Dựa trên các mục tiêu đề ra trong Chiến lược phát triển phát triển thị trường vốn đến 2010 và tầm nhìn 2020, hoạt động của TTCK đã đạt được những thành tựu nhất định nhưng công tác quản lý, điều hành TTCK vẫn còn tồn tại một số tồn tại và hạn chế nhất định.
Mục tiêu của thị trường chứng khoán trong giai đoạn tới được đặt ra như sau: Một là, phát triển thị trường chứng khoán phải dựa trên chuẩn mực chung của thị trường và các thông lệ quốc lệ tốt nhất, phù hợp với điều kiện thực tế và định hướng phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, tích cực hội nhập với thị trường tài chính khu vực và quốc tế.
Hai là, phát triển TTCK đồng bộ, toàn diện, hoạt động hiệu quả, vận hành an toàn, lành mạnh, vừa góp phần huy động vốn cho đầu tư phát triển của xã hội vừa tạo ra những cơ hội đầu tư sinh lợi, góp phần nâng cao mức sống an ninh xã hội.
Ba là, phát triển TTCK nhiều cấp độ, bảo đảm chứng khoán được tổ chức giao dịch theo nguyên tắc thị trường, sự quản lý, giám sát của Nhà nước, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp và có chính sách khuyến khích các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán.
Bốn là, đa dạng hóa các sản phẩm, nghiệp vụ của thị trường, đảm bảo cho các tổ chức kinh doanh, dịch vụ chứng khoán hoạt động an toàn, hiệu quả dựa trên nền tảng quản lý rủi ro và phù hợp với các chuẩn mực chung và thông lệ quốc tế. Từng bước tái cơ cấu hệ thống các trung gian thị trường trên nguyên tắc
không gây xáo trộn lớn và bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên thị trường.
Năm là, phát triển TTCK trong mối tương quan với việc phát triển thị trường tiền tệ, thị trường bảo hiểm, nhằm tạo ra một hệ thống thị trường tài chính thống nhất, đồng bộ có sự quản lý, giám sát của Nhà nước. Hoạt động quản lý, giám sát, điều hành và phát triển của các cơ quan quản lý nhà nước và thống nhất về mục tiêu, mục đích, định hướng và giải pháp thực hiện.
Sáu là, chủ động hội nhập thị trường tài chính quốc tế, nâng cao khả năng cạnh tranh, từng bước thu hẹp khoảng cách phát triển giữa TTCK Việt Nam so với các thị trường khác trong khu vực và trên thế giới.
3.1.1.2 Giải pháp phát triển thị trường chứng khoán năm 2013
Với sáu quyết sách được vạch ra và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong Chiến lược phát triển TTCK giai đoạn 2011-2020, hy vọng vị thế của TTCK sẽ được nâng cao trong giai đoạn tới với vai trò là kênh huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế, là môi trường giao dịch lành mạnh có chất lượng hơn.
Thứ nhất, tăng quy mô, củng cố tính thanh khoản cho thị trường chứng khoán, phấn đấu đưa tổng giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt từ 80% đến 110% GDP vào năm 2020. Phát triển thị trường trái phiếu trở thành một kênh huy động vốn và phân bổ vốn quan trọng cho phát triển kinh tế. Chú trọng đặc biệt phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ để huy động vốn cho Ngân sách nhà nước và đầu tư xây dựng cơ bản. Củng cố một cách căn bản đầu tư chứng khoán; phát triển và đa dạng hóa cơ sở nhà đầu tư, phát triển hệ thống nhà đầu tư tổ chức, khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài đầu tư dài hạn, tiếp tục phát triển hệ thống nhà đầu tư cá nhân. Ngoài ra, một thị trường dựa trên nền tảng vững chắc tạo ra bởi hệ thống các nhà đầu tư có tổ chức trong nước chắc chắn sẽ trở nên linh hoạt hơn trước những cú sốc kinh tế và tài chính. Do đó, việc phát triển hệ thống các nhà đầu tư có tổ chức trong nước cũng là một vấn đề then chốt cần được lưu ý để có thể giúp hệ thống tài chính phòng vệ chống lại ảnh hưởng của các cú sốc bên ngoài.
Thứ hai, tăng tính hiệu quả của thị trường trên cơ sở tái cấu trúc TTCK, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, chuyên nghiệp việc tổ chức và vận hành hạ tầng công
nghệ thông tin. Từng bước hiện đại hóa các SGDCK với các hệ thống giao dịch, giám sát và công bố thông tin hiện đại và có khả năng kết nối với các SGDCK quốc tế; đa dạng hóa phương thức giao dich và sản phẩm thị trường đáp ứng nhu cầu thị trường. Việc tái cấu trúc TTCK phải có bước đi thích hợp nhằm phát huy tối đa vai trò của hai SGDCK đối với sự phát triển của thị trường trong giai đoạn trước mắt, tiến tới thống nhất thị trường trong dài hạn. Kiện toàn và phát triển hệ thống lưu ký, đăng ký, thanh toán bù trừ theo chuẩn mực quốc tế; hiện đại hóa hoạt động của trung tâm lưu ký chứng khoán, từng bước tham gia và kết nối với Trung tâm lưu ký chứng khoán quốc tế và trong khu vực. Hiện đại hóa hạ tầng công nghệ thông tin tại các SGDCK, TTLKCK, cũng như các công ty chứng khoán và các tổ chức khác có liên quan, nhằm đảm bảo hạ tầng công nghệ thông tin đồng bộ, thống nhất, tương thích và an toàn.
Thứ ba, nâng cao sức cạnh tranh của các định chế trung gian thị trường và các tổ chức phụ trợ. Hệ thống các tổ chức trung gian chứng khoán phải được củng cố chuyên nghiệp hơn, có đủ năng lực tài chính, công nghệ và nguồn nhân lực để cạnh tranh với các tổ chức kinh doanh chứng khoán trong khu vực và phù hợp với xu hướng chung trên thế giới là mô hình tổ chức các công ty chứng khoán theo mô hình đa năng và củng cố hệ thống quản lý rủi ro các định chế.
Thứ tư, tăng cường năng lực quản lý, giám sát, thanh tra và cưỡng chế thực thi của các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực chứng khoán trên cơ sở phân định rõ ràng chức năng giám sát giữa Bộ Tài chính/ UBCKNN với các bộ ngành, giữa các cấp giám sát khác nhau theo hướng chuyên biệt hóa; tăng cường vai trò giám sát của các tổ chức tự quản và tổ chức hiệp hội; thiết lập cơ chế chính thức phối kết hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong và ngoài nước trong lĩnh vực chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm, nhằm bảo đảm hiệu quả hoạt động giám sát, cưỡng chế thực thi, bảo đảm an toàn cho hoạt động chứng khoán trên TTCK Việt Nam.
Thứ năm, chủ động hội nhập quốc tế, có lộ trình phù hợp với trình độ phát triển của thị trường. Hội nhập quốc tế là một xu hướng tất yếu hiện nay nhằm nâng cao vai trò, vị thế, tăng khả năng cạnh tranh của TTCK Việt Nam trong khu vực và trên thế giới. Để có được những lợi ích lớn nhất từ hội nhập quốc tế và giảm thiểu được những rủi ro khi tham gia quá trình này, các cơ quan quản lý cần
chủ động xây dựng một chính sách hội nhập, lộ trình hội nhập có tính đến yếu tố trình độ phát triển của TTCK và nền kinh tế Việt Nam trong từng giai đoạn.
Đặc biệt, ngày 6/12/2012, Thủ tướng Chính Phủ đã ban hành Quyết định số 1826/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Tái cấu trúc thị trường chứng khoán và doanh nghiệp bảo hiểm”. Theo đó, đặt ra mục tiêu, định hướng tái cấu trúc thị trường chứng khoán, doanh nghiệp bảo hiểm nhằm từng bước nâng cao vai trò, vị trí của thị trường chứng khoán và bảo hiểm; phấn đấu tới 2020 đưa thị trường này trở thành kênh dẫn vốn trung và dài hạn chủ đạo của nền kinh tế; hỗ trợ tích cực cho thị trường tiền tệ trong quá trình tái cơ cấu các tổ chức tín dụng.
Biểu 3.1: kế hoạch kinh doanh của SBS trong 3 năm tới.
. Kế hoạch kỉnh doanh của SBS trong 3 năm tớỉ
tỹ đồng '
■ 2012 ■ 2013 ■ 2014 ■ 2015
Nguồn: www.sbsc.com
3.1.2. Chiến lược phát triển của CTCP Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín
Mặc dù trong năm 2012, thị trường có phần khởi sắc hơn so với 2011, nhưng TTCK vẫn chưa thực sự hoàn thành tốt vai trò là kênh huy động vốn của doanh nghiệp do sự kém hấp dẫn về khả năng sinh lời và triển vọng của các doanh nghiệp niêm yết bị tác động tiêu cực trước những biến động của nền kinh tế trong nước cũng như thế giới. Thị trường sôi động và tạo đỉnh cho đến đầu tháng 5/2012, các chỉ số chứng khoán tăng mạnh ngay từ đầu năm như VN-index tăng mạnh 27% so với mức giao dịch bình quân hơn 62 triệu cổ phiếu mỗi phiên,
HNX-Index tăng mạnh 42,6% với giao dịch bình quân đạt 65% triệu cổ phiếu mỗi phiên. Tuy nhiên, thị trường liên tiếp giảm mạnh trong 7 tháng sau cùng với những cú sốc liên quan đến ngành ngân hàng đặc biệt là các thông tin liên quan đến cán bộ cấp cao của ACB, STB. Theo nhận định năm 2013 sẽ vẫn là năm khó khăn đối với nền kinh tế với nhiều biến động khó lường ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và các CTCK nói riêng.
Từ một công ty lớn ăn nên làm ra với mức lãi hàng chục tới hàng trăm tỷ đồng hàng năm trong giai đoạn 2007-2010, SBS đã quay ngoắt lỗ tới 1.649 tỷ đồng trong năm 2011. Tính đến quý I/2012 con số lỗ lũy kế của SBS lên đến gần 1.500 tỷ đồng sau 6 năm hoạt động (2006-2012). Theo báo cáo thường niên năm 2012, kết thúc năm tài chính 2012, công ty ghi nhận mức lỗ hơn 135 tỷ đồng, lũy kế lỗ là 1767,7 tỷ đồng; vốn chủ sở hữu âm 251 tỷ đồng. Phiên chảo sản đầu tiên ngày 5/7/2010, cổ phiếu SBS đạt 42.000 đồng/cp (với tổng 110 triệu đơn vị niêm yết tương ứng với số vốn điều lệ 1.100 tỷ đồng) đến nay cổ phiếu SBS đã chính thức bị hủy niêm yết với mức giá tham chiều 900 đồng/cp tại phiên giao dịch cuối cùng sau 22 phiên giảm sàn liên tục. Tình hình tài chính bê bối cộng thêm với cổ phiếu bị hủy niêm yết đưa SBS từ một công ty chứng khoán hàng đầu tới bờ vực phá sản.
Theo đề án tái cấu trúc đã được ĐHCĐ công ty thông qua ngày 26/2/2013, SBS sẽ tiến hành tái cấu trúc, cải tổ công ty theo ba bước: bước một là chuyển đổi 500 tỷ trái phiếu thành vốn cổ phần để tăng vốn điều lệ lên 1.766 tỷ đồng và đưa vốn chủ sở hữu về 248,9 tỷ đồng. Bước hai, gộp cổ phiếu tỷ lệ 7:1 để giảm vốn điều lệ về 252,37 tỷ đồng và đưa lỗ lũy kế chuyển đổi về 3,47 tỷ đồng. Cuối cùng, để đưa tỷ lệ an toàn vốn khả dụng về mức trên 180%, SBS sẽ phát hành 378 tỷ đồng mệnh giá cổ phiếu theo tỷ lệ 1:1,5, tăng vốn điều lệ lên mức 630,9 tỷ đồng. Hiện nay, SBS đã hoàn thành được bước đầu tiên là chuyển đổi hơn 400 tỷ đồng lại phía Sacombank. Các bước tiếp theo sẽ chờ ĐHCĐ Sacombank và NHNN thông qua phương án chuyển đổi. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất của đề án này là chưa được sự chấp thuận của cơ quan quản lý(UBCK, Bộ Tài chính) cho phép SBS gộp cổ phiếu.
Biểu đồ 3.2: Diễn biến giá cổ phiếu SBS từ 03/2012-03/2013
Nguồn: www.cafef.vn
Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng hiện tại của SBS, nhưng vấn đề quan trọng nhất là các quy trình quản lý rủi ro bị bỏ qua hoặc thao túng của người điều hành, việc thực thi quản lý rủi ro kém. Do vậy, song song cùng với việc thực hiện tái cấu trúc và cải tổ, công ty xác định tăng cường công tác quản lý rủi ro cụ thể hơn: Ban lãnh đạo thành lập bộ phận kiểm toán nội bộ trực thuộc để xem xét toàn bộ hoạt động của công ty, tăng cường giám sát và phòng ngừa từ xa, xây dựng hệ thống cảnh báo sớm đối với các rủi ro của các công ty chứng khoán có thể gặp phải để có biện pháp xử lý phù hợp. Tất cả các biện pháp trên đều hướng đến mục tiêu của SBS: đảm bảo cho SBS đáp ứng đủ các điều kiện về vốn và tỷ lệ vốn khả dụng theo quy định hiện hành, đảm bảo cho SBS có thể hoạt động bình thường trở lại, khắc phục triệt để các tồn tại, yếu kém trước đây để tạo nền cho SBS hoạt động một cách an toàn, hiệu quả và bền vững, nâng cao hiệu quả hoạt động để đảm bảo lợi ích của cổ đông.
3.2. Giải pháp nâng cao năng lực quản lý rủi ro tại CTCP Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín