trọng tâm chiến lược và chính sách về quản lý rủi ro đồng thời theo dõi, giám sát, hỗ trợ dịch vụ, đánh giá hoạt động quản lý rủi ro.

- Ban kiểm soát và hệ thống kiểm soát nội bộ là bộ phận đánh giá độc lập về tính tuân thủ, hiệu quả và đầy đủ của hệ thống quản lý rủi ro.

- Tiểu ban Quản trị rủi ro phải bao gồm các thành viên trực thuộc HĐQT , có trách nhiệm đệ trình các chính sách quản lý rủi ro hàng năm để HĐQT ban hành, xây dựng các tiêu chuẩn quản lý rủi ro định tính và định lượng nhằm tạo thuận lợi cho công tác quản lý rủi ro thường xuyên, kiểm tra, đánh giá sự đầy đủ, hiệu quả và hiệu lực của bộ phận QTRR trực thuộc của ban giám đốc. Đồng thời, tiểu ban QTRR báo cáo hàng quý cho HĐQT hoặc chủ sở hữu CTCK về công tác QTRR và phương hướng khắc phục nếu có.

-Bộ phận quản lý rủi ro có trách nhiệm đề xuất các chính sách quản lý rủi ro cho HĐQT và tiểu ban QTRR, đề xuất hạn mức rủi ro cho từng phòng ban, đánh giá mức độ rủi ro và thiệt hại thực tế phát sinh được dự báo bởi bộ phận quản lý rủi ro...

-Các bộ phận khác: Có trách nhiệm nhận dạng các rủi ro trong mỗi hoạt động kinh doanh và tham gia vào quy trình quản lý rủi ro của CTCK.

3.2.2 Nâng cao kiểm soát rủi ro đối với các rủi ro hệ thống

Tại Việt Nam, từ cuối năm 2008 đến nay, hệ thống tài chính và thị trường chứng khoán bị tác động mạnh mẽ bởi cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu cũng như những khó khăn của kinh tế vĩ mô trong nước. Rủi ro hệ thống ngân hàng làm gia tăng rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản do tác động của điều kiện sản xuất kinh doanh khó khăn, tăng trưởng kinh tế chậm lại, lạm phát cao, thị trường bất động sản đóng băng.Để đối phó với rủi ro hệ thống khi rủi ro không thể đo lường được chính xác, Công ty có thể áp dụng thực hiện các biện pháp sau:

-Xây dựng hệ thống thu thập, xử lý thông tin chuyên nghiệp, chính xác, minh bạch chung cho công ty. Bộ phận chịu trách nhiệm sẽ tổng hợp thông tin từ toàn bộ thị trường, sàng lọc các thông tin theo từng mảng riêng biệt để đem lại sự chính xác hơn.

-Công ty có thể thực hiện quản lý rủi ro theo các mô hình toán thống kê, nghiên cứu phát triển hệ thống phần mềm định lượng chuyên nghiệp, áp dụng các mô hình VaR (Value at Risk). Var là một phương pháp đánh giá mức rủi ro của danh mục đầu tư theo hai tiêu chuẩn như giá trị danh mục đầu tư và khả năng chịu đựng rủi ro. Mô hình Var có thể xây dựng danh mục thị trường tối ưu tại từng thời điểm nhất định, giúp công ty có thể đưa ra những quyết định chính xác hơn tại từng thời điểm. Do đó, mô hình này có thể phát triển để cung cấp một đánh giá tổng quát về rủi ro của một danh mục đầu tư, một sản phẩm tài chính, một loại thị trường (tiền tệ, hợp đồng tương lai...) trong một môi trường kinh tế bình thường.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực quản lí rủi ro trong hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần chứng khoán ngân hàng sài gòn thương tín,khoá luận tốt nghiệp (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w