hàng
Sài Gòn Thương Tín
Rủi ro hệ thống tác động đến SBS ở đây là rủi ro kinh tế bao gồm; rủi ro sức mua, rủi ro lãi suất, rủi ro lạm phát.
• Rủi ro lãi suất
Rủi ro lãi suất là rủi ro mà giá trị hợp lý của các luồng tiền trong tương lai của một công cụ tài chính sẽ biến động theo những thay đổi của lãi suất thị trường. Rủi ro thị trường do thay đổi lãi suất liên quan đến các khoản tiền gửi ngân hàng ngắn hạn của công ty, các khoản nợ vay của công ty và các khoản tiền gửi của nhà đầu tư.
Thông thường trên TTCK nếu lãi suất trên thị trường tiền tệ tăng thì giá chứng khoán thường giảm và ngược lại do tác động gián tiếp đối với sự nhạy cảm của nhà đầu tư.
Trong năm 2012, mặt bằng lãi suất huy động và lãi suất cho vay có nhiều sự thay đổi lớn với sáu lần điều chỉnh giảm lãi suất huy động và cho vay.
Khóa luận tốt nghiệp 35 Khoa Tài chính
Bảng 2.1Bảng lãi suất trung bình 12 tháng của 40 ngân hàng
IIIIIHHIII
12345678910 U 12
(Nguồn: laisuat.vn)
Việc hạ lãi suất về mặt lý thuyết sẽ có tác động kép làm cho giá chứng khoán tăng vì thứ nhất người gửi tiền giảm tỷ trọng gửi ngân hàng và tăng tỷ trọng đầu tư chứng khoán, thứ hai việc giảm lãi suất còn làm tăng niềm tin vào đà tăng của chứng khoán khiến đầu tư chứng khoán sinh lời tốt hơn trong tương quan với các kênh đầu tư khác, tạo kỳ vọng phục hồi kinh tế và thị trường chứng khoán. Tuy nhiên trong thực tế, việc giảm lãi suất huy động chưa mang lại hiệu quả rõ rệt vì lãi suất cho vay thực tế vẫn cao, doanh nghiệp và nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, mặt khác rủi ro đầu tư chứng khoán vẫn cao khiến cho đầu tư chứng khoán không đủ sức hấp dẫn so với gửi tiền.
Mặt khác, việc điều chỉnh giảm lãi suất trong năm 2012 của Chính phủ lại làm giảm khoản thu nhập từ khoản tiền gửi và đầu tư ngắn hạn của các CTCK. Trước đây khi lãi suất cao thì các CTCK có thể lãi lớn khi mang tiền gửi ngân hàng nhưng nay lãi suất chỉ còn 9% thì lợi nhuận sẽ bị ảnh hưởng mạnh.
• Rủi ro về giá cổ phiếu
Giá cổ phiếu có thể dao động mạnh trong một khoảng thời gian ngắn, có nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng chủ yếu là do cách nhìn nhận, kỳ vọng, phản ứng của nhà đầu tư đối với các sự kiện hữu hình và vô hình cộng thêm biến
động lớn của thị trường chứng khoán trong các năm vừa qua làm cho phần lớn các cổ phiếu giảm giá. Những sụt giảm các chỉ số đầu tiên trên thị trường gây nên nỗi sợ hãi cho các nhà đầu tư và có thể dẫn tới hiện tượng tháo chạy, tạo nên phản ứng dây chuyền, làm tăng vọt số lượng cổ phiếu bán ra khiến giá chứng khoán rơi xuống thấp so với giá trị cơ sở.
Ở sàn HNX mức tăng trưởng trong năm 2009 của HNX- Index là 60,9%, và nếu so từ đáy thấp nhất 78,06 điểm lên đỉnh điểm cao nhất trong năm 218,38 điểm thì HNX-Index đã tăng 2,79 lần. Kết thúc năm 2010, chỉ số HNX-Index giảm 32,1% so với cuối năm 2009. Tuy nhiên mức sụt giảm của nhiều cổ phiếu ở mức cao gấp nhiều lần so với chỉ số này, từ 50-60%.
Kết thúc năm 2011, HNX-Index giảm 48,6% tương đương giảm 55,5 điểm. Từ khi thị trường chứng khoán ra đời (năm 2000), 2012 là năm đầu tiên HNX-Index xuất hiện phiên giao dịch có chỉ số xuống mức thấp nhất phá đáy lịch sử, 50,7 điểm thanh khoản toàn sàn chỉ đạt 26,4 triệu đơn vị ứng với giá trị
155,2 tỷ đồng (vào phiên 6/11).
Biểu đồ 2.5 Diễn biến HNX-Index qua các năm
(Nguồn: VietstockFinance)
Các cổ phiếu đã niêm yết và chưa niêm yết do công ty nắm giữ bị chi phối bởi nhiều yếu tố vĩ mô (lạm phát, lãi suất, tiền tệ), yếu tố bên ngoài như tình hình thế giới. Đặc biệt, rủi ro giảm giá chứng khoán còn do biến động kỳ vọng về khả năng sinh lời và tâm lý của đa số nhà đầu tư trên thị trường.
Chỉ tiêu Đầu năm 2012 Cuối năm 2012 Tiền và các khoản tương
Phân tích chứng khoán không thể thiếu những phân tích về ảnh hưởng của lạm phát đến cung cầu phát hành và giao dịch chứng khoán. Đồng thời, giá trị các khoản đầu tư chứng khoán luôn bị ảnh hưởng trực tiếp bởi diễn biến của lạm phát và đây là một trong những rủi ro cơ bản trong đầu tư chứng khoán nói chung. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết-xương sống của thị trường chứng khoán cũng chịu tác động trực tiếp và gián tiếp ở các mức độ khác nhau của lạm phát và điều này gây ra biến động giá cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán. Rủi ro lạm phát hay rủi ro sức mua là tác động của lạm phát tới các khoản đầu tư của khách hàng và của công ty. Lợi tức thực tế của chứng khoán đem lại là kết quả của lợi tức danh nghĩa sau khi khấu trừ đi lạm phát.Lạm phát Việt Nam luôn duy trì mức cao, báo hiệu sự tăng trưởng kém bền vững, trong khi TTCK như chiếc nhiệt kế đo sức khỏe nền kinh tế. Lạm phát tăng cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường cổ phiếu: dù các doanh nghiệp kinh doanh vẫn có lãi, chia cổ tức ở mức cao nhưng tỷ lệ cổ tức không thể cao hơn tỷ lệ lạm phát khiến cho đầu tư chứng khoán không còn là kênh sinh lợi.
Nhìn lại năm 2012, Tổng cục Thống kê đánh giá, lạm phát tăng 6,81%, thấp hơn nhiều so với ngưỡng dưới 10% mà Chính phủ đặt mục tiêu, chỉ nhỉnh hơn mức tăng 6,52% của năm suy thoái kinh tế mạnh 2009 và thấp hơn nhiều so với mức tăng 11,75% của năm 2010 và mức tăng 18,13% của năm 2011. CPI bình quân năm 2012 tăng 9,21% so với bình quân năm 2011.
Mặc dù, Chính phủ đã cố gắng cân bằng giữa tăng trưởng và ổn định nhưng vẫn còn đó một số rủi ro nhất định. Lạm phát ở Việt nam vẫn còn cao và nhiều khả năng sẽ gây khó khăn cho việc đạt được mức lạm phát mục tiêu cho năm 2013. Là một nền kinh tế tương đối mở, Việt Nam dễ bị ảnh hưởng bởi những cú sốc bên ngoài và những biến động bất lợi từ nền kinh tế, do đó giá cả hàng hóa trên thị trường chịu những cú sốc về nhu cầu hoặc giá cả hàng hóa trên thế giới. Bên cạnh đó, quá trình tái cấu trúc mà Chính phủ đang thực hiện cũng sẽ dẫn đến giá cả một số mặt hàng cơ bản về sát giá thị trường và sẽ góp phần tăng giá
năng lượng (điện, than...)tăng trong năm 2013. Nếu quá trình này không được thực hiện một cách cẩn trọng thì có thể gây ra những cú sốc về giá cho nền kinh tế và sẽ kích hoạt vòng xoáy giá, khiến Chính phủ khó đạt được mục tiêu kiểm soát
2.2.1.3 Quản lý rủi ro hệ thống tại CTCPChứng khoán Ngân hàng Sài Gòn
Thương Tín
SBS thực hiện quản lý rủi ro lãi suất bằng cách phân tích tình hình cạnh tranh trên thị trường để có được các mức lãi suất có lợi cho mục đích của công ty mà vẫn nằm trong giới hạn quản lý rủi ro của mình. Trong năm 2012, các khoản tiền
gửi thanh toán và tiền gửi của nhà đầu tư chịu lãi suất thấp (lãi suất không kỳ hạn) và các khoản tiền gửi có kỳ hạn, hầu hết nợ vay tài chính đều có lãi suất cố định.Bảng 2.2 So sánh tiền & tương đương tiền và các khoản đầu tư tài chính
Nhận định xu hướng biến đổi lãi suất giảm của thị trường nên công ty đã đưa ra các quyết định chuyển hướng đầu tư phù hợp, chuyển dòng tiền đầu tư tiền gửi và đầu tư ngắn hạn tại NHTM sang các khoản đầu tư tài chính khác. Đầu năm 2012, tiền và các khoản tương đương tiền của SBS đạt 443,46 tỷ đồng nhưng đến cuối năm chỉ còn 209,38 tỷ đồng do chuyển sang các khoản đầu tư tài chính khác dẫn đến chỉ tiêu này tăng từ 349,19 tỷ đồng vào đầu năm lên 643, 08 tỷ đồng vào cuối năm. Cùng với việc lãi suất giảm công ty đã tận dụng để giảm chi phí giá vốn đầu vào phục vụ cho các hoạt động công ty.
Công ty SBS thực hiện quản lý rủi ro về giá cổ phiếu bằng cách thiết lập hạn mức đầu tư và HĐQT tiến hành xem xét và phê duyệt các quyết định về đầu tư vào cổ phiếu.Trong một thị trường có những diễn biến khó lường như thị trường Việt Nam thì các chính sách của công ty để quản lý rủi ro sức mua mà công ty đưa ra còn mang tính lý thuyết, chưa phù hợp thực tiễn, chưa xây dựng được cho mình một công cụ, mô hình toán và các công cụ tài chính phái sinh để ước lượng và đo lường rủi ro cho danh mục của công ty và khách hàng. Hoạt động tự doanh công ty chủ yếu dựa trên các bản báo cáo, phân tích của các thành viên trong nhóm phân tích, rủi ro của hoạt động này chưa được lượng hóa thành con số cụ thể. Dẫn đến hoạt động tự doanh của SBS năm 2012 không thành công, gặp thua lỗ lớn.