5. Kết cấu của đề tài:
3.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển
triển Việt Nam
Để chi nhánh có được những sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cung cấp cho khách hàng, ngoài sự nỗ lực, cố gắng của Chi nhánh thì sự hỗ trợ, chỉ đạo của Hội sở chính và sự phối hợp giữa các chi nhánh là không thể thiếu. Một số kiến nghị sau đây giúp BIDV thực hiện đồng bộ và phát triển bền vững trong môi trường hội nhập hiện nay:
3.3.3.1. Về quản trị điều hành
Hiện nay, BIDV điều hành bằng việc giao chỉ tiêu cho các chi nhánh từ đầu năm, điều này nếu không được quan tâm đúng mức, không
được đầu tư nghiên cứu bám sát tình hình hoạt động dễ dẫn đến việc giao chỉ tiêu không hợp lý, làm lãng phí nguồn lực của Chi nhánh, giảm hiệu quả, năng suất lao động, không tạo động lực tốt cho Chi nhánh phát triển. Trong thời gian tới, BIDV cần nghiên cứu, giao chỉ tiêu mang tính trọng điểm, theo hướng phát huy tối đa những mặt mạnh, có lợi thế của mỗi chi nhánh. Bên cạnh đó, với những chi nhánh cùng địa bàn, diều kiện kinh doanh cần giao chỉ tiêu mang tính công bằng, qua đó đánh giá được mức độ hoàn thành của mỗi chi nhánh. Từ đó, mỗi chi nhánh sẽ phát huy năng lực, sự sáng tạo của mình nâng cao được chất lượng sản phẩm mình cung cấp, phát triển mang tính thiết thực hơn.
Song song với việc giao kế hoạch, ban hành quy định,... BIDV cần quan tâm tới việc kiểm soát chất lượng các sản phẩm mà mỗi chi nhánh cung cấp ra thị trường, qua đó kiểm soát được rủi ro, thống nhất được chất lượng sản phẩm trong toàn hệ thống cũng như đón nhận những phản hồi, phát hiện các khiếm khuyết để đưa ra biện pháp khắc phục kịp thời.
Xây dựng chế độ báo cáo hợp lý, đảm bảo Hội sở luôn nắm bắt được tình hình cung cấp sản phẩm tại các chi nhánh. Đồng thời, tránh chồng chéo, gây ảnh hưởng tới hoạt động của Chi nhánh.
3.3.3.2. Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực luôn là một yếu tố quan trọng hàng đầu trong hoạt động
Ngân hàng, mà hiệu quả của nhân viên lại phụ thuộc rất lớn vào chất lượng quản lý.
- Vì vậy, BIDV cần nâng cao năng lực quản lý và trình độ chuyên môn, ngoại ngữ của đội ngũ cán bộ quản lý, đồng thời nâng cao khả năng
giao tiếp, thuyết trình, đàm phán và thiết lập mối quan hệ với đối tác để nâng
môn cao đáp ứng yêu cầu hội nhập và khả năng cọ sát với môi trường cạnh tranh khốc liệt.
- Đón đầu nguồn nhân lực có trình độ tại các trường đại học chuyên ngành thông qua việc tài trợ học bổng cho các bạn sinh viên có học lực và
đạo đức tốt. Cũng với nguồn nhân lực n ày, BIDV có thể kết hợp đưa đi đào tạo chuyên sâu ở nước ngoài, những nước có nền kinh tế thị trường phát triển, có công nghệ quản lý hiện đại, cam kết sẽ về làm việc tại BIDV trong tương lai.
- Công tác đào tạo nguồn nhân lực theo hướng tiếp cận và làm chủ công nghệ ngân hàng hiện đại cần tiến hành thường xuyên hơn. Cần xây dựng chuyên đề và chương trình kế hoạch đào tạo cụ thể đối với từng đối
tượng cán bộ BIDV và trong từng thời kỳ phù hợp với xu thế phát triển của Ngân hàng hiện đại.
3.3.3.3. Phát triển mạng lưới
- Phát triển mạng lưới tại các thành phố lớn, khu vực trung tâm, các khu đô thị mới, chung cư là những khu vực tập trung đông dân cư, có tiềm
lực kinh
tế, mức sống tương đối cao, cần chú ý phân vùng rõ ràng, tránh trường hợp
chồng chéo, dẫn đến cạnh tranh ngay trong nội bộ, giảm hiệu quả và
ảnh hưởng
xấu tới hình ảnh chung của BIDV và Chi nhánh cầu Giấy nói riêng. - Cần phối hợp thiết lập mạng lưới kinh doanh rộng khắp, mạnh cả
về lượng và chất nhằm mở rộng địa bàn hoạt động, tiếp cận khách hàng tốt hơn.
3.3.3.4. Phát triển mạnh sản phẩm dịch vụ khác biệt, có lợi thế
Thị trường tài chính ngân hàng hiện nay đang chứng kiến sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các ngân hàng. Để có thể đứng vững và phát triển hơn nữa, BIDV cần có những giải pháp đưa ra các sản phẩm dịch vụ mới đến khách hàng, đặc biệt là các sản phẩm khác biệt có lợi thế. Ban phát triển sản phẩm BIDV cần nghiên cứu thị trường và các đối thủ cạnh tranh để đưa ra các sản phẩm mới mang nhiều lợi thế khác biệt, nhiều tiện ích và mang tính công nghệ cao để hấp dẫn và thu hút khách hàng sử dụng.
- Trên cơ sở nền tảng công nghệ và sản phẩm dịch vụ của hệ thống, BIDV tập trung đào tạo nâng cao kỹ năng bán hàng cho đội ngũ cán bộ công nhân viên kết hợp với công tác quảng bá sản phẩm dịch vụ để đẩy mạnh phát triển các dịch vụ truyền thống và tích cực bán hàng, tiếp thị các sản phẩm dịch vụ mới.
- Tiếp tục phát huy thế mạnh trong các sản phẩm truyền thống mang lại nguồn thu dịch vụ cao như dịch vụ thanh toán trong và ngoài nước, dịch vụ bảo lãnh và mua bán ngoại tệ.
- Đẩy mạnh phát triển các sản phẩm phái sinh, cung cấp tiệ n ích, công cụ bảo hiểm rủi ro cho khách hàng.
- Tăng cường liên kết hợp tác thanh toán với các tổ chức tín dụng trên địa bàn trên cơ sở khai thác thế mạnh về công nghệ và mạng lưới thanh toán trong nước của BIDV.
- Hợp tác với các công ty chuyên cung cấp dịch vụ công cộng như điện nước, bưu chính viễn thông, vận chuyển hành khách để thực hiện dịch vụ thu hộ và quản lý tài khoản doanh nghiệp.
- Phát triển dịch vụ mới như tham gia làm đại lý phát hành, đại lý thanh toán cho các doanh nghiệp phát hành trái phiếu, cổ phiếu doạnh nghiệp, dịch vụ môi giới thanh toán bất động sản, dịch vụ trọn gói cho các
3.3.3.5. Ứng dụng công nghệ vào việc phát triển các sản phẩm dịch vụ
Việc hạn chế về công nghệ thông tin ảnh hưởng đến tiến độ triển khai sản phẩm mới, cũng như ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm dịch vụ cung cấp tới khách hàng. Vì vậy, BIDV cần quan tâm:
- Nâng cao hệ thống công nghệ thông tin của to àn hệ thống, sắn sàng đáp ứng, cung cấp các dịch vụ ngân hàng hiện đại cho khách hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ hơn nữa.
- Từng bước xây dựng cơ chế tự động hóa các nghiệp vụ, thao tác trong giao dịch nhằm xử lý các giao dịch với khách hàng một cách chuyên
nghiệp hơn.
- Gia tăng tính ứng dụng từ chương trình dữ liệu tại Hội sở để quản lý hiệu quả kinh doanh của các chi nhánh.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Chương 3 của luận văn đã giải quyết các vấn đề được đặt ra ở chương 2. Đó là việc tìm ra các giải pháp để việc vận dụng mô hình 7P của chiến
lược
Marketing hỗn hợp đạt hiệu quả tối ưu. Các giải pháp trên cần phải
KẾT LUẬN
Qua quá trình nghiên cứu đề tài “Giải pháp nhằm vận dụng hiệu quả mô hình 7P của chiến lược Marketing hỗn hợp tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP ĐT&PT Cầu Giấy, luận văn đã hoàn thành được những công việc sau:
Phân tích, đánh giá những vấn đề lý luận Marketing ngân hàng và chiến lược marketing hỗn hợp. Từ đó cho thấy việc xây dựng chiến lược Marketing phù hợp đóng vai trò rất quan trọng.
Phân tích và đánh giá một cách toàn diện nội dung chiến lược Marketing hỗn hợp theo mô hình 7P đang được áp dụng tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP ĐT&PT Cầu Giấy, nêu ra những kết quả đã đạt được, những hạn chế cần khắc phục và những nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến khó khăn trong quá trình thực hiện chiến lược.
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, luận văn đưa ra một số giải pháp nhằm vận dụng một cách hiệu quả mô hình 7P của chiến lược Marketing hỗn hợp tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP ĐT&PT Cầu Giấy và đề xuất một số kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Picrke Eiglier - Eic Langcard Sckvdetion (1995), Marketing dịch vụ,
Nhà
xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
2. Philip Kotler (1995), Marketing căn bản - Những nguyên lý tiếp thị (tập 1, 2), Nhà xuất bản Tp.Hồ Chí Minh.
3. Học viện Ngân hàng (2003),Giáo trình Marketing ngân hàng.
4. Ngân hàng thế giới (1998), Tuyển tập chính sách và nghiên cứu các hệ thống tài chính và sự phát triển, Hà Nội.
5. Học viện Ngân hàng (1999), Marketing dịch vụ tài chính, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
6. Báo cáo thực hiện và mục tiêu kinh tế - xã hội của Nhà nước Việt Nam và
Lào các năm 2007 - 2010.
7. Báo cáo thường niên của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Lào các năm. 8. Báo cáo thường niên của Ngân hàng Thương mại Việt Nam qua các
năm.
Tiếng Anh